Văn hóa nghệ thuật

Hồn điệu của người Nùng Xuân Dương

Hương Ly
Âm nhạc
15:00 | 20/07/2024
Trong đời sống văn hóa của người Nùng xã Xuân Dương (huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn), hát sli là kho báu tinh thần quý giá của cha ông để lại nhằm kết nối tình cảm con người và tạo không khí ấm cúng, giúp cho con người có thêm niềm vui, thêm tin yêu cuộc sống.
aa

Nét đẹp văn hóa Nùng

Chúng tôi đến gặp Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT) Nông Văn Hồ (62 tuổi), dân tộc Nùng, ở thôn Thôm Chản (Xuân Dương)-người luôn hết lòng với việc sáng tác và truyền dạy làn điệu sli của đồng bào Nùng cho cộng đồng. Ông tiếp chuyện chúng tôi bằng sự mộc mạc, chân tình, khi nhắc đến làn điệu sli nổi tiếng của quê hương, ông hào hứng, say mê chia sẻ: “Sli” trong tiếng Nùng nghĩa là thơ, những bài thơ, bài văn vần có độ dài ngắn linh hoạt, thường được thể hiện theo thể thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt. Về độ dài, các bài sli có từ 4 đến 8 câu hoặc có thể dài đến hàng trăm câu.

“Câu sli khiến người không ngại đường xa, lòng người cũng trở nên gần lại. Những câu sli làm đời sống tinh thần phong phú hơn, đầy đặn hơn”.

Hồn điệu của người Nùng Xuân Dương
Nghệ nhân Ưu tú Nông Văn Hồ (ở giữa) hướng dẫn hát sli cho các em thiếu nhi ở địa phương.

Trong đời sống hằng ngày hay trong lao động, sinh hoạt văn hóa, câu sli được cất lên chân thành, tự nhiên. Đó là nhu cầu giao tiếp, chào hỏi, làm quen của mỗi người. Luôn có người chủ động thể hiện sli trước, người hát trước thường là người có giọng vang, có tài ứng đối khéo léo, linh hoạt và nhanh nhạy. Khi bên này vừa ngừng tiếng sli mở đầu thì bên kia cũng phải có người nhanh chóng cất lời sli để đáp lại với lối hát bè, hòa thanh giọng cao, giọng thấp. Hai người hát “chay” không có nhạc đệm, không có vũ đạo kèm theo. Khi câu sli cất lên, những biểu cảm trên khuôn mặt, điệu bộ của đôi tay chính là thứ ngôn ngữ diễn tả nội dung, cảm xúc của người hát.

Những làn điệu sli không chỉ mang tính giải trí, giao duyên, mà còn chứa đựng nội dung tư tưởng mang tính hướng thiện và có tác dụng giáo dục sâu sắc, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, sự tôn kính, biết ơn ông bà tổ tiên của người Nùng.

Trao truyền đến thế hệ trẻ

Năm 2022, Câu lạc bộ hát sli xã Xuân Dương được thành lập do NNƯT Nông Văn Hồ làm chủ nhiệm. Câu lạc bộ gồm có 37 thành viên, người nhỏ nhất mới 9 tuổi. Cùng với việc học hát những làn điệu sli, các thành viên đã chép lại nhiều bản thảo để lưu giữ, truyền dạy cho con cháu. Sưu tầm sách hát từ cổ nhân, các thành viên câu lạc bộ còn tự sáng tác, đặt lời mới và phiên dịch từ tiếng Nùng sang tiếng Việt. Vào những dịp lễ tết, hội hè, câu lạc bộ tự hào mang câu sli đi giao lưu, biểu diễn ở các xã lân cận và cả tỉnh bạn.

Theo NNƯT Nông Văn Hồ, hát sli được thể hiện bằng ngữ âm của người Nùng, muốn hát sli phải biết nói tiếng Nùng. Sau phút trầm ngâm, nghệ nhân bày tỏ, điều mong mỏi lớn nhất của ông đó là có thể mở lớp truyền dạy hát sli trong nhà trường để nhiều người trẻ được tiếp cận, làm quen và giữ gìn kho báu tinh thần mà cha ông để lại.

