Diễn đàn lý luận

Nguyễn Du - Truyện Kiều " Nói mãi không cùng"

Lý luận phê bình
10:18 | 28/11/2020
Nhân kỉ niệm 200 năm mất của Đại thi hào Nguyễn Du (1820-2020), Viện Văn học tổ chức Hội thảo khoa học Quốc gia "Nguyễn Du - Truyện Kiều qua văn bản và các liên văn bản văn chương, nghệ thuật"
aa

Nhân kỉ niệm 200 năm mất của Đại thi hào Nguyễn Du (1820-2020), Viện Văn học tổ chức Hội thảo khoa học Quốc gia "Nguyễn Du - Truyện Kiều qua văn bản và các liên văn bản văn chương, nghệ thuật"

Truyện Kiều qua nhiều Ấn bản. Ảnh intrenet

Hội thảo được xem như một sự tiếp nối, nhìn lại những thành tựu nghiên cứu về Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều; hướng đến tìm tòi mới, bao gồm những phát hiện tư liệu mới, những thông tin và diễn giải mới về cuộc đời, sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Du, việc chuyển ngữ - tái tạo Truyện Kiều trong các ngôn ngữ khác; việc tái tạo Truyện Kiều trong sáng tác văn chương đương đại; Nguyễn Du và Truyện Kiều qua - trong các hình thức nghệ thuật khác (Sân khấu, Điện ảnh, Âm nhạc, Hội họa, Điêu khắc,…).

Hội thảo đã nhận được hơn 30 tham luận của các dịch giả, nhà giáo, nhà nghiên cứu văn học từ các cơ quan nghiên cứu trong vào ngoài nước như Viện Văn học, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Thông tin Khoa học xã hội, Nhà xuất bản EHESS (Trường nghiên cứu cao cấp về Khoa học xã hội, Pháp), Đại học Fulbright Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga,... và một số nhà nghiên cứu tự do đến từ CHLB Đức, Hungary…

Ghi nhận tại Hội thảo, đa số ý kiến đều đánh giá cao giá trị của Truyện Kiều đối với lịch sử văn chương - nghệ thuật Việt Nam. Đáng chú ý, PGS. TS. Trần Thị Băng Thanh cùng đồng sự đã giới thiệu bản Kim Vân Kiều tân truyện lưu trữ tại Thư viện Anh quốc. Theo đó, đây là một bản Kiều Nôm độc đáo, rất quý, rất giá trị, có thể xem là “vô tiền khoáng hậu” cho đến nay. Cả về nội dung và hình thức, bản Kim Vân Kiều tân truyện đã cho thấy sự tỉ mỉ, chăm chút chu đáo, cẩn thận của người soạn sách với tinh thần thưởng lãm, nâng niu giá trị nghệ thuật, tư tưởng của tác phẩm. Bản Kiều Nôm này đã lưu lạc hơn 100 năm, bây giờ mới có dịp được giới thiệu trên quê hương Việt Nam. Trong tư cách người phản biện - trao đổi lại với bài nghiên cứu của PGS. TS. Trần Thị Băng Thanh và đồng sự, GS.TS. Trần Đình Sử một lần nữa đánh giá giá trị của Truyện Kiều (nói mãi không cùng), đồng thời ghi nhận những tìm tòi, giới thiệu quan trọng của các nhà khoa học đối với việc nghiên cứu và thưởng thức Truyện Kiều.

Đặt ra những vấn đề quan trọng thuộc về tiểu sử tác giả, lịch sử văn bản tác phẩm, các diễn tiến - du hành - chuyển ngữ - tái tạo của Truyện Kiều trong các ngữ cảnh khác nhau, trong các hệ thống kí hiệu khác (Hội họa, Âm nhạc, Kịch, Múa, Điện ảnh, Sân khấu…), các nhà nghiên cứu tại hội thảo bằng những tham luận sâu sắc một lần nữa khẳng định sức sống và tầm ảnh hưởng của kiệt tác Truyện Kiều

VK


Khai mạc: Hội nghị về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam

Khai mạc: Hội nghị về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam

Baovannghe.vn - Trong hai ngày 21 và 22/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.
Trượt - Thơ Vũ Thanh Hoa

Trượt - Thơ Vũ Thanh Hoa

Baovannghe.vn- Đám mây chiều sũng nước/ trùm lên thành phố
Bài thơ "Không nói" của Nguyễn Đình Thi

Bài thơ "Không nói" của Nguyễn Đình Thi

Baovannghe.vn - Nhà thơ Nguyễn Đình Thi - gương mặt thơ tiêu biểu của thơ ca kháng chiến, từng để lại ấn tượng đáng quý trong bạn đọc yêu thơ về sự cách tân, tìm tòi và sáng tạo cho thơ ca hiện đại...
Bài thơ “Chợ chim” của Hữu Thỉnh

Bài thơ “Chợ chim” của Hữu Thỉnh

Baovannghe.vn - Nói đến Chợ chim là nói đến chim và chợ. Đây là cuộc họp mặt ăn tiệc rộn ràng của họ hàng nhà chim tại cái chợ của chúng - chợ theo cách hiểu của tác giả bài thơ...
Thời tiết ngày 22/11: Bắc Bộ duy trì lạnh về đêm và sáng, ngày nắng hanh

Thời tiết ngày 22/11: Bắc Bộ duy trì lạnh về đêm và sáng, ngày nắng hanh

Baovannghe.vn - Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, thời tiết ngày 22/11: Bắc Bộ đêm và sáng sớm trời rét, ngày nắng hanh.