Sự kiện & Bình luận

Thủ tướng Chính phủ: Cần 6 rõ trong bổ sung, sửa đổi quy định pháp luật

Hồng Phúc
Chính trị xã hội 10:31 | 19/03/2025
Baovannghe.vn - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu việc bổ sung, sửa đổi quy định pháp luật phải đảm bảo 6 rõ: những nội dung lược bỏ; những nội dung sửa đổi, hoàn thiện; những nội dung bổ sung; những nội dung cắt giảm...
aa

Ngày 19/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2025 để thảo luận và cho ý kiến đối với 6 dự án luật, đề nghị xây dựng luật.

Dự phiên họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ; các Phó Bí thư Đảng ủy Chính phủ; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Phát biểu khai mạc phiên họp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh “thể chế là động lực, nguồn lực của sự phát triển,” “thể chế cũng là điểm nghẽn của điểm nghẽn và là đột phá của đột phá”; đầu tư cho hoàn thiện, xây dựng pháp luật là đầu tư cho phát triển; làm tốt công tác xây dựng pháp luật sẽ tạo cơ hội cho phát triển.

Thủ tướng Chính phủ: Cần 6 rõ trong bổ sung, sửa đổi quy định pháp luật
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2025. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Cụ thể, tại phiên họp, Chính phủ sẽ xem xét, thảo luận về: Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi); Luật Cấp thoát nước; Luật Quản lý, phát triển đô thị; Luật Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và đề nghị xây dựng Luật Doanh nghiệp (sửa đổi)./.

Lưu ý việc xây dựng pháp luật là yêu cầu bắt buộc trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phải trực tiếp chỉ đạo, dành thời gian, công sức, trí tuệ cho xây dựng pháp luật; dành nguồn lực, cơ sở vật chất, sử dụng công nghệ để xây dựng pháp luật đảm bảo nhanh, chất lượng, hiệu quả. Qua đó, giải phóng toàn bộ sức sản xuất gồm tư liệu sản xuất, tài nguyên, nguồn lực con người, truyền thống lịch sử văn hóa… và huy động mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế-xã hội đất nước.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu việc bổ sung, sửa đổi quy định pháp luật phải đảm bảo 6 rõ: những nội dung lược bỏ; những nội dung sửa