Văn hóa nghệ thuật

Phim hoạt hình về người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên

Lai Nhã
Điện ảnh 09:11 | 23/10/2024
Baovannghe.vn - Nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh Lý Tự Trọng (20/10/1914 - 20/10/2024) - người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên, Đoàn Khối các cơ quan Trung ương đã tổ chức sản xuất bộ phim hoạt hình về cuộc đời, sự nghiệp của người anh hùng trẻ tuổi.
aa

Phim có thời lượng 7 phút, được chuyển thể từ truyện tranh Lý Tự Trọng của tác giả Hoài Lộc và họa sĩ Bùi Việt Thanh do Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành, tập trung vào các sự kiện chính trong cuộc đời người thanh niên cộng sản Lý Tự Trọng, từ thời niên thiếu cho đến những năm tháng hoạt động cách mạng, nhấn mạnh tinh thần kiên cường và lòng yêu nước của người anh hùng trẻ tuổi.

Phim hoạt hình về người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên
Hình ảnh trong phim hoạt hình về anh hùng Lý Tự Trọng

Đồng chí Bùi Hoàng Tùng, Bí thư Đoàn Khối các cơ quan Trung ương cho biết, bộ phim là một sản phẩm giáo dục truyền thống yêu nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, tinh thần trách nhiệm của thế hệ trẻ với đất nước thông qua tấm gương dũng cảm của đồng chí Lý Tự Trọng.

Phim được làm dưới dạng hoạt hình 2D Cutout, sử dụng công nghệ máy tính và đồ họa chất lượng cao. Các nhân vật, phông nền và bối cảnh được phác thảo đen trắng bằng tay, sau đó vẽ lại bằng đồ họa vi tính. Ban Thường vụ Đoàn Khối các cơ quan Trung ương mong muốn hình thức phim hoạt hình sẽ là cách thức hiệu quả đối với công tác giáo dục truyền thống cho các em thiếu niên, nhi đồng.

Phim hoạt hình về anh hùng Lý Tự Trọng - Nguồn: Đoàn Khối các cơ quan Trung ương

Phim sẽ được phát hành rộng rãi trên các nền tảng mạng xã hội để có thể đến được với thanh thiếu nhi và các cấp bộ Đoàn cả nước.

Sinh ra trong một gia đình Việt kiều có truyền thống yêu nước tại Thái Lan, Lý Tự Trọng đã được nuôi dưỡng trong sự đùm bọc yêu thương của tình đồng bào, nghĩa đồng chí và sớm giác ngộ cách mạng. Năm 1925, anh là một trong tám thiếu niên được lựa chọn vào nhóm "Thiếu niên tiền phong Việt Nam" học tập tại Quảng Châu (Trung Quốc) dưới sự chỉ dạy và chăm sóc trực tiếp của Bác Hồ. Năm 16 tuổi, anh trở lại Sài Gòn với nhiệm vụ thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản.

Với tài trí và lòng dũng cảm, những hoạt động của Lý Tự Trọng đã góp phần dấy lên phong trào cách mạng trong quần chúng. Anh bị thực dân Pháp bắt khi mới 17 tuổi. Tuy nhiên, nhà tù thực dân khắc nghiệt với những trận đòn tra tấn dã man cùng âm mưu mua chuộc không khuất phục được người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi. Tại phiên tòa thâm độc được dựng lên nhằm bôi nhọ cách mạng và những chiến sĩ cách mạng, xem những chiến công của các anh như lỗi lầm, hành động không suy nghĩ của tuổi vị thành niên, anh đã dõng dạc tuyên bố: "Tôi hành động không phải là không suy nghĩ. Tôi hiểu việc tôi làm. Tôi làm vì mục đích cách mạng. Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác. Tôi tin rằng nếu các ông suy nghĩ kỹ thì các ông cũng cần phải giải phóng dân tộc, giải phóng những người cần lao như tôi".

Người đoàn viên thanh niên cộng sản Lý Tự Trọng hy sinh ở tuổi 17. Anh là biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là lời hiệu triệu cho các thế hệ thanh niên Việt Nam đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Tuy cuộc đời ngắn ngủi, song tinh thần cách mạng của anh trở thành tấm gương chói lọi cho các thế hệ thanh niên noi theo.

Câu nói bất hủ "Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác..." của anh trở thành lý tưởng sống và kim chỉ nam hành động của thanh niên Việt Nam qua các thời kỳ cách mạng. Hình ảnh Lý Tự Trọng nâng niu cuốn Truyện Kiều trong ngục tù thực dân từ hơn 90 năm trước đến nay vẫn gây cho chúng ta những xúc động sâu sắc.

Lai Nhã | Báo Văn nghệ

------------

Bài viết cùng chuyên mục:

Liên hoan phim hoạt hình Panam Anim lần thứ II Công chiếu 50 bộ phim hoạt hình đặc sắc Tổ chức tọa đàm về "Năng lực sản xuất và hợp tác quốc tế làm phim hoạt hình Việt Nam” Những khó khăn trong sản xuất phim hoạt hình lịch sử Việt Nam Yếu tố dân gian trong phim hoạt hình Việt Nam
Nhà sưu tập Nguyễn Mạnh Phúc - Cả đời đau đáu với quê hương

Nhà sưu tập Nguyễn Mạnh Phúc - Cả đời đau đáu với quê hương

Baovannghe.vn - Trên căn gác tầng hai xinh xắn trong con ngõ nhỏ phố Hòa Mã (Hà Nội), chúng tôi bắt gặp trên tường nhiều tranh Nguyễn Mạnh Phúc sưu tập của các tác giả tên tuổi, trong đó có nhiều tranh của danh họa Bùi Xuân Phái, đặc biệt có bức sơn dầu nổi tiếng Cô gái mặc áo đen họa tiết kỷ hà trắng, vẽ chân dung Mai Trang từ năm 1988, bức vẽ cuối cùng của Bùi Xuân Phái, tác phẩm được ví như một Mona Lisa của Việt Nam.
Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước

Baovannghe.vn - Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là văn kiện pháp lý có giá trị cao nhất, phản ánh ý chí, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, đồng thời là nền tảng chính trị, pháp lý cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước.
Ở quê - Thơ Tô Thi Vân

Ở quê - Thơ Tô Thi Vân

Baovannghe.vn- Nhà không nuôi mèo/ Chim sẻ sà vào chiếu nhặt cơm rơi
Máy giặt - Thơ Hoàng Ngọc Châu

Máy giặt - Thơ Hoàng Ngọc Châu

Baovannghe.vn- Những bộ áo thường ngày/ Quay trong máy giặt/ Bong bóng mắt
Bảo vệ Tổ quốc trong kỷ nguyên mới

Bảo vệ Tổ quốc trong kỷ nguyên mới

Baovannghe.vn - Chiều 3/7 tại trụ sở Bộ Công an (TP Hà Nội) đã diễn ra Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Sự phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới và những vấn đề đặt ra đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc - Lý luận và thực tiễn”.