Sự kiện & Bình luận

Sàn thương mại điện tử xuyên biên giới Temu và câu chuyện bảo vệ hàng nội địa

Nguyễn Anh Vũ
Chính trị xã hội
14:10 | 27/10/2024
Baovannghe.vn - Sàn thương mại điện tử Temu, Taobao và 1688 hoạt động tại Việt Nam với sự đa dạng mặt hàng, giá rẻ. Đã và đang đe dọa sản xuất trong nước.
aa

Sự kiện sàn thương mại điện tử xuyên biên giới Temu đã làm nóng bầu không khí tại họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương diễn ra chiều 23/10 khi hàng loạt câu hỏi được đặt ra cho lãnh đạo Bộ về công tác bảo hộ hàng nội địa trước các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới, trong đó có kênh bán hàng nói trên đang hoạt động tại Việt Nam khi mà Indonesia đã cấm và một số nước bày tỏ sự quan ngại với sàn này.

Tại họp báo, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định, theo quy định của Nghị định 85/2021, các sàn thương mại điện tử hoạt động tại Việt Nam bắt buộc phải đăng ký. Với sàn thương mại điện tử Temu, Bộ Công Thương đã giao Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số rà soát đánh giá tác động.

Sàn thương mại điện tử xuyên biên giới Temu và câu chuyện bảo vệ hàng nội địa
Hiện sàn thương mại điện tử Temu, Taobao và 1688 đang hoạt động khá mạnh tại Việt Nam. Ảnh Internet

Ngay sau phần trả lời của Thứ trưởng, nhiều quan điểm trái chiều đã được đặt ra. Xét về mặt lý thuyết, thì việc đăng ký hoạt động kinh doanh ngoài vốn thì những thông tin bao gồm cả phương thức bán hàng, mặt hàng đều phải được làm rõ trước cơ quan chức năng. Đây được xem là điều kiện bắt buộc, nhưng thực tế, nhiều kênh bán hàng núp bóng dưới hình thức tài trợ bán hàng, hay bán hàng trên hệ thống mạng xã hội thì việc khai báo, đăng ký trong một chừng mực nhất định vẫn còn bỏ ngỏ. Hiện người tiêu dùng đang bị bủa vây bởi các sàn thương mại điện tử, Taobao, 1688, TikTok Shop, Website, Zalo ( Zalo cá nhân, Zalo shop), Facebook fanpage, App bán hàng, livestream... và không biết đâu là kênh bán hàng không chính thống. Chưa kể, việc bán hàng diễn ra cả khi chưa được cơ quan quản lý cấp phép.

Điều đáng nói, giá cả sản phẩm trên các kênh bán hàng nói trên đều thấp hơn giá sản phẩm cùng loại được bán trực tiếp tại thị trường. Do vậy, dù lo lắng gặp phải những hệ lụy như: mua hàng không giống mẫu đã đặt, bị lừa tiền... thì người tiêu dùng phần đông hiện nay vẫn chọn hình thức mua bán trực tuyến thay vì trực tiếp theo truyền thống.

Giá rẻ, kèm quà khuyến mại là thủ thuật các nhà bán hàng trên sàn thương mại lựa chọn để đánh thẳng vào tâm lý của người tiêu dùng khiến họ mất khả năng phòng vệ trong tìm hiểu về chất lượng sản phẩm, tính ưu việt khi sử dụng và nguồn gốc sản phẩm. Có nhiều lý do nhà bán hàng giảm giá thành sản phẩm, thậm chí là giảm kịch sàn như: không phải thuê địa điểm bán hàng, không cần kho bãi ( bởi người bán hàng chỉ trong vai trò trung gian - ở giữa nhà sản xuất- người tiêu dùng)... Điều này, vô hình chung đã giết chết hàng nội. Và Temu là một ví dụ điển hình cho thấy điều đó.

Lần theo dòng sự kiện, ngày 24/10, sàn thương mại điện tử Temu có văn bản chính thức gửi Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương được kinh doanh tại thị trường Việt Nam và cam đoan về việc thực hiện các yêu cầu tuân thủ pháp luật thương mại điện tử Việt Nam khi gia nhập thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, Temu đã hoạt động rầm rộ tại Việt Nam từ khá lâu, thậm chí đã kịp phủ sóng trên khắp cả nước với mức giá bán hàng thấp không thể thấp hơn. Cụ thể các hàng hóa của Temu đều giảm từ 50-60% thậm chí sâu đến 90% với đa dạng các mặt hàng. Và điều đáng nói, sàn thương mại điện tử của Trung Quốc này hoạt động tại các nền tảng Việt Nam từ trước khi có đơn xin được cấp phép.

Việc bán hàng phá giá với nhiều mặt hàng tiêu dùng, gia dụng của Temu đã khiến cho nhiều nhà sản xuất trong nước điêu đứng. Nói như đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân (đoàn TP.HCM) đây chính là thách thức buộc chúng ta phải hành động ngay khi nhìn thấy rõ thực tế này tác hại nghiêm trọng tới nền kinh tế để có ứng phó đúng mực. Chúng ta có thể đặt ra các rào cản thương mại, thuế, nhằm đảm bảo sự minh bạch và công bằng cho nhà sản xuất kinh doanh trong nước với nước ngoài. Về phía doanh nghiệp, cần thích ứng với chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Chính phủ cũng cần phải có sự tiếp sức. Chúng ta muốn nền kinh tế chuyển đổi số, chuyển đổi xanh thì phải tiếp sức cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa có đủ điều kiện, năng lực, tài chính để thực hiện chuyển đổi số, chuyển đổi xanh để cạnh tranh trên thị trường.

Chỉ một sàn thương mại Temu đã làm cho hàng loạt doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực tiêu dùng, gia dụng nội địa điêu đứng, nếu như có thêm nhiều sàn thương mại như Temu ra đời, phải chăng sản xuất trong nước sẽ bị tê liệt. Câu hỏi đó không chỉ được người tiêu dùng, doanh nghiệp đặt ra với cơ quan quản lý, và với Thủ tướng Chính phủ để mong nhận được những câu trả lời thỏa đáng và đi kèm theo đó là những biện pháp phòng vệ thương mại phù hợp, để doanh nghiệp trong nước có thể cạnh tranh lành mạnh với doanh nghiệp nước ngoài trên từng mặt hàng, sản phẩm.

Trên cương vị Bộ chủ quản, Bộ đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ ban hành công điện về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử. Trong đó có nội dung nghiên cứu, đề xuất ban hành luật chuyên ngành về thương mại điện tử.

Đại điện Bộ Công thương cho biết, mục tiêu ban hành Luật chuyên ngành về thương mại nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại xuyên biên giới và sửa đổi quyết định số 78 của Thủ tướng Chính phủ về mức giá trị hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh được miễn thuế. Cùng với đó, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị chức năng như Tổng cục Quản lý thị trường phối hợp với Tổng cục Hải quan tăng cường giám sát, kiểm soát các hàng hoá, sản phẩm từ các nền tảng xuyên biên giới. Đồng thời, Bộ cũng yêu cầu Ủy ban Cạnh tranh quốc gia tăng cường công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên không gian mạng. Có những biện pháp tuyên truyền kịp thời đến người tiêu dùng, nâng cao nhận thức về những rủi ro khi mua hàng trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới. Trong trường hợp phát sinh những vi phạm, bộ sẽ phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông để có biện pháp kỹ thuật ngăn chặn phù hợp. Ngoài ra, Bộ Công Thương đang xây dựng báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu phương án giám sát, quản lý hàng hóa nhập khẩu lưu thông qua các sàn thương mại điện tử chưa tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này.

-Hiện Luật Giao dịch điện tử đã có những quy định quản lý hoạt động thương mại điện tử, hoạt động quảng cáo, khuyến mại... Tuy nhiên, với chính sách Thuế vẫn còn có những lỗ hổng về giá trị tối thiểu mặt hàng cần thu thuế có mức thấp hơn.

- Việc quản lý đăng ký, cấp phép vẫn còn lỗ hổng, vẫn để lọt những sàn thương mại hoạt động nhưng chưa đăng ký tại Việt Nam

Như vậy, có thể hiểu, trong một tương lai gần, Việt Nam sẽ có những chính sách phòng vệ thương mại cần thiết để bảo vệ sản xuất trong nước. Nhưng, từ nay đến khi những chính sách ấy ra đời, để bảo vệ các doanh nghiệp trong nước, hơn lúc nào hết, cơ quan thuế cần phải thực sự tỏ rõ vai trò của mình trong việc thu thuế đối với hàng hóa nhập khẩu, chống việc lần tránh thuế, chống phá giá, và chống trợ cấp.

Trước đó, tại hội thảo “Chủ động vận dụng và ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại trong thương mại quốc tế” được tổ chức đầu tháng tám vừa qua của Ban Quản lý Chương trình WTO Chair giai đoạn 3 tại trường Đại học Ngoại thương tổ chức, các chuyên gia cũng đã cảnh báo về việc các quốc gia đang tăng cường áp dụng các biện pháp PVTM với hàng nhập ngoại có nguy cơ đe doạ nền sản xuất trong nước và đề xuất nhiều giải pháp bảo hộ hàng nội địa.

Trước sức ép hàng giá rẻ tràn la trên thị trường, các chuyên gia đề nghị Việt Nam cũng có thể áp dụng những biện pháp đặc biệt tương tự nước Mỹ vận dụng Mục 232 của Đạo luật thương mại mở rộng, khi hàng hoá nhập khẩu có ảnh hưởng an ninh quốc gia thì áp dụng mức thuế ngay lập tức. Và mức thuế này có thể tăng gấp đôi thậm chí cao hơn nhiều lần để bảo vệ sản xuất trong nước.

Trong khi các cơ quan chức năng của Việt Nam còn đang triển khai các dự thảo, nghị quyết thì sàn thương mại điện tử Temu, Taobao và 1688 của Trung Quốc lại nỗ lực hết sức để có thể để phủ sóng thị trường Việt Nam.

Với chính sách bán hàng rẻ nhất, miễn phí vận chuyển tối đa nhất, đổi trả nhanh nhất, chấp nhận thanh toán bằng đồng tiền nội tệ... những kênh bán hàng này đã dần khiến cho thị phần của shopee, lazada Việt Nam thu hẹp.

Gợi ý này cũng nên được xem là một giải pháp quan trọng để bảo vệ sản xuất trong nước và cũng chính là bảo vệ người tiêu dùng, giúp họ được tiếp cận với những mặt hàng chất lượng, đúng với giá trị thực của nó. Từ đó tạo nên môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy sản xuất trong nước.

----------

Bài viết cùng chuyên mục:

Xung đột thương mại: Vừa đấm vừa xoa Hội nghị truyền thông về phòng vệ thương mại Tọa đàm “Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử”. Sớm thương mại hóa 5G trong năm 2024 Ra mắt trang thương mại điện tử sách giáo khoa Cánh Diều
Ngủ giữa bông sen. Truyện ngắn của Vũ Thị Huyền Trang

Ngủ giữa bông sen. Truyện ngắn của Vũ Thị Huyền Trang

Baovannghe.vn - Thỉnh thoảng có vài người lạ lạc chân đến Sơn Cốc.
Trong đám đông hỏi lấy một người: Chẳng hiểu gì về điện

Trong đám đông hỏi lấy một người: Chẳng hiểu gì về điện

Baovannghe.vn - Tụi tôi đang tính đề nghị đặt tên giải sang năm là Giải Trụ hạng các đội hạng nhất quốc gia đấy! Vô địch thì dễ, trụ hạng mới khó!
Bản tin Văn nghệ: Trao giải cuộc thi viết “Hà Nội trong tôi”

Bản tin Văn nghệ: Trao giải cuộc thi viết “Hà Nội trong tôi”

Baovannghe.vn - Liên hiệp Các tổ chức Hữu nghị thành phố Hà Nội trao giải Cuộc thi viết “Hà Nội trong tôi”, tổ chức liên hoan " Âm vang thành phố vì hòa bình"
Chính thức xây dựng Nhà hát Kịch Việt Nam cơ sở 2

Chính thức xây dựng Nhà hát Kịch Việt Nam cơ sở 2

Baovannghe.vn - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTT&DL) vừa ban hành quyết định số 3117/QĐ-BVHTTDL về việc xây dựng cơ sở thứ 2 cho Nhà hát Kịch Việt Nam.
Ghế ngồi cứng. Truyện ngắn của Vân Hạ

Ghế ngồi cứng. Truyện ngắn của Vân Hạ

Baovannghe.vn- Bên ghế đối diện mới chỉ có một hành khách, một phụ nữ khoảng ngoài 40. Chị ta chiếm luôn phần ghế trống để nằm, hai chân bắt chéo gác lên mặt chiếc bàn ăn nhỏ.