Sự kiện & Bình luận

Mô hình lao động, việc làm trên nền tảng công nghệ số: Cần hành lang pháp lý đầy đủ

Hồng Phúc
Tin 24 giờ
09:39 | 09/10/2024
Baovannghe.vn - Chiều 8.10, tiếp tục Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
aa

Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số gồm 8 chương, 73 điều, thể hiện rõ các nội dung cần thiết để phát triển ngành công nghiệp công nghệ số gồm: nghiên cứu và phát triển công nghệ số; hạ tầng cho công nghiệp công nghệ số; hệ sinh thái công nghiệp công nghệ số; doanh nghiệp công nghệ số; sản phẩm, dịch vụ công nghệ số; tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; nhân lực cho công nghiệp công nghệ số.

Ngoài ra, do tình hình phát triển KHCN chungc ủa thế giới, Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất bổ sung nội dung về tài sản số, AI và điều chỉnh nội dung “vi mạch bán dẫn” thành “bán dẫn”.

Mô hình lao động, việc làm trên nền tảng công nghệ số: Cần hành lang pháp lý đầy đủ
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Ảnh: Quang Khánh (ĐBND)
Khẳng định, dự án Luật Công nghiệp công nghệ số là dự án luật mới, khó, phức tạp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, cần bám sát các chủ trương, Nghị quyết của Đảng để thể chế hóa, nhất là Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27.9.2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17.11.2022 Hội nghị lần thứ Sáu, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đặc biệt, phải tạo lập được hành lang pháp lý cho mô hình lao động, việc làm mới trên nền tảng công nghệ số.

Trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, nhiều ý kiến đồng tình với phạm vi điều chỉnh như quy định tại dự thảo Luật. Tuy nhiên, một số ý kiến còn băn khoăn về phạm vi điều chỉnh có thể trùng lắp, giao thoa với một số Luật liên quan như Luật Công nghệ thông tin, Luật Công nghệ cao, Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Giao dịch điện tử… Có ý kiến đề nghị cân nhắc việc không loại bỏ hoàn toàn các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, hoạt động cơ yếu ra khỏi phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật, trừ khi có luật khác điều chỉnh các lĩnh vực này.

Tại phiên họp, đại diện Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho biết, quan điểm của Ủy ban là tán thành với việc thiết kế các chính sách và các quy phạm mới mang tính đột phá, vượt trội để thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số. Để dự án Luật có tính khả thi cao, bảo đảm tính tương thích với hệ thống pháp luật hiện hành, Ủy ban đề nghị, cần xác định rõ mối quan hệ giữa dự án Luật Công nghiệp công nghệ số và Luật Công nghệ thông tin hiện hành, theo hướng, đề xuất nghiên cứu và chỉnh lý theo hướng thay thế toàn bộ Luật Công nghệ thông tin bằng việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự án Luật này và tiếp tục bổ sung các quy định còn hiệu lực của Luật Công nghệ thông tin vào dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số; hoặc sau khi Luật này có hiệu lực, tiếp tục rà soát các quy định có hiệu lực còn lại của Luật Công nghệ thông tin để sớm xây dựng văn bản mới thay thế toàn bộ Luật Công nghệ thông tin.

Về chính sách phát triển công nghiệp công nghệ số, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho biết, để thúc đẩy phát triển mạnh mẽ công nghiệp công nghệ số thì cần có chính sách rõ ràng, khả thi, đủ mạnh.

Vì vậy, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ chủ quản và các bên liên quan nghiên cứu, bổ sung, điều chỉnh, cụ thể hóa trong Luật một số chính sách như hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; ưu đãi về đất đai, thuế, tài chính, đầu tư; sử dụng sản phẩm, dịch vụ công nghiệp công nghệ số nội địa; chủ động triển khai kinh doanh ngành nghề mới, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp khởi nghiệp startup, liên kết tạo hệ sinh thái trong ngành công nghiệp công nghệ số.

Hồng Phúc | Báo Văn Nghệ

----------------

Bài viết cùng chuyên mục:

Ra mắt lịch Trường Sa trên nền tảng công nghệ số Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong ngành thư viện Thúc đẩy quản trị Quốc gia bằng công nghệ số Khai mạc phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035
Thời tiết ngày 23/11: Bắc Bộ duy trì nắng hanh. Nam Bộ mưa rào vài nơi

Thời tiết ngày 23/11: Bắc Bộ duy trì nắng hanh. Nam Bộ mưa rào vài nơi

Baovannghe.vn - Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, thời tiết ngày 23/11: Bắc Bộ đêm không mưa, ngày nắng. Nam Bộ mưa rào vài nơi.
Thông cáo báo chí số 23, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV

Thông cáo báo chí số 23, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV

Baovannghe.vn - Thứ Sáu, ngày 22/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 23 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Quà tặng của chiến tranh - Truyện ngắn của Hoài Hương

Quà tặng của chiến tranh - Truyện ngắn của Hoài Hương

Baovannghe.vn - Chiến dịch thần tốc như một cơn lốc không ngày không đêm, đơn vị vừa đánh vừa hành quân gần như xuyên dọc theo Quốc lộ 13 hướng về Sài Gòn mỗi ngày một gần thêm.
Lĩnh vực báo chí cần có những ưu đãi về thuế

Lĩnh vực báo chí cần có những ưu đãi về thuế

Baovannghe.vn - Quốc hội tiếp tục chương trình làm việc ngày 22/11 với phiên thảo luận tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Trôi giữa hương sen nghịch mùa - Truyện ngắn của Đinh Thành Trung

Trôi giữa hương sen nghịch mùa - Truyện ngắn của Đinh Thành Trung

Baovannghe.vn - Mây đen tan. Nắng nhẹ. Hương sen còn sót hòa cùng hương bùn đánh dạt mùi khói xe, đưa nụ cười của hai người đàn ông lấp đầy mi mắt đang nhìn về phía mặt trời.