Diễn đàn lý luận

Phê bình sinh thái - trào lưu nghiên cứu của thế giới

Lý luận phê bình
09:06 | 30/01/2018
Hội thảo khoa học quốc tế “Sinh thái học trong văn học Đông Nam Á: Lịch sử, Huyền thoại và Xã hội” vừa diễn ra tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH KHXH&NV), Hà Nội. Trước đó, hội thảo quốc tế về phê bình sinh thái do Viện Văn học tổ chức đã thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu học thuật… phê bình sinh thái của Việt Nam đang dần bắt kịp khuynh hướng chung của thế giới.
aa

Hội thảo khoa học quốc tế “Sinh thái học trong văn học Đông Nam Á: Lịch sử, Huyền thoại và Xã hội” vừa diễn ra tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH KHXH&NV), Hà Nội. Hội thảo thu hút khoảng 20 nhà nghiên cứu từ các nước Đông Nam Á cùng 60 nhà khoa học, phê bình Việt Nam tề tựu, thảo luận về các vấn đề phê bình sinh thái trong khu vực Đông Nam Á. Trước đó, hội thảo quốc tế về phê bình sinh thái do Viện Văn học tổ chức đã thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu học thuật… phê bình sinh thái của Việt Nam đang dần bắt kịp khuynh hướng chung của thế giới.

Ba cuốn sách về phê bình sinh thái đã được xuất bản tiếng Việt, gồm: Rừng khô suối cạn, biển độc và văn chương (tác giả Nguyễn Thị Tịnh Thy), Con người và tự nhiên trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 (Trần Ánh Nguyệt và Lê Lưu Oanh) và cuốn Phê bình sinh thái là gì? do Viện Văn học chủ trì dịch, Hoàng Tố Mai chủ biên

Phê bình sinh thái trong văn học được định nghĩa trong một bài viết có tên Phê bình sinh thái của tác giả Vương Nặc: “Văn học sinh thái là loại văn học lấy chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái làm cơ sở tư tưởng, lấy lợi ích chỉnh thể của hệ thống sinh thái làm giá trị cao nhất để khảo sát và biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và truy tìm nguồn gốc xã hội của nguy cơ sinh thái”.

Xu hướng toàn cầu hóa khiến phê bình sinh thái nhanh chóng lan truyền khắp thế giới. Khu vực Đông Nam Á và Việt Nam đã bắt đầu làm quen với các khái niệm như phê bình sinh thái, sáng tác tự nhiên, văn học sinh thái, phê bình xanh, ngôn ngữ xanh… Vấn đề môi trường, vì sự tồn tại, phát triển bền vững chưa bao giờ trở nên nhức nhối như hiện nay. Từ những năm 1960-1970, thế giới đã có rất nhiều tác phẩm về vấn đề sinh thái. Nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực thời bấy giờ (nhân chủng học, tâm lý học, triết học, tôn giáo học…) đã đưa ra quan điểm về quan hệ giữa con người và tự nhiên. Tuy nhiên giới phê bình văn học được cho là “phản ứng chậm” với đề tài thời sự này.

Đến những năm 1990, các hoạt động hội thảo, nghiên cứu vấn đề hoạt động văn chương và môi trường được tổ chức. Từ Mỹ, các hội thảo, nghiên cứu này lan rộng ra khắp các châu lục, khiến phê bình sinh thái trở thành trào lưu trong giới học thuật.

Tại Việt Nam, phê bình sinh thái thuộc chuyên ngành văn học đã được quan tâm. Tuy nhiên, theo trào lưu chung, trong sáng tác và phê bình, vấn đề sinh thái cũng còn đôi chút phải bàn. Cụ thể tại không ít các hội thảo, đề tài nghiên cứu khoa học về phê bình văn học sinh thái đã liên tục được tổ chức.Gần đấy nhất vào dịp cuối năm 2017, Viện Văn học đã tổ chức một hội thảo quốc tế tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội về vấn đề phê bình sinh thái. Hội thảo này thu hút nhiều học giả khắp thế giới và các nhà nghiên cứu tham gia.

Hội thảo lần này diễn ra trong hai ngày 26 và 27/1 , bà Chitra Sankaran - Chủ tịch Hội Nghiên cứu Văn học và Sinh thái Đông Nam Á - chia sẻ, Hội cũng tổ chức các buổi hội thảo như ở Đại học Quốc gia Singapore, hay ở Việt Nam. Bà đánh giá cao hội thảo trong hai ngày tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, bà cho rằng công tác chuẩn bị chu đáo, đặc biệt trong tài liệu không chỉ in các tham luận của các diễn giả tham gia hội thảo, mà còn có nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ các nước ngoài Đông Nam Á. Bà Chitra Sankaran đánh giá cao chất lượng các tham luận tại hội thảo, và cho biết sẽ công bố những tham luận này trên một tạp chí về nghiên cứu văn học sinh thái.

Buổi hội thảo này không chỉ là diễn đàn đưa ra tiếng nói, tranh luận của các nhà nghiên cứu, mà còn là vòng kết nối những nhà nghiên cứu cùng chung mối quan tâm tới một vấn đề trong khu vực. Nó cho thấy nhu cầu quốc tế hóa trong giới nghiên cứu buộc các nhà khoa học phải có sự tiếp xúc với nước ngoài. Chính nhu cầu quốc tế hóa đó khiến giới nghiên cứu, hoạt động sáng tác, giảng dạy văn chương cần tìm tiếng nói chung trong vấn đề lớn lao như môi trường, sinh thái.

MH


Thời tiết ngày 20/9: Thanh Hóa - Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn diện rộng

Thời tiết ngày 20/9: Thanh Hóa - Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn diện rộng

Baovannghe.vn - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ đêm 19/9 - 20/9, mưa lớn xảy ra tại khu vực từ Thanh Hóa - Quảng Trị
Báo Văn nghệ nhận Tặng thưởng của Ban Bí thư về hoạt động tuyên truyền lý luận, phê bình VHNT năm 2023

Báo Văn nghệ nhận Tặng thưởng của Ban Bí thư về hoạt động tuyên truyền lý luận, phê bình VHNT năm 2023

Baovannghe.vn - Tối ngày 19.9.2024 Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức lễ trao Tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình VHNT năm 2023, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội)
Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Baovannghe.vn - Đọc truyện: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Baovannghe.vn - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Trong số các nhà văn nữ Việt Nam đương đại, nhà văn Vũ Thanh Lịch, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình, là cây bút văn xuôi có nội lực sung mãn. Chị là tác giả của nhiều truyện ngắn hay, ghi dấu trong lòng bạn đọc mà “Nhà Thánh” - giải nhất Cuộc thi truyện ngắn Lửa mới 2018-2019 do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức là một minh chứng tiêu biểu.