Giai đoạn 1945-1954 vừa là thời kỳ mở đầu, xây đắp nền móng cho văn học mới, vừa là bước chuyển tiếp lịch sử ghi nhận nhiều thay đổi triệt để và sâu sắc trong quan niệm nghệ thuật cũng như thực tế sáng tác của các văn nghệ sĩ, mang đến sắc thái độc đáo, làm bừng lên khí thế chưa từng có trong đời sống văn học nghệ thuật của dân tộc. Trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp đầy khó khăn, gian khổ, đội ngũ văn nghệ sĩ với ý chí vững vàng và tài năng sắc bén đã luôn bám sát nhiệm vụ cách mạng, phản ánh sinh động đời sống thực tiễn đấu tranh, kịp thời động viên, cổ vũ toàn dân, toàn quân thi đua tăng gia sản xuất, giết giặc lập công, xây dựng đời sống văn hóa mới.
Những văn nghệ sĩ thời kỳ này vừa cầm bút, vừa cầm súng, hòa mình vào bầu không khí chiến đấu sục sôi và đã thực sự trở thành những dũng sĩ xung kích trên mặt trận văn hóa, tư tưởng, góp phần đưa ánh sáng của Đảng, của cách mạng đến với đồng bào, chiến sĩ và củng cố niềm tin vào chiến thắng của dân tộc. Chính trong giai đoạn này, nền văn học nghệ thuật nước nhà đã có nhiều tác phẩm để đời, mang đậm lý tưởng và chủ nghĩa yêu nước thời đại Hồ Chí Minh.
Sau đây là một số hình ảnh về văn hóa, văn nghệ trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954).
|
Sinh hoạt văn nghệ của cơ quan trong kháng chiến chống Pháp |
|
Các văn nghệ sĩ Liên khu III, năm 1948 |
|
Các nhạc sĩ trong kháng chiến chống Pháp tập dượt biểu diễn |
|
Đoàn văn công Long Châu Hà luyện tập trong rừng để chuẩn bị biểu diễn |
|
Một cuộc họp của các văn nghệ sĩ trong kháng chiến chống Pháp |
|
Các văn nghệ sĩ ở Thái Nguyên |
|
Các văn nghệ sĩ ở trụ sở văn hóa kháng chiến Liên khu IV, Thanh Hóa, năm 1949 |
|
Các nhà văn đang duyệt báo Văn Nghệ ở trụ sở Hội Văn nghệ |
|
Hội nghị văn hóa lần thứ I ở chiến khu Việt Bắc, năm 1949 (Ngồi hàng đầu, từ trái sang phải: Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương, Trần Huy Liệu) |
|
Các văn nghệ sĩ thế hệ ban đầu trong Hội Văn hóa Cứu quốc |
|
Trường âm nhạc đầu tiên trong kháng chiến chống Pháp |
|
Các nghệ nhân biểu diễn nhạc cụ dân tộc tại một thôn ở Nam Bộ |
|
Đoàn kịch Sông Cửu Long ở miền Tây Nam Bộ |
|
Chủ tịch Hồ Chí Minh xem bức tranh vẽ bằng máu "Bác Hồ với thiếu nhi Trung Nam Bắc" của họa sĩ Diệp Minh Châu do đoàn đại biểu Nam Bộ mang ra |
|
Các văn nghệ sĩ đón Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự triển lãm văn hóa tại Nhà Khai Trí -Tiến Đức, Hà Nội (góc phố Hàng Trống - Lê Thái Tổ hiện nay), ngày 7/10/1945 |
|
Chủ tịch Hồ Chí Minh dự Triển lãm "Những tài liệu lịch sử của Văn hóa Việt Nam" tại Bảo tàng Louis Finot (Nay là Bảo tàng Lịch sử quốc gia), ngày 9/2/1946 |
Hân My | Báo Văn nghệ
(Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)
------------
Bài viết cùng chuyên mục: