Theo phương pháp tư duy đa tuyến, sự phát triển con người ở mỗi thời đại đều có quan niệm khác nhau, nhưng mẫu số chung là sự tôn vinh, lòng ngưỡng mộ của người đời đối với CON NGƯỜI. Thời cổ đại Hy Lạp, con người được coi là “châu báu” vũ trụ, khuôn mẫu của muôn loài. Thời đại phục hưng sản sinh ra những tài năng bách khoa, những con người khổng lồ về nhiệt tình sáng tạo, về lòng say mê lao động, khổng lồ về tư tưởng và sâu sắc về trí tuệ, coi con người là trung tâm của vũ trụ. Câu nói của K. Marx về con người thật ấn tượng: Con người là một thực thể sinh học - xã hội một thực thể tự nhiên có tính chất người, tính loài của con người. Ở thời đại chúng ta, vào thế kỳ XX đại văn hào M. Gorki, trong một bài thơ bằng văn xuôi nổi tiếng: Con người đã ca ngợi hết lời về con người: “Ta muốn mỗi con người phải trở thành CON NGƯỜI viết hoa! Tất cả ở trong con người. Tất cả để cho con người. Suy rộng ra, chúng ta biết, mọi thực thể tự nhiên khác chỉ tồn tại một cách tự nó, còn con người - một sinh vật có ý thức tồn tại có mục đích, cái phải trở nên cho bản thân mình, biết lấy cái tự nhiên bên ngoài làm đối tượng cải biến. Muốn cải biến tự nhiên, cải tạo xã hội, không chỉ là công việc cá nhân, mà là tính cộng đồng lao động có tính loài. Mọi tác động của con người đến tự nhiên, xã hội đều bắt nguồn từ phẩm chất sơ khai vốn có của con người: tính loài, tình yêu, tình bạn, niềm tin, sự hy vọng, lòng căm thù, sự phẫn nộ…