Diễn đàn lý luận

Nhà văn của quê hương Đồng Khởi

Phùng Văn Khai
Chân dung văn học
11:00 | 16/11/2024
Baovannghe.vn - Thanh Giang, nhỏ nhẹ, thong dong, mà cũng mênh mông da diết lắm. Ông không chỉ là một nhà văn - chiến sĩ, mà còn là một người con của đất cù lao
aa

Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, chiến tranh bùng nổ ở miền Nam Việt Nam. Những thanh niên yêu nước như Thanh Giang lập tức lên chiến khu cầm súng, và cầm bút. Thực ra những ngày ban đầu ấy, chính ông cũng không nghĩ sau này mình lại trở thành nhà văn. Chính cuộc chiến đấu khốc liệt mà ông chứng kiến đã thôi thúc ông cầm bút, cũng như không ít chiến sỹ ở mặt trận bấy giờ.

Trong một thời gian dài, tại chiến trường “miền Đông gian lao mà anh dũng” ông được biên chế về Cục Chính trị Quân giải phóng Miền Nam với nhiệm vụ Trợ lý Văn nghệ, đã cùng các nhà văn Võ Trần Nhã, Minh Khoa làm tờ Văn Nghệ Quân Giải phóng những số đầu tiên. Sau đó nhà văn Nguyễn Ngọc Tấn, rồi tiếp đó là Nguyễn Trọng Oánh, Triệu Bôn, Nam Hà… vào tiếp tục duy trì tờ Văn nghệ Quân giải phóng,là cánh tay nối dài”, “là anh em một nhà” với tờ Văn nghệ Quân đội ngoài hậu phương lớn miền Bắc.

Cùng với những văn nghệ sĩ khác, sau lớp tập huấn đặc biệt tại miền Bắc, đêm 22/12/1961, Thanh Giang bí mật, lặng lẽ tạm biệt nhà số 4 - phố nhà binh, tạm biệt Thủ đô trở về quê hương (đi B), về lại chiến trường Đông Nam Bộ. Ông là người Nam Bộ (với danh nghĩa nhà báo) sớm có mặt trong đội hình đoàn 200, mật danh Phương Đông II vượt Trường Sơn vào chiến trường. Ở đó, những trang văn được viết giữa những trận đánh xen lẫn nhau. Ở đó, những hy sinh và những chiến công của nhân dân, chiến sĩ đã kịp thời được chuyển tải từ ngòi bút của các nhà văn đến với đồng bào cả nước.

Nhà văn của quê hương Đồng Khởi
nhà văn Thanh Giang (1930 - 2015)

Có thể nói những ngày ở Văn nghệ Quân giải phóng, trong mái nhà A.6 là những ngày đẹp đẽ, trẻ trung, sôi nổi nhất của nhà văn Thanh Giang. Những ngày đó, ông đã viết những tác phẩm đầu tiên (Một tên sen đầm Hoa Kỳ, Đánh trong lòng địch...) say sưa với nghề báo, sống và làm việc với những nhà văn từ Thủ đô Hà Nội vào, từ những đơn vị trực tiếp chiến đấu nơi bưng biền về và từ thành phố Sài Gòn ra, đó cũng là đội ngũ Văn nghệ Quân giải phóng hùng hậu lúc ấy.

Quê nhà văn Thanh Giang là vùng đất cù lao trĩu nặng phù sa sông Tiền, là xứ dừa, quê hương Đồng khởi. Vùng đất này, trong những ngày gian khổ ác liệt, với tư cách một biên tập, một phóng viên mặt trận, một nhà văn chiến sĩ, Thanh Giang đã cùng bộ đội tham dự các chiến dịch Bình Giã, Bàu Bàng, Sài Gòn - Mậu Thân 1968... từng “vượt đồng chó ngáp”, băng lộ 4 “con lộ bạc đầu”, vượt Cửu Long Giang “con sông giảm kỷ” từng đột ấp, công đồn, chống càn”rồi làm rẫy, săn thú, hái rau, đào củ rừng, xuống sông, ra suối bắt cá cải thiện... Những trái dừa xiêm mát ngọt đã bao đời nuôi người dân xứ dừa Bến Tre Đồng Khởi. Đã bao nhiêu trái dừa được hái xuống nuôi bộ đội, nuôi niềm tin và hy vọng mà hôm nay nó vẫn thơm thảo ngọt lành. Bà con chòm xóm ở đây cũng đã bao nhiêu đời, bao nhiêu năm thuỷ chung cởi bụng cởi dạ với cách mạng, với bộ đội Cụ Hồ. Ông Năm, cái tên thân thương mà bà con chòm xóm dành cho Thanh Giang đã nói lên tình đất tình người ở đây sâu đậm biết chừng nào... Chiến tranh đã lùi vào quá vãng. Hòa bình đã ấm lên từ sắc nắng sắc gió đến mỗi khuôn mặt rạng ngời. Những thơm thảo nghĩa tình nơi thôn ấp đã nuôi dưỡng tâm hồn cậu bé Lê Mai Sơn để có một Thanh Giang bền bỉ sức bút xứ dừa, sức bút chiến sĩ.

Thanh Giang đã có hàng chục tác phẩm bao gồm thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết. Tiêu biểu như: Bông súng đỏ, Chiến trường sống và viết, Cô biệt động, Dòng sông nước mắt... Đặc biệt là tiểu thuyết Khúc chuông chùa viết về các chiến sĩ biệt động Sài Gòn, một tiểu thuyết hay nhất trong đời văn Thang Giang. Ông cũng có những kịch bản phim chất lượng về chiến tranh, từng được nhiều giải thưởng Văn học của Trung ương và địa phương. Tuy vậy, từ quá khứ hào hùng của quê hương, đồng đội, ông vẫn còn “mắc nợ”. Ông nói, đúng hơn là mắc nợ với chính mình; không viết lòng không yên! Thế nên, mặc dù tuổi đã “xưa nay hiếm”, Thanh Giang vẫn miệt mài viết báo, viết văn, làm phim. Mảnh đất quen thuộc của ông vẫn là quê hương và đồng đội những năm binh lửa.

Ông tâm sự rất giản dị về nghề: Sống cuộc sống chiến trường ác liệt, xúc cảm phong phú, kỷ niệm ắp đầy, nhưng trang viết của tôi còn như chưa xứng với những sự tích hào hùng, chưa hay! Lỗi trăn trở ấy biết đến bao giờ? Tôi coi đó như là món nợ tinh thần và máu xương đối với đồng đội? Cho dù tôi có thể tự an ủi mình, thời gian khổ ác liệt ấy cũng đã góp phần gây dựng phong trào để có được một đội ngũ nhà văn Quân giải phóng đã tự khẳng định tài năng của mình… Những suy nghĩ ấy của ông đã cho thế hệ cầm bút trẻ như ý thức cần luôn tự trọng ngòi bút của mình trước máu xương những người đã khuất.

Thanh Giang là vậy, nhỏ nhẹ, thong dong, mà cũng mênh mông da diết lắm. Ông không chỉ là một nhà văn - chiến sĩ, mà còn là một người con của đất cù lao mênh mông sóng nước và sum suê cây trái, thủy chung, son sắt đến tận cuối cuộc đời...

Nhà văn của quê hương Đồng Khởi
Dừa - Bến Tre. Ảnh Thành Nhân

Văn nghệ số 52/2015

Bến thời gian. Truyện ngắn của Lê Thanh Huệ

Bến thời gian. Truyện ngắn của Lê Thanh Huệ

Baovannghe.vn - Tôi với Huyền cùng tuổi thơ cơ cực. Huyền cao, đẹp trai nhất lớp, nghịch ngợm, bị kì thị hư hỏng, các bậc cha mẹ không cho con cái kết bạn với Huyền. Tôi hiền lành, học giỏi nhất lớp ở tất cả các môn. Trong các kì thi, kiểm tra, tôi giải bài chép ra giấy để Huyền ném cho các bạn.
Chính thức công bố Quy hoạch Bảo vệ môi trường quốc gia tầm nhìn đến năm 2050

Chính thức công bố Quy hoạch Bảo vệ môi trường quốc gia tầm nhìn đến năm 2050

Baovannghe.vn - Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Lễ công bố Quy hoạch Bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tự - Thơ Tùng Bách

Tự - Thơ Tùng Bách

Baovannghe.vn- Không có gì để nói/ Tốt nhất, đừng nói gì
Đất mẹ. Truyện ngắn dự thi của Vương Đình Khang

Đất mẹ. Truyện ngắn dự thi của Vương Đình Khang

Baovannghe.vn - Chùa Long Ấn… Đó là một cái chùa nhỏ nằm trên núi Dài. Sao thằng nhỏ người Mỹ này biết chỗ heo hút đó? Hình như đâu phải danh lam thắng cảnh?
Đọc truyện: Như những cái cây… Truyện ngắn dự thi của Nguyễn Thị Như Hiền

Đọc truyện: Như những cái cây… Truyện ngắn dự thi của Nguyễn Thị Như Hiền

Baovannghe.vn- Giọng đọc: Hà Phương; Đỗ họa: Thùy Dương