Diễn đàn lý luận

Nền tảng lý luận, nguyên tắc cốt lõi, giá trị thực tiễn lớn lao của Đề cương Văn hóa

Lý luận phê bình
21:42 | 28/02/2023
Sáng 27/2, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề "80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943 - 2023) - Khởi nguồn và động lực phát triển". Hội thảo do Bộ VHTTDL, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng và các cơ quan liên quan tổ chức dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến 63 tỉnh/ thành phố.
aa

Sáng 27/2, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề "80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943 - 2023) - Khởi nguồn và động lực phát triển". Hội thảo do Bộ VHTTDL, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng và các cơ quan liên quan tổ chức dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến 63 tỉnh/ thành phố.

Toàn cảnh Hội thảo

Khẳng định giá trị thực tiễn

Báo cáo Trung tâm tại Hội thảo của Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng có chủ đề "Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 – Nền tảng lý luận và động lực phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam" đã khẳng định: Ngoài mối quan hệ khăng khít, hữu cơ với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, "nền văn hóa mới" mà Đề cương xác lập còn thể hiện giá trị lý luận cấp tiến khi đặt con người ở vị trí trung tâm. Vị thế của con người nằm ở vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác văn hóa, văn nghệ; và quan trọng là quần chúng nhân dân chính là chủ thể của văn hóa, là lực lượng sáng tạo, trao truyền, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa.

Với những tư tưởng, quan điểm ngắn gọn, súc tích, Đề cương về văn hóa Việt Nam "là một văn kiện đặt nền móng, mở đường cho việc xây dựng lý luận văn hóa cách mạng Việt Nam". Ba năm sau ngày Đề cương ra đời, tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất được khai mạc vào ngày 24/11/1946, chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh hơn nữa vai trò định hướng, dẫn dắt của văn hóa đối với sự phát triển của đất nước, dân tộc thông qua lời khẳng định "Văn hóa phải hướng dẫn quốc dân thực hiện Độc lập, Tự cường và Tự chủ", "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi". Kể từ thời điểm này cho tới năm 1975, đường lối văn hóa kháng chiến - kiến quốc dần hình thành và hoàn thiện dựa trên nền tảng căn bản mà Đề cương về Văn hóa Việt Nam đã đề ra. Sau ngày thống nhất đất nước, đặc biệt kể từ khi bước vào công cuộc đổi mới toàn diện do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, cùng với các chủ trương, đường lối phát triển kinh tế, chính trị, từ sự kế thừa các giá trị về lý luận của Đề cương để tiếp tục bổ sung, hoàn thiện.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, bên cạnh những giá trị quý báu về nền tảng lý luận, nguyên tắc cốt lõi, những nội dung của Đề cương về văn hóa Việt Nam còn có giá trị thực tiễn lớn lao trong phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam trong suốt tám thập niên qua. Cụ thể: (1) Hệ thống văn bản do Đảng, Nhà nước ban hành đã từng bước tạo ra cơ sở chính trị, pháp lý nhất quán, hình thành môi trường thể chế có khả năng điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể văn hóa theo hướng hài hòa, lành mạnh giúp phát huy hiệu quả vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và chủ thể sáng tạo của nhân dân.

(2) Ngay từ khi Đề cương ra đời, với việc đặt con người ở vị trí trung tâm, là chủ thể sáng tạo, đội ngũ văn nghệ sĩ giữ vai trò quan trọng của phát triển văn hóa đã cho thấy phát triển con người và phát triển văn hóa là hai mục tiêu gắn kết, không tách rời nhau

(3) Vận dụng các nguyên tắc của Đề cương về Văn hóa Việt Nam, trong suốt những thập niên qua, việc kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống của văn hóa Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực. Cơ chế xử lý hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển kinh tế đã từng bước được xác lập và vận hành trên thực tế góp phần gia tăng sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam.

(4) Việc gắn kết văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội có chuyển dịch tích cực về nhận thức và hành động. Theo thống kê, đóng góp của các ngành công nghiệp văn hóa của Việt Nam ước đạt 3,61% GDP năm 2018.

