Sự kiện & Bình luận

Thanh Hóa từ văn hóa Đông Sơn đến khát vọng thịnh vượng

Lan Anh
Đời sống
15:33 | 13/12/2024
Baovannghe.vn- Thanh Hóa đã trải qua các cuộc kháng chiến chống giặc phương Bắc trong đó có cuộc khởi nghĩa của bà Triệu Thị Trinh, đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
aa

Trong bài viết “Văn hóa Đông Sơn 90 năm phát triển và nghiên cứu” của Nhà nghiên cứu Văn hóa Trình Năng Chung đăng trên tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam số 5 (78) – 2014, tại kết luận, ông đã viết: “Tài liệu khảo cổ học đã ghi nhận nhiều đợt giao lưu của người Đông Sơn đến với Đông Nam Á lục địa và hải đảo, trong đó những đợt sớm diễn ra vào khoảng thế kỷ II-III tr.CN, khi mà nền văn hóa Đông Sơn phát triển cực thịnh. Cư dân Đông Sơn đã mang những sản phẩm đi giao lưu với các vùng đất khác theo hình thức trao đổi hàng hóa. Đấy chính là những minh chứng có sức thuyết phục lớn cho sự giao lưu văn hoá giữa cộng đồng cư dân Văn Lang - Âu Lạc với các cộng đồng cư dân các tộc người khác trong khu vực Đông Nam Á thời tiền sử. Sự giao lưu văn hoá đã giúp văn hoá Đông Sơn có một sức sống mãnh liệt, hình thành bản lĩnh mang tính cách Việt: năng động, giao lưu rộng mở, nhưng không mất đi bản sắc riêng cả trong quá khứ và thời đại xây dựng đất nước hiện nay”.

Thanh Hóa từ văn hóa Đông Sơn đến khát vọng thịnh vượng
Một góc Thành phố Thanh Hóa về đêm. Ảnh: Tư liệu

Theo phát hiện ở 2 khu vực chính là ven bờ Nam sông Mã và trong làng cổ Đông Sơn (nay thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa). Với phát hiện đầu tiên của ông Nguyễn Văn Nắm (ông Kiểm Đạt) vào năm 1924 về một số đồ đồng nằm trong lòng đất khi sông bị lở, và các công bố sau này của trường Viễn Đông Bác Cổ trên các tạp chí khoa học, từ đó làng Đông Sơn trở thành nổi tiếng thế giới về “thời đại đồng thau ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ”. Điều đó đã định danh cho nền “văn hóa Đông Sơn” của Việt Nam, là đỉnh cao của thời đại đồ đồng và sơ kỳ đồ sắt ở Việt Nam, tồn tại vào thế kỷ VII trước CN đến thế kỷ I-II sau CN. Sau hơn 80 năm đã có 7 lần khai quật khảo cổ học tại làng Đông Sơn với quy mô lớn. Tổng diện tích khai quật lên đến 2.214m2, điển hình là những nhóm di vật, nhóm công cụ sản xuất, nhóm nhạc cụ, nhóm mộ táng. Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch) đã công nhận khu vực di chỉ này là di tích cấp Quốc gia theo quyết định số 315-VH/VP ngày 28/4/1962, bao gồm: Khu vực núi Đông Sơn và từ núi ra đến bờ sông Mã, từ cầu Hàm Rồng vào thôn Đông Sơn thuộc xã Đông Giang (nay là phường Hàm Rồng). Sau các cuộc khai quật, khu vực khảo cổ ven bờ sông Mã được phân về cho các cơ quan xí nghiệp, các hố khảo cổ được lấp lại để bảo quản. Hố khảo cổ trong làng Đông Sơn nằm phía Bắc làng, được giữ lại làm hố trưng bày ngoài trời để phục vụ tham quan, mới được xây dựng nhà bao che đơn giản năm 2013. Tổng diện tích đất theo biên bản khoanh vùng các khu vực bảo vệ của di tích Di chỉ Khảo cổ học văn hóa Đông Sơn là 45,032 ha. Diện tích đất nghiên cứu Quy hoạch dự kiến là: 45,032 ha.(*) Đây là những phát hiện quan trọng nhất của khảo cổ học Việt Nam. Từ những cứ liệu khảo cổ và qua các chứng cứ của các nhà nghiên cứu văn hóa cho thấy làng cổ Đông Sơn (ven sông Mã, với vị trí gần ngay trung tâm thành phố Thanh Hóa), là một trong những làng Việt cổ xuất hiện từ rất sớm, tồn tại phát triển liên tục cho tới ngày nay; từ sự liên kết chặt chẽ và mang tính cộng đồng cao, cư dân Đông Sơn đã tạo nên một nền văn minh rực rỡ, là tiền đề quan trọng từ buổi sơ khai qua quá trình phát triển.

Thanh Hóa đã trải qua các cuộc kháng chiến chống giặc phương Bắc trong đó có cuộc khởi nghĩa của bà Triệu Thị Trinh, đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn…Và với những đóng góp sức người, sức của đặc biệt lớn trong cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp, quân và dân Thanh Hóa được Bác Hồ khen ngợi: “Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó”. Trong kháng chiến chống Đế quốc Mỹ, Thanh Hóa nổi bật là chiến thắng Nam Ngạn - Hàm Rồng các ngày 3, 4-4-1965 đã bắn rơi, bắn cháy 31 máy bay Mỹ, là khúc dạo đầu của trận “Ðiện Biên Phủ trên không” ở Thủ đô Hà Nội. Trong kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ, tỉnh Thanh Hóa đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ ghi nhận vừa là hậu phương vững chắc, vừa là tiền tuyến Anh hùng. Nhiều cá nhân, tập thể có thành tích tiêu biểu, xuất sắc đã được tặng nhiều phần thưởng cao quý. Toàn tỉnh có 25 đơn vị được tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, 16 đơn vị và cá nhân là Anh hùng Lao động, 71 cá nhân là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, hàng nghìn Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, 56.559 liệt sĩ, 32.146 người là thương binh...Sau khi đất nước được hòa bình, Thanh Hóa lại nhanh chóng khắc phục vết thương chiến tranh để xây dựng quê hương phát triển.

Giai đoạn từ 1975 – 1985: Thanh Hóa ra sức khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục, phát triển kinh tế. Nhiều phong trào thi đua diễn ra sôi nổi như “Định Công hóa”. Nhiều công trình thủy lợi lớn ra đời như sông Lý, sông Hoàng, hồ sông Mực, hồ Yên Mỹ... Trong 10 năm đầu thực hiện đổi mới và phát triển (1986 – 1996): Thực hiện chính sách khoán hộ nông nghiệp, Thanh Hóa đã vươn lên mạnh mẽ. Đến năm 1995 trở thành 1 trong những tỉnh có tổng sản lượng lương thực đạt 1 triệu tấn. Các ngành giao thông - vận tải, bưu điện và một số ngành kinh tế, dịch vụ tài chính – ngân hàng cũng phát triển mạnh mẽ, đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu đời sống nhân dân. Các lĩnh vực giáo dục – đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục - thể thao đạt được những thành tựu đáng ghi nhận; Giai đoạn (1996 – 2005), cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Nhiều dự án quan trọng được xây dựng như: Cảng Nghi Sơn, đường Mục Sơn – Cửa Đạt, đường Hồ Chí Minh đoạn qua Thanh Hóa, đường nối Cảng Nghi Sơn với đường Hồ Chí Minh, đường Lang Chánh – Yên Khương, đường Hồi Xuân – Tén Tằn, Công trình Thủy lợi, Thủy điện Cửa Đạt, hạ tầng các khu du lịch, các bệnh viện, trường đại học... Đã hình thành các khu công nghiệp tập trung Lễ Môn, Bỉm Sơn, Lam Sơn, Nghi Sơn, Tây Bắc. Công tác xóa đói, giảm nghèo được quan tâm. Văn hóa – xã hội có chuyển biến tiến bộ và từng bước được xã hội hóa. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện; Giai đoạn từ 2006 – 2010: Thanh Hóa dồn sức cho phát triển kinh tế - xã hội nhằm hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu kế hoạch 5 năm (2006 – 2010). Trong giai đoạn này, đã hoàn thành và đưa vào sản xuất một số dự án lớn như: Nhà máy Xi măng Công Thanh, dây chuyền 2 Nhà máy Xi măng Nghi Sơn,…Tiến hành GPMB Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn. Nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp được hình thành. Toàn tỉnh đã đẩy mạnh phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS, tăng cường cơ sở vật chất trường lớp. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ với sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, nhân lực và các loại hình khám, chữa bệnh. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được triển khai sâu rộng, mang lại hiệu quả;

Giai đoạn (2011 – 2015), Thanh Hóa bước vào thời kỳ phát triển có tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt cao nhất trong gần 30 năm đổi mới. Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện mạnh mẽ. Huy động vốn cho đầu tư phát triển vượt kế hoạch. Trong giai đoạn này Thanh Hóa vươn lên đứng thứ 6 cả nước về thu hút vốn FDI. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường theo hướng đồng bộ, hiện đại. Nhiều dự án lớn được khởi công xây dựng, như: Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, đường từ Cảng Hàng không Thọ Xuân đi Khu Kinh tế Nghi Sơn, đường vành đai phía Tây TP Thanh Hóa, Khu hàng không dân dụng Cảng Hàng không Thọ Xuân, hệ thống kênh tưới thuộc dự án hồ chứa nước Cửa Đạt, Khu Du lịch Sầm Sơn... Các cầu lớn như Nguyệt Viên, Yên Hoàng, Chiềng Nưa, Bút Sơn, Cầu Thắm được hoàn thành. Nhiều tuyến đê sông, đê biển, công trình hồ đập, trạm bơm, kênh mương, cảng cá, âu tránh trú bão cho tàu thuyền được đầu tư nâng cấp. Các chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI), năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số hội nhập kinh tế quốc tế (PEII) tăng cao và nằm trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước. Lĩnh vực văn hóa – xã hội có nhiều khởi sắc. Các công trình văn hóa lớn như Chính điện Lam Kinh, Đền thờ Bà mẹ Việt Nam Anh hùng và các Anh hùng liệt sĩ, Trung tâm Triển lãm - Hội chợ - Quảng cáo, Nhà hát Lam Sơn, Thư viện tỉnh... được xây dựng góp phần tạo điểm nhấn, làm đẹp cho cảnh quan đô thị. Hệ thống đô thị phát triển theo quy hoạch, phân bố tương đối hợp lý giữa các vùng miền. Cơ sở vật chất y tế, trường học được tăng cường. Văn hóa – xã hội chuyển biến tiến bộ. Giáo dục mũi nhọn, thể thao thành tích cao luôn đứng trong tốp đầu của cả nước. An sinh xã hội được chăm lo. Đời sống nhân dân được cải thiện. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Quan hệ đối ngoại được mở rộng và hiệu quả hơn.

Sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Cùng với việc thể chế hóa Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh, đạt kết quả tích cực. Kinh tế tăng trưởng với tốc độ khá cao, tốc độ tăng GRDP bình quân hàng năm của Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2023 ước đạt 9,69% (năm 2021 đạt 9,44%, năm 2022 đạt 12,4% và ước năm 2023 đạt khoảng 7,29%), trong nhóm các tỉnh, thành phố có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của cả nước; quy mô GRDP (theo giá hiện hành) năm 2023 ước đạt 282.735 tỷ đồng, gấp 1,5 lần năm 2020, đứng thứ 8 cả nước và cao nhất các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ. GRDP bình quân đầu người năm 2023 ước đạt 3.144 USD/người, gấp 1,42 lần năm 2020. Tổng thu ngân sách nhà nước 3 năm 2021 - 2023 ước đạt 132.418 tỷ đồng, vượt dự toán Trung ương giao hằng năm; (trong đó, riêng năm 2022 đạt 51.173 tỷ đồng), cao nhất từ trước đến nay và đứng thứ 9 cả nước. Tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước bình quân hàng năm ước đạt 11,3%, cao hơn so với mục tiêu Nghị quyết (tăng 10% trở lên). Chất lượng các hoạt động văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ, các chế độ, chính sách an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời; tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh năm 2023 ước còn khoảng 3,79%, bình quân 02 năm 2022 - 2023 giảm 1,5%/năm, đạt mục tiêu Nghị quyết. Quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị tiếp tục được tăng cường; khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng được củng cố vững chắc.

Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị trên địa bàn tỉnh vẫn còn những hạn chế, khó khăn, đó là: Việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 37/2021/QH15 ngày 13/11/2021 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa còn một số vướng mắc chưa được giải quyết. Các sở ngành triển khai thực hiện một số nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 2999/QĐ-UBND ngày 09/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh còn chậm; một số đề án chưa bảo đảm thời gian báo cáo theo quy định. Kinh tế của tỉnh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; tốc độ tăng trưởng đạt thấp so với mục tiêu Nghị quyết; chất lượng tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào việc tăng các yếu tố đầu vào như vốn, tài nguyên, số lượng lao động... Văn hóa - xã hội phát triển chưa đồng đều; khoảng cách phát triển giữa các vùng, miền có xu hướng gia tăng; kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững. Quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội còn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị có mặt còn hạn chế,…

Thanh Hóa là tỉnh có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, với lợi thế địa chính trị kết nối với Bắc Trung Bộ và là vùng đất rộng, người đông. Việc xây dựng và phát triển Thanh Hóa trở thành tỉnh kiểu mẫu, và là một cực tăng trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển là trách nhiệm lớn lao của tỉnh, nhằm hiện thực hoá lời căn dặn của Bác Hồ khi về thăm tỉnh Thanh Hóa, đó cũng chính là khát vọng thịnh vượng mãnh liệt ngàn đời nay của đồng bào nhân dân Thanh Hóa.

Chuyện ở rừng. Truyện ngắn của Trần Thanh Hà

Chuyện ở rừng. Truyện ngắn của Trần Thanh Hà

Baovannghe.vn - “Đi đâu?" - thằng Tăng hỏi, cộc lốc. Chả là chúng tôi đang cuối khoá học, sắp sửa đi thực tế, đứa nào thích đi vùng nào thì đăng ký. "Đâu cũng được. Nước non gì!"
Chương trình Xuân Quê hương 2025: “Việt Nam – vươn lên trong kỷ nguyên mới”

Chương trình Xuân Quê hương 2025: “Việt Nam – vươn lên trong kỷ nguyên mới”

Baovannghe.vn - Chương trình Xuân Quê hương 2025 với chủ đề “Việt Nam – vươn lên trong kỷ nguyên mới” sẽ diễn ra từ ngày 18 đến 21-1-2025
Lối tình của gã giang hồ chữ

Lối tình của gã giang hồ chữ

Baovannghe.vn - Anh "giang hồ" trên nhiều thể loại, từ báo chí đến văn chương, từ bút ký đến chân dung, đối thoại, từ truyện đến thơ, từ văn học thiếu nhi đến văn học cho người lớn… Đời giang hồ chữ nghĩa của Đào Đức Tuấn đã vắt qua hai thế kỷ, cái giang hồ đau đáu nhất là giang hồ thơ, cái “đạo” của thi sĩ nằm trên chính “đường”, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Nàng Han. Truyện ngắn dự thi của Đặng Thùy Tiên

Nàng Han. Truyện ngắn dự thi của Đặng Thùy Tiên

Baovannghe.vn - Giặc tràn qua Sì Lở Lầu, quấy nhiễu biên cương ròng rã cũng đã mười mấy năm. Mười mấy năm trời, đủ để tôi từ đứa bé con trở thành một thanh niên ưu tú. Mười mấy năm nay, không chỉ nhân dân của Bản Lang, cả mường trên mường dưới đều không được yên ổn, người người không được bữa cơm no, tối đến trẻ con không dám quấy khóc, sáng sáng người già không dám bước chân ra khỏi cửa. Bát nước chè cúng tổ tiên đã nguội lạnh mà đành bất lực khi cái ăn ngày ngày còn chưa biết kiếm tìm ở đâu.
Bản tin Văn nghệ ngày 13/12/2024

Bản tin Văn nghệ ngày 13/12/2024

Baovannghe,vn - Tổ chức triển lãm tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản; Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Bài ca không quên” là sự kiện nổi bật