Chị Bàn Thị Thanh, dân tộc Dao ở xã kế bên về Xuân Dương làm dâu. Vì yêu người mà chị đắm đuối cả điệu sli. Không chỉ thích nghe mà chị còn tham gia Câu lạc bộ hát sli của xã để có thể hát và hiểu thêm về nét hay, nét đẹp của dân tộc Nùng. Với những em học sinh dù mới chỉ học hát sli được gần hai năm nhưng đều bộc lộ năng khiếu, trên gương mặt các em ngời lên sự tự hào về làn điệu dân ca của dân tộc mình. Nội dung sli của các em phù hợp với lứa tuổi, bày tỏ tình yêu quê hương, đất nước, ca ngợi Đảng, Bác Hồ kính yêu.

Ông Nông Ngọc Thánh (thôn Cốc Càng, xã Xuân Dương) cũng là người mê và am hiểu về hát sli. Ông đã cần mẫn dịch những câu sli Nùng sang tiếng Việt để nhiều người cùng biết đến ý nghĩa của ca từ sli. Ánh mắt ông lặng lẽ nhìn các cháu đầy trìu mến, dường như ông phần nào an tâm khi làn điệu sli được tiếp nối bằng sự trân trọng và hào hứng của lớp con cháu trong vùng. Trong câu chuyện lôi cuốn, ông Thánh điềm đạm chia sẻ, tùy từng không gian và hoàn cảnh khác nhau mà câu sli được thể hiện với âm điệu và câu từ phong phú. Khi thì lời ca sâu lắng, gọi mời, khi thì da diết. Câu sli có mặt ở mọi lúc vui tươi rộn rã, khi ưu tư trầm buồn và dặt dìu êm ả.

Ngày 9-3-2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đưa “Hát sli của người Nùng, xã Xuân Dương, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Không phải ai nghe sli cũng hiểu cũng mê, nhưng nếu lắng nghe, quan sát kỹ sẽ vì sự nhiệt thành của người ca mà thích, sẽ vì câu sli đằm thắm tình cảm, thấy cái tình tứ của người thể hiện sli mà xao lòng. Chia tay mảnh đất Xuân Dương cùng mong ước được trở lại, chúng tôi mang theo ý nghĩa của điệu sli ấm áp: “Nhất tâm giấy bút viết cùng chung/ Hai chữ hẹn mùa xuân hạnh phúc”.

Bài và ảnh: Hương Ly - Báo Quân đội nhân dân

Văn chương trong hội họa và âm nhạc Âm nhạc và nghệ thuật ngoại giao mềm Hành trình đưa âm nhạc dân tộc hội nhập quốc tế Trăm năm biểu diễn nhạc cổ điển Việt Nam Vang và bóng của một thời
www.qdnd.vn
Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Baovannghe.vn - Đọc truyện: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Baovannghe.vn - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Trong số các nhà văn nữ Việt Nam đương đại, nhà văn Vũ Thanh Lịch, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình, là cây bút văn xuôi có nội lực sung mãn. Chị là tác giả của nhiều truyện ngắn hay, ghi dấu trong lòng bạn đọc mà “Nhà Thánh” - giải nhất Cuộc thi truyện ngắn Lửa mới 2018-2019 do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức là một minh chứng tiêu biểu.
Mùa thu. Truyện ngắn của Như Bình

Mùa thu. Truyện ngắn của Như Bình

Baovannghe.vn - Bà ngoại chỉ nói: "Đừng thúc ép gì nhiều. Phải tội. Đời người bạc, phận mỏng, biết sao được số trời. Mày làm thế không sợ chuốc khổ cho con bé".
Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ Bão số 4  trên khu vực trung Lào

Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ Bão số 4 trên khu vực trung Lào

Baovannghe.vn - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão - cơn bão số 4 năm 2024.