Cũng tại báo cáo, Bộ Văn hóa TT&DL đề nghị, trong thời gian tới, chúng ta cần phải nỗ lực vận dụng các nguyên tắc của Đề cương nhằm khơi thông, tối ưu hóa các nguồn lực cho phát triển văn hóa, xây dựng toàn diện con người Việt Nam thông qua hệ thống các giải pháp cải thiện khung khổ thể chế, hoàn thiện chính sách hiện hành; Có chính sách phù hợp tại Luật quản lý, sử dụng tài sản công, nhằm phát huy, sử dụng có hiệu quả tài sản kết cấu hạ tầng, thiết chế văn hóa, tài sản đặc thù của văn hóa; Tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa nhằm chấn hưng văn hóa; Hoàn thiện hệ thống chính sách, điều chỉnh xây dựng Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trong đó đặt trọng tâm nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập của thị trường văn hóa; Xây dựng Bộ chỉ số quốc gia về phát triển văn hóa; Hoàn thiện các chính sách văn hóa đối ngoại có khả năng phát huy tính chủ động hội nhập, tăng cường hợp tác, giao lưu quốc tế về văn hóa nhằm tạo sự lan tỏa mạnh mẽ của giá trị văn hóa Việt Nam ra thế giới; Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật; Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và công nghệ, chú trọng phát triển công cụ đo lường, giám sát việc hoạch định, triển khai chính sách và hiệu quả đầu tư. Đồng thời, tiếp tục phát triển hệ thống thông tin, dữ liệu văn hóa và tăng cường chia sẻ thông tin phối hợp liên ngành, liên khu vực, liên chủ thể.

Hoạch định tương tương lai của văn hóa Việt Nam

Tại hội thảo, trình bày tham luận có chủ đề: Sự khai phá mở đường cho quá trình xây dựng lý luận văn hóa ở Việt Nam tại Hội thảo, GS.TS Đinh Xuân Dũng- Nguyên Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận, phê bình VHNT Trung ương khẳng định, không chỉ có giá trị gắn với yêu cầu của thời kỳ 1943-1945, Đề cương về văn hóa Việt Nam còn hàm chứa một nội dung rất sâu sắc, đó chính là những dự báo sáng suốt về tương lai của văn hóa Việt Nam. Đề cương đã nêu lên hai "ức thuyết": một là, "nền văn hóa phát xít (văn hóa trung cổ và nô dịch hóa) thắng thì văn hóa Việt Nam nghèo nàn, thấp kém", và hai là, "văn hóa Việt Nam sẽ do cách mạng dân chủ giải phóng thắng lợi mà được cởi mở xiềng xích và sẽ đuổi kịp văn hóa tân dân chủ thế giới". Từ hai "ức thuyết" đó, Đề cương dự báo: "Căn cứ vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội hiện nay, cách mạng dân tộc Việt Nam nhất quyết sẽ làm cho ức thuyết thứ hai trở nên sự thực".

Đến nay, ức thuyết trên đã trở thành hiện thực trong gần 80 năm qua. Song, đặt ức thuyết đó vào thời điểm chúng ta đang "tay trắng" thì phải thấy rằng, đó là một dự báo tài tình, là kết quả của sự linh cảm, của niềm tin và đồng thời của sự phân tích khoa học thực trạng và sự vận động của lịch sử.

Dự báo thứ hai còn có ý nghĩa chiến lược sâu sắc hơn, đó là sự khẳng định một quy luật có tính phổ quát của toàn bộ sự nghiệp cách mạng: "Phải hoàn thành cách mạng văn hóa mới hoàn thành được cuộc cải tạo xã hội". Năm 1945, chúng ta đã giành được độc lập dân tộc. Năm 1975, chúng ta đã giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Năm 1991, khi các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, chúng ta đã đứng vững. Cuối thế kỷ XX, chúng ta đã thoát khỏi tình trạng một nước nghèo nàn, kém phát triển và bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Như vậy, có nghĩa là, về mặt chính trị và kinh tế, chúng ta đã giành được những thành tựu có ý nghĩa lịch sử, song trên thực tiễn, đến nay, còn rất nhiều vấn đề lớn lao và hệ trọng trong bản thân sự phát triển của đất nước đang đặt ra gay gắt, trong đó, vấn đề văn hóa với ý nghĩa là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội, là sự xây đắp và nuôi dưỡng nhân cách con người, là cuộc đấu tranh bền bỉ chống cái xấu, cái ác, cái thấp hèn, sự tha hóa,... đã và đang nổi lên như một thách thức dai dẳng nhất, và phía trước, chưa có lời giải đáp thỏa đáng, có sức thuyết phục đối với những thách thức đó.

