Nổi bật trong lĩnh vực chịu thuế thu nhập doanh nghiệp là Văn hóa và Báo chí. Đây được xem là những lĩnh vực rất quan trọng, cần có chính sách thuế ưu đãi đặc biệt, ổn định thay vì tăng thuế.
Tránh trục lợi, thất thoát nguồn thu Trao đổi với các đại biểu về 2 dự thảo luật trên, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, các đạo luật này phải đảm bảo công bằng, hợp lý, phù hợp với thông lệ quốc tế, nhưng cũng phải tránh tình trạng trục lợi, thất thoát nguồn thu. Nhấn mạnh nguyên tắc “các quy định về thuế phải thể hiện trong luật thuế”, Phó Chủ tịch Nguyễn Khắc Định lưu ý, hiện có nhiều luật quy định về ngành nghề được ưu đãi thuế (tuy không nêu rõ mức thuế suất), cần rà soát kỹ để quy định rõ vào luật này. |
Xét trên góc độ thực tế, báo chí đang đối mặt với áp lực tài chính lớn do nguồn thu từ quảng cáo giảm mạnh, trong khi chi phí đầu tư cơ sở vật chất và chuyển đổi số tăng cao. Để hỗ trợ báo chí vượt qua khó khăn, đại biểu Trần Hoàng Ngân ( đoàn thành phố Hồ Chí Minh) đề nghị, mức thuế thu nhập doanh nghiệp đối với báo chí nên được thống nhất ở mức 10% cho tất cả các hoạt động thu nhập, bao gồm cả báo in và các hoạt động khác liên quan của cơ quan báo chí.
Đại biểu Trần Diệu Thúy, đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh, đề nghị, xem tất cả các hoạt động liên quan đến vận hành tòa nhà của các cơ quan báo chí, kể cả phần cho thuê, như một phần trong tổng thể hoạt động của báo chí. Từ đó, các hoạt động này cũng được hưởng ưu đãi thuế tương tự như hoạt động báo chí |
Có chung quan điểm với ông Trần Hoàng Ngân, đại biểu Quốc hội Trần Anh Tuấn (đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh) cũng cho rằng cần giảm xuống mức 5% là phù hợp, Theo ông Trần Anh Tuấn, mức thuế suất hiện đối với báo chí là 10% vẫn còn cao trong bối cảnh hiện nay và phải giảm sâu hơn nữa. Ông Tuấn đề xuất cần giảm thuế suất đối với báo in xuống mức thấp hơn, khoảng 5% hoặc 0% để hỗ trợ các cơ quan báo chí.
Cũng liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp, một vấn đề khác được nêu ra là việc áp dụng thuế đối với hoạt động cho thuê văn phòng tại các tòa nhà thuộc sở hữu của cơ quan báo chí. Theo đại biểu Trần Diệu Thúy, đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh, đề nghị, xem tất cả các hoạt động liên quan đến vận hành tòa nhà của các cơ quan báo chí, kể cả phần cho thuê, như một phần trong tổng thể hoạt động của báo chí. Từ đó, các hoạt động này cũng được hưởng ưu đãi thuế tương tự như hoạt động báo chí.
Đưa ra đề xuất mức thuế đồng đều giữa các loại hình báo chí, đại biểu Đỗ Chí Nghĩa, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên đề nghị giảm thuế với các loại hình báo chí về cùng mức 10%, do đây không phải lĩnh vực kinh doanh, mà phục vụ chính trị, làm nhiệm vụ truyền thông nên cần sự hỗ trợ, ưu đãi phù hợp. Ông Nghĩa cho rằng: "Vai trò của báo chí với xã hội rất lớn, nhất là trong lịch sử phát triển, truyền thông chính sách hiện nay. Ngoài ra, các cơ quan báo chí hiện gặp rất nhiều khó khăn từ nguồn thu quảng cáo, cạnh tranh của mạng xã hội, phóng viên rất vất vả".
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện nay mức thuế áp với báo in là 10%, báo chí khác là 20%. Dự thảo luật, báo in giữ nguyên 10%, các loại hình báo chí khác được giảm 5%, tức về 15%.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết tại buổi chất vấn và trả lời chất vấn của bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc nói đã tiếp thu theo hướng các loại hình báo chí áp dụng thuế 10%.
Tuy nhiên dự thảo mới nhất của Chính phủ trình vẫn như cũ (mức thuế báo in 10%, ngoài báo in mức 15%) và báo cáo tiếp thu giải trình cũng không nói về vấn đề này. "Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính Ngân sách cũng không nêu về vấn đề này. Chúng tôi nghĩ tiếp thu hay không tiếp thu thì cũng phải có ý kiến", ông Nguyễn Đắc Vinh cho biết.