Sự kiện & Bình luận

Kỳ II: Đà Nẵng: Thành phố đáng sống- đáng đến

Chính trị xã hội
11:04 | 11/07/2022
( Tiếp theo và hết)
aa

( Tiếp theo và hết)

Đáng sống, đáng đến, nhìn ở góc độ một “Chính quyền biết lo cho dân và doanh nghiệp”

Xây dựng Đà Nẵng, trở thành một nơi “đáng để sống” – một địa chỉ “đáng để đến”, xét ở yếu tố “đất lành chim lại tìm về làm tổ”, với hàm ý nhà đầu tư, doanh nhân sẽ luôn nghĩ về Đà Nẵng, muốn đến và làm ăn lập nghiệp ở Đà Nẵng, chỉ số PCI (Provincial Competitiveness Index - Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh), đã ghi nhận “một kỷ lục” cho Đà Nẵng. Mà nói theo ý PGS.TS Trần Đình Thiên thì:

“Nền tảng cho sự thành công khi bàn về cái đáng đến và đáng sống của Đà Nẵng không thể không bàn, thậm chí phải bàn một cách nghiêm túc đó là chưa có địa phương nào ở Việt Nam có bảng xếp hạng PCI sáng rực như Đà Nẵng.Độ trường kỳ cũng như độ cao của hữu hạn của Đà Nẵng trong PCI không ai vượt được.

Trung tâm hành chính thành phố Đà Nẵng

Điều này nói lên chính quyền Đà Nẵng là chính quyền hướng tới doanh nghiệp thuộc loại tốt nhất Việt Nam. Cũng theo logic đó, chúng ta có thể tin rằng đó là một chính quyền phục vụ người dân. PCI của Đà Nẵng là một trong những nền tảng để chúng ta xử lý các vấn đề về mặt giải pháp cho “đáng đến và đáng sống”. Đây là điểm rất đặc biệt của Đà Nẵng”.

Với thành phố Đà Nẵng, tuy từ năm 2017 đến 2021, địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung này không còn chiếm giữ và duy trì được vị trí quán quân. Song, Đà Nẵng lại là địa phương duy nhất cho đến nay có đến 7 năm giữ ngôi đầu bảng xếp hạng. Một lần 3 năm liên tục (2008 - 2009 – 2010) và một lần đến 4 năm liên tục (2013 - 2014 – 2015 – 2016).

Nhiều địa phương bạn cũng từng ở ngôi đầu bảng, nhưng không giữ được lâu (Bình Dương có 2 năm liên tiếp là 2006, 2007 ; các tỉnh như Lào Cai, Đồng Tháp, Thừa Thiên – Huế chỉ có 1 năm đầu bảng. Riêng “hiện tượng” Quảng Ninh đến nay đã có 5 năm liên tiếp dẫn đầu (2017, 2018, 2019, 2020 và 2021). Nhưng điểm đặc biệt nhất của hiện tượng Đà Nẵng, chính là: Địa phương duy nhất của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã ghi tên mình ở vị trí TOP 5 suốt 15 năm/tổng số lần công bố PCI, đến nay đã là 16 lần.

“Ở Đà Nẵng chính quyền tốt đến mức nào? Đây là câu hỏi rất hay. Nếu không có chính quyền tốt thì doanh nghiệp có vào được không, người dân có sống được không, môi trường kinh doanh có đảm bảo công bằng không, tính cạnh tranh có cao không, doanh nghiệp đến đây công bằng nhưng tính cạnh tranh phải cao mới hút được ông giỏi vào đua nhau, đặc biệt đối với con người, tới đây Đà Nẵng cần chú ý một thành phố đổi mới sáng tạo phải khuyến khích mở không gian sáng tạo” – PST.TS Trần Đình Thiên gợi ý rất thực và rất sâu.

“Ở Đà Nẵng chính quyền tốt đến mức nào? Đây là câu hỏi rất hay”. Trả lời cho câu hỏi này, bên cạnh “độ trường kỳ cũng như độ cao của hữu hạn của Đà Nẵng trong PCI không ai vượt được”, mà PST.TS Trần Đình Thiên đã nói. Không thể không nhắc lại câu chuyện 7 năm trước, Đà Nẵng là địa phương đã triển khai sớm nhất và là địa phương đầu tiên vận hành Chính quyền điện tử. Từ cách làm của Đà Nẵng, Chính phủ đã có chỉ đạo “học tập kinh nghiệm lẫn nhau, lan tỏa mô hình này rộng ra các tỉnh thành trên cả nước”.

Mới đây, ngày 20/04/2022, với Quyết định số 1095/QĐ-UBND, UBND thành phố đã ban hành “Kế hoạch phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2022-2025”.

Với một thành phố đáng sống, một nơi đáng đến để làm ăn, lập nghiệp rồi chọn hẳn nơi ấy để sinh sống, những tiện ích quan trọng mà chính quyền mang đến cho người dân, tổ chức cũng như doanh nghiệp, có ý nghĩa cực kỳ lớn.

Nhiều năm nay ở Đà Nẵng, trong giao dịch hành chính, người dân không phải dùng đến sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, … Một nơi đáng sống và đáng đến có khi được bắt đầu từ những chuyện như bớt đi bao nhiêu là phiền hà, tốn kém cho người dân, cho doanh nghiệp

Nguyên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ( nay là Chủ tịch nước) trong lần về thăm và làm việc tại Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng.

Qua nhiều năm “kỳ công” thu thập, nhập liệu, Đà Nẵng đã hình thành được nhiều cơ sở dữ liệu nền về công dân, doanh nghiệp, nhân hộ khẩu, đất đai, cán bộ công chức, xây dựng cơ sở dữ liệu không gian đô thị, an toàn thực phẩm ... và 560 cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác; phần mềm cơ sở dữ liệu và quản lý nhà nước chuyên ngành các sở, ngành, quận, huyện cũng được triển khai, đưa vào sử dụng.

Đặc biệt, Đà Nẵng là địa phương đầu tiên đưa vào sử dụng Cổng dữ liệu mở với gần 600 tập dữ liệu trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, kênh tra cứu, khai thác rất đa dạng (API, web, SMS, Zalo).

“Khi đưa vào khai thác dữ liệu số, chúng tôi sử dụng ngay một số dữ liệu số để thay hồ sơ giấy. Người dân không phải photo rồi lại mang ra công chứng Sổ hộ khẩu, vừa mất thời gian, vừa thêm chi phí. Rồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy đăng ký kinh doanh, nếu trong thành phần hồ sơ mà người dân hay tổ chức, doanh nghiệp phải trình theo quy định, thì với Đà Nẵng, trong cung cấp dịch vụ công, chúng tôi dùng dữ liệu tra cứu, đối chiếu. Đỡ cho nhân dân, đỡ cho tổ chức, doanh nghiệp rất nhiều.

Hẳn nhiên, Kho dữ liệu tích hợp được dùng chung cho toàn thành phố phải có quá trình thu thập công phu, được rà soát, làm sạch, và sau đó mới chuẩn hóa, rồi chia sẻ cho các cơ quan khai thác, sử dụng. Từ kết quả của kho dữ liệu Đà Nẵng, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có đánh giá, xem như một mô hình, giới thiệu kinh nghiệm kho dữ liệu này để các tỉnh, thành trên cả nước tham khao thực hiện” – ông Trần Ngọc Thạch, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng phân tích thêm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Diễn đàn đầu tư Đà Nẵng 2022. Ảnh: BTC DĐĐT Đà Nẵng chia sẻ.

Trăn trở cho tầm nhìn chiến lược về một bản sắc riêng - dấu ấn riêng

Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố, ông Hồ Kỳ Minh chia sẻ rằng: Đại dịch Covid-19 như một khoảng lặng lớn, để Đà Nẵng nhìn nhận lại những kết quả đạt được, những điểm còn thiếu sót trong công tác phát triển hạ tầng đô thị, hạ tầng du lịch cùng chiến lược xây dựng thương hiệu điểm đến cho Đà Nẵng. Đặc biệt là suy nghĩ những bước đi mới, cách làm mới để đưa Đà Nẵng xứng danh thành phố đáng đến và đáng sống.

Khi nhìn vào những tiêu chí đánh giá của Tạp chí Economist như “chăm sóc sức khỏe, cơ sở hạ tầng và khả năng tiếp cận không gian xanh…”, lãnh đạo thành phố nhận ra những trăn trở về định hướng chiến lược bài bản, hướng tới mục tiêu thành phố đáng sống.Đà Nẵng hoàn toàn có thể trở thành thành phố đáng sống của khu vực và thế giới, và điều này phụ thuộc trước hết vào khâu xây dựng chiến lược phát triển hạ tầng du lịch và hạ tầng đô thị xứng tầm.

Góp thêm một ý cho chiến lược phát triển hạ tầng đô thị của Đà Nẵng “có đủ sức chống chịu và phát triển bền vững”, bà Carolyn Turk (Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam), nhấn mạnh “Cần phải chỉ ra các rủi ro trong tương lai, đặc biệt là rủi ro biến đổi khí hậu phải được lồng ghép kỹ lưỡng vào quy hoạch Đà Nẵng. Các vấn đề (những tác động), liên quan đến khí hậu cực đoan - chẳng hạn như các cơn bão thảm khốc - đã trở thành hiện tượng phổ biến, đối với khu vực duyên hải miền Trung. Do đó, việc lập kế hoạch để giảm thiểu rủi ro có thể giúp Đà Nẵng không chỉ giảm đáng kể chi phí, mà còn nâng cao khả năng chống chịu của thành phố trước tình trạng biến đổi khí hậu trong tương lai.

Thủ tướng (nay là Chủ tịch Nước) Nguyễn Xuân Phúc từng lưu ý rằng, “Đà Nẵng cần phải có tư duy mới, cách làm mới để thể hiện rõ vai trò đầu tàu trong thu hút đầu tư tại khu vực miền Trung. Mà để có thể thu hút được các nhà đầu tư chiến lược tầm cỡ với thương hiệu quốc tế, tạo ra cú huých lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng và miền Trung, Đà Nẵng cần phải tạo được bản sắc, định vị được thương hiệu của riêng mình”.

Tại buổi làm việc giữa Thường trực Chính phủ với lãnh đạo Đà Nẵng vào cuối năm 2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính có gửi gắm rằng “Đà Nẵng phải vươn lên mạnh mẽ bằng sức mạnh nội sinh, bàn tay, khối óc, mảnh đất, khung trời, cửa biển của mình, không trông chờ, không ỷ lại, né tránh, biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể, phấn đấu cao nhất để đạt được kết quả vượt trội”.

Hôm rồi, tại Diễn đàn đầu tư Đà Nẵng 2022, Người đứng đầu Chính phủ cũng nhắc lại lần nữa nội dung này.

“Biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể” như phát biểu của Người đứng đầu Chính phủ, được hiểu là “để đạt được kết quả vượt trội”, Đà Nẵng phải đổi mới sáng tạo, có cách làm mới, làm khác, thì “không mới thành có” , cái “không thể” thành “điều có thể”, thậm chí là cái hiện hữu.

Chỉ trong thời gian khá ngắn, Diễn đàn đầu tư Đà Nẵng (diễn ra ngày 25/6/2022, do UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức); hội thảo Phát triển Đà Nẵng xứng danh thành phố đáng đến và đáng sống (ngày 27/6, do Báo Đầu tư và Tập đoàn Sungroup tổ chức); phiên họp báo định kỳ công bố tình hình kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng 6 tháng đầu năm 2022 (ngày 29/6/2022, do Cục Thống kê Đà Nẵng tổ chức) đã lần lượt đón nhận nhiều ý kiến tâm huyết, những góc nhìn riêng và có chiều sâu, nhưng cũng rất đa dạng về một mong mỏi, “Đà Nẵng, thành phố đáng đến và đáng sống.

Chưa bao giờ, tâm huyết và khát vọng dựng xây Đà Nẵng, lấy lại vị thế của một Đà Nẵng ngày nào, sôi sục ở diễn đàn của của 3 phiên sự kiện, mỗi phiên cách nhau chỉ một ngày.

Cách đây 5 năm, phát biểu tại Diễn đàn Đầu tư Đà Nẵng 2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh về câu chuyện “Đại hội Đảng bộ thành phố đã xác định: Đà Nẵng phải định vị trở thành thành phố đáng sống”. Muốn vậy “Đà Nẵng cần xác định nội hàm thành phố đáng sống của riêng mình là gì ? Với những nét độc đáo riêng có, Đà Nẵng không nhất thiết sao chép hay lặp lại mô hình đô thị đâu đó, mà phải tạo ra sự khác biệt để nơi này thực sự trở thành một dấu ấn đậm nét”.

“Không phải cái mới nào cũng có thể dễ dàng tạo ra và được chấp nhận, khi đã triển khai thì lại có hiệu quả trong thời gian ngắn. Do đó, với Đà Nẵng, cái rất cần còn là sự bền bỉ, sáng tạo và sáng suốt.

Chúng tôi ý thức rằng, không thể có được những kết quả mới cao hơn, hiệu quả hơn từ những cách làm cũ, theo tư duy cũ. Điều đó đòi hỏi thành phố phải đổi mới tư duy, xác định những cách làm mới một cách cụ thể, phù hợp với quy định pháp lý và thực tiễn đặt ra; cũng như đặt người dân và doanh nghiệp ở vị trí trung tâm của mỗi chính sách” - Chủ tịch Lê Trung Chinh phân tích.

Một khi người dân và doanh nghiệp đã ở vị trí trung tâm của mỗi chính sách, mỗi chủ trương, thì “chất liệu” chọn và xây đắp nên những giá trị cho một Đà Nẵng, đã bao hàm đầy đủ “tinh thần trách nhiệm phụng sự cộng đồng” và ngập tràn những điều mà nhân tâm hằng mong đợi. Một Đà Nẵng với nội hàm như thế, đã đáng sống, đáng đến lắm rồi./.

Tháng 7 năm 2022

T.N


Tổ chức triển lãm 80 năm văn hóa, nghệ thuật Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổ chức triển lãm 80 năm văn hóa, nghệ thuật Quân đội nhân dân Việt Nam

Baovannghe.vn - Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức Hội nghị triển khai và rà soát công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm 80 năm văn hóa, nghệ thuật Quân đội nhân dân Việt Nam
Nguyễn Đình Thi - Thơ Nguyên Hùng

Nguyễn Đình Thi - Thơ Nguyên Hùng

Baovannghe.vn- Sinh ở Lào nhưng là người Hà Nội/ Một nghệ sĩ hào hoa sắc sảo đa tài
Triển lãm nghệ thuật "Sắc màu bừng nở"

Triển lãm nghệ thuật "Sắc màu bừng nở"

Baovannghe.vn - Từ ngày 23/11 đến ngày 15/12/2024, tại Nguyen Art Gallery (Hà Nội), sẽ diễn ra triển lãm tranh màu nước Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở của nhóm 6 họa sĩ trẻ.
Yêu người cây mở đất - Thơ Chung Tiến Lực

Yêu người cây mở đất - Thơ Chung Tiến Lực

Baovannghe.vn- Như những mũi lao cắm vào vùng ngập mặn/ Mầm sống gieo trên sóng nước hoang sơ
Nên bị gai đâm - Tản văn của Chu Văn Sơn

Nên bị gai đâm - Tản văn của Chu Văn Sơn

Baovannghe.vn - Và ta cứ yên trí đi qua thế giới này với bước chân quen xéo lên cỏ hoa. Thỉnh thoảng bàn chân nên bị gai đâm, để ta được giật mình: Tổn thương là rỉ máu.