Văn hóa nghệ thuật

Tác phẩm "Mẹ và con" của Lê Thị Lựu được mua với giá hơn 13 tỷ đồng

Mỹ thuật
10:09 | 23/04/2022
Tác phẩm "Mẹ và con" của Lê Thị Lựu được bán giá 573.925 USD tương đương với giá hơn 13 tỷ Việt Nam đồng trong phiên đấu giá online của Sotheby's. Đây là mức giá cao gấp tám lần dự đoán ban đầu, đưa Mère et enfant (Mẹ và con) trở thành tác phẩm đấu giá cao nhất trong phiên Indochine, gồm 49 tranh hiện đại, tạp chí cũ của các họa sĩ, giáo viên Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.
aa


Tác phẩm "Mẹ và con" của Lê Thị Lựu được bán giá 573.925 USD tương đương với giá hơn 13 tỷ Việt Nam đồng trong phiên đấu giá online của Sotheby's. Đây là mức giá cao gấp tám lần dự đoán ban đầu, đưa Mère et enfant (Mẹ và con) trở thành tác phẩm đấu giá cao nhất trong phiên Indochine, gồm 49 tranh hiện đại, tạp chí cũ của các họa sĩ, giáo viên Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.

Cụ thể, Indochine là phiên đấu trực tuyến dành riêng cho Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ 20, bao gồm 49 tác phẩm, ở các thể loại tranh, sơn mài, điêu khắc... của những sinh viên tốt nghiệp đầu tiên của Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Phiên đấu diễn ra từ ngày 14 đến 21/4 trên website của Sotheby's với tranh của nhiều gương mặt tên tuổi như Nguyễn Nam Sơn, Vũ Cao Đàm, Mai Trung Thứ, Lê Phổ..

Tranh của bà được giới thiệu tại nhiều phòng trưng bày ở Paris. Từ năm 1962, Lê Thị Lựu giảng dạy ở các trường Lycée Corot, Lycée Rodin Paris và Lycée d’Orsay. Từ năm 1971, bà về hưu, chuyển về sống ở miền Nam nước Pháp. Bà qua đời năm 1988.

Sinh thời, họa sĩ Nguyễn Nam Sơn - đồng sáng lập Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, tham gia giảng dạy bộ môn Đồ họa và Trang trí - từng nói tên Lê Thị Lựu rất đặc biệt, vì nó bao gồm ba loại trái cây mang hương thơm và màu sắc dịu ngọt: lê, thị và lựu.

Theo đó, tác phẩm chất liệu mực và màu trên lụa, được thực hiện vào khoảng những năm 1960. Trung tâm của bức tranh là hình ảnh mẹ bồng con, điểm xuyết bằng những bình hoa. Mẹ mặc áo dài lụa trắng, mấn đội đầu màu xanh nền nã, còn em bé mặc đồ màu cam nổi bật. Tác phẩm được cho là gửi gắm tình cảm của danh họa với gia đình và quê hương Việt Nam, trong thời gian sinh sống tại Pháp. Lê Thị Lựu cùng chồng sang Pháp định cư từ năm 1940.

Nhà nghiên cứu mỹ thuật Ngô Kim Khôi cho biết, bức họa xứng đáng với mức giá này, thậm chí trong tương lai còn tăng cao hơn nữa. "Danh họa không sử dụng các màu sắc nguyên thủy mà pha trộn tinh tế, mang đến tổng thể tranh màu pastel thể hiện sự dịu dàng đậm chất Lê Thị Lựu".

Nguyễn Phương ( tổng hợp)


Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Baovannghe.vn - Đọc truyện: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Baovannghe.vn - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Trong số các nhà văn nữ Việt Nam đương đại, nhà văn Vũ Thanh Lịch, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình, là cây bút văn xuôi có nội lực sung mãn. Chị là tác giả của nhiều truyện ngắn hay, ghi dấu trong lòng bạn đọc mà “Nhà Thánh” - giải nhất Cuộc thi truyện ngắn Lửa mới 2018-2019 do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức là một minh chứng tiêu biểu.
Mùa thu. Truyện ngắn của Như Bình

Mùa thu. Truyện ngắn của Như Bình

Baovannghe.vn - Bà ngoại chỉ nói: "Đừng thúc ép gì nhiều. Phải tội. Đời người bạc, phận mỏng, biết sao được số trời. Mày làm thế không sợ chuốc khổ cho con bé".
Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ Bão số 4  trên khu vực trung Lào

Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ Bão số 4 trên khu vực trung Lào

Baovannghe.vn - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão - cơn bão số 4 năm 2024.