Điều khẳng định trong Đề cương cách đây 80 năm "phải hoàn thành cách mạng văn hóa mới hoàn thành được công cuộc cải tạo xã hội" chính là việc phát hiện một quy luật sâu sắc trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của chúng ta.

Với tiêu đề "Phát huy giá trị của "Đề cương văn hóa Việt Nam" tham luận của PGS.TS Đoàn Minh Huấn, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản tiếp tục khẳng định, đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ" khẳng định: Ra đời trong bối cảnh cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc nước ta chuyển biến nhanh chóng, Đề cương về văn hóa Việt Nam không chỉ mang ý nghĩa kiến tạo xây dựng nền văn hóa cách mạng, mà còn hiện thân cho tinh thần đấu tranh chống lại chính sách văn hóa thực dân, phát xít, chống lại các tư tưởng phản động hoặc những luận thuyết, trào lưu văn nghệ không có lợi cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc lúc bấy giờ.

Đề cương sau khi nêu nguyên tắc "dân tộc hóa", "đại chúng hóa", "khoa học hóa" đều giải nghĩa nội dung đấu tranh với mọi biểu hiện phản dân tộc, phản đại chúng và phản khoa học. Chữ "hóa" có nội dung rộng hơn, bao hàm cả "xây" và "chống", nhưng việc giải nghĩa cho các nhiệm vụ "chống" có ý nghĩa như chỉ ra công việc cấp bách lúc bấy giờ của văn hóa, nghệ thuật. Chỉ có chống lại các chính sách văn hóa phản động của Pháp, Nhật - những kẻ vừa thống trị về chính trị, vừa áp bức về xã hội, vừa nô dịch về văn hóa - thì mới xóa bỏ được lực cản lớn nhất, cơ bản nhất để mở đường cho cách mạng văn hóa, làm cho nền văn hóa mới nảy nở và phát triển... Nhờ chỉ dẫn của Đề cương mà Đảng đã giáo dục, lôi cuốn không ít nhà văn hóa, văn nghệ sĩ trước đó ẩn dật, nương náu trong "tháp ngà nghệ thuật" từng bước thay đổi lập trường, tham gia sự nghiệp cứu nước, thể hiện trách nhiệm xã hội của người cầm bút, có nhiều đóng góp quan trọng cho dân tộc và nhân dân.

Cũng trong chuối hoạt động kỷ niệm 80 năm đề cương văn hóa, Hội đồng LLPB VH-NT Trwung ương cũng sẽ tổ chức tọa đàm " Đề cương về Văn hóa Việt Nam và sự phát triển tư duy lý luận của Đảng về Văn học nghệ thuật 80 năm qua". Tọa đàm được tổ chức vào chiều 1/3 tại Hà Nội.

PV


Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Baovannghe.vn - Đọc truyện: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Baovannghe.vn - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Trong số các nhà văn nữ Việt Nam đương đại, nhà văn Vũ Thanh Lịch, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình, là cây bút văn xuôi có nội lực sung mãn. Chị là tác giả của nhiều truyện ngắn hay, ghi dấu trong lòng bạn đọc mà “Nhà Thánh” - giải nhất Cuộc thi truyện ngắn Lửa mới 2018-2019 do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức là một minh chứng tiêu biểu.
Mùa thu. Truyện ngắn của Như Bình

Mùa thu. Truyện ngắn của Như Bình

Baovannghe.vn - Bà ngoại chỉ nói: "Đừng thúc ép gì nhiều. Phải tội. Đời người bạc, phận mỏng, biết sao được số trời. Mày làm thế không sợ chuốc khổ cho con bé".
Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ Bão số 4  trên khu vực trung Lào

Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ Bão số 4 trên khu vực trung Lào

Baovannghe.vn - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão - cơn bão số 4 năm 2024.