Diễn đàn lý luận

Những bông sen mùa đại dịch

Lý luận phê bình
08:17 | 15/03/2022
Vài năm nay, có rất nhiều thơ viết về thời đại dịch. Đó là thơ viết trực diện về các chiến sĩ áo trắng trên mặt trận tuyến đầu chống dịch, thơ viết về những đoàn người di dân, thơ viết về những em bé mồ côi cha mẹ, về đám tang vắng người đưa tiễn, về lò thiêu xác những ngày ảm đạm. Trong rất nhiều bài thơ tôi đọc, bài thơ của Hồng Thanh Quang lại có một góc nhìn khác, một cảm nhận riêng giữa bề bộn hiện thực cuộc sống
aa

Vài năm nay, có rất nhiều thơ viết về thời đại dịch. Đó là thơ viết trực diện về các chiến sĩ áo trắng trên mặt trận tuyến đầu chống dịch, thơ viết về những đoàn người di dân, thơ viết về những em bé mồ côi cha mẹ, về đám tang vắng người đưa tiễn, về lò thiêu xác những ngày ảm đạm. Trong rất nhiều bài thơ tôi đọc, bài thơ của Hồng Thanh Quang lại có một góc nhìn khác, một cảm nhận riêng giữa bề bộn hiện thực cuộc sống:

Những bông sen

trong mùa đại dịch

Thế có vô tình chăng,

Giữa bao nhiêu khốn khó,

Khi nước mắt ai tuôn,

Vẫn nồng nàn hoa nở?

Trên ranh giới mong manh,

Sự sống kề chết chóc,

Vẫn ngát một làn hương,

Thơm cả vào tiếng khóc...

Không thể nào làm khác,

Giúp đời sát vực sâu,

Đành rực hồng thêm sắc,

Cho cái nhìn bớt đau...

9/9/2021

Khi Đất nước căng mình trong thử thách, khi bệnh dịch lan tràn, cái chết đang rình rập, tàn khốc, cuộc sống thường ngày vẫn sinh sôi như một dòng chảy không ngừng. Nhìn những bông hoa sen, tác giả hỏi: Thế có vô tình chăng, Giữa bao nhiêu khốn khó. Vẫn biết sen nở theo mùa, theo quy luật của trời đất nhưng tác giả vẫn hỏi, hỏi màu hoa kia, hay hỏi chính mình: Khi nước mắt ai tuôn, Vẫn nồng nàn hoa nở?

Ở đoạn thơ tiếp theo, Hồng Thanh Quang tự trả lời, tự lý giải theo cách riêng của một nhà thơ. Nói như Xuân Diệu: sự sống không bao giờ chán nản và cây đời mãi mãi xanh tươi. Trong thời kỳ khắc nghiệt, dữ dằn, những bông hoa vẫn nở. Giữa bóng tối và chết chóc, những bông hoa vẫn nở. Hoa nở là sứ mệnh của hoa, nở theo quy luật, nở theo mùa, nở như không có gì khác được. Nhưng khi Hồng Thanh Quang viết Vẫn ngát một làn hương, Thơm cả vào tiếng khóc… thì câu thơ chợt có gì lóe lên, nhói lên trong tâm tưởng người đọc. Mùi hương hoa sen có gì mà ảo diệu vậy, mùi hương thơm cả vào tiếng khóc thì lạ và hay. Đó là câu thơ phát triển theo sự bột phát tự nhiên, viết cứ như chơi, không có sự gọt dũa cầu kỳ mà vẫn hay, vẫn đủ sức lắng, sức đọng.

Đọc bài Những bông sen trong mùa đại dịch của Hồng Thanh Quang, tôi chợt nhớ đến bài thơ Hoa những ngày thường của nhà thơ Chế Lan Viên viết trong chiến tranh đánh Mỹ năm 1965: “Lạ thay đất nước quê nhà/ Lửa đạn, hoa mùa cứ nở/ Bên đường công tác anh qua/ Hoa hồng vẫy gọi thiết tha/ Hố bom toác ở đầu sân/ Cuối sân lại nở đoá hồng/ Màu đỏ hai lần đỏ gấp...”. Hai bài thơ ở hai khoảng thời gian khác nhau: thời chiến tranh đánh Mỹ và thời đại dịch. Hai nhà thơ, hai thế hệ khác nhau đều mang đến cho thơ những vẻ đẹp riêng bằng những câu thơ ghi dấu được tháng ngày mình trải.

Bài thơ Những bông sen trong mùa đại dịch in trong tập thơ Chút sen còn lại của Hồng Thanh Quang. Đọc Hồng Thanh Quang, tôi nhớ những câu thơ hay viết về sen, về tình yêu: Bao mùa sen vẫn non tơ/ Vẫn mơn nởn lá vẫn ngơ ngác hồng hoặc: Anh chỉ dám tự xa nhìn và tiếc/ Xác lá rơi hè hố ngẩn ngơ rằm... Và: Tóc không tơ nữa, vai gầy/ Bao nhiêu xa xót thổi đầy phương anh... Bài thơ có 12 câu, ngắn ngọn, hàm súc, không sa vào tả việc, kể lể dông dài. Ở đoạn tiếp theo, đoạn kết Hồng Thanh Quang viết:

Không thể nào làm khác,

Giúp đời sát vực sâu,

Đành rực hồng thêm sắc,

Cho cái nhìn bớt đau...

Tác giả khép lại bài thơ nhưng lại mở ra, lại mượn lời những bông hoa sen để tâm sự, dãi bày cùng người đọc. Không hiểu sao đọc tới đây, tôi lại mường tượng ra những bông hoa sen trong một đám tang, trước lò hỏa táng, trước nỗi mất mát quặn lòng, màu hoa sen sáng lên và làn hương tỏa ra thấm mãi vào tâm tưởng: Đành rực hồng thêm sắc,Cho cái nhìn bớt đau... Bài thơ viết theo thể thơ ngũ ngôn, về hình thức thơ không mới, đáng mừng hơn, bài thơ mới về cách cảm cách nhìn: Vẫn ngát một làn hương, Thơm cả vào tiếng khóc... Đề tài khó viết, nhưng đây là một bài thơ hay đáng ghi nhận của Hồng Thanh Quang viết trong mùa Đại dịch.

Nguồn Văn nghệ số 11/2022


Dấu mốc trên hành trình tiểu thuyết

Dấu mốc trên hành trình tiểu thuyết

Baovanghe.vn - Tấn kịch ở Hạ Lỗi là tiểu thuyết thứ 6 trên hành trình tiểu thuyết của Nguyễn Nhuận Hồng Phương. Thiên truyện bắt đầu bằng cuộc hồi hương nhọc nhằn và bất đắc dĩ của thông phán Trịnh Huệ và cậu con trai Trịnh Hạ mới 7 tuổi đầu của ông.
Thời tiết ngày 20/9: Thanh Hóa - Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn diện rộng

Thời tiết ngày 20/9: Thanh Hóa - Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn diện rộng

Baovannghe.vn - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ đêm 19/9 - 20/9, mưa lớn xảy ra tại khu vực từ Thanh Hóa - Quảng Trị
Báo Văn nghệ nhận Tặng thưởng của Ban Bí thư về hoạt động tuyên truyền lý luận, phê bình VHNT năm 2023

Báo Văn nghệ nhận Tặng thưởng của Ban Bí thư về hoạt động tuyên truyền lý luận, phê bình VHNT năm 2023

Baovannghe.vn - Tối ngày 19.9.2024 Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức lễ trao Tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình VHNT năm 2023, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội)
Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Baovannghe.vn - Đọc truyện: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Baovannghe.vn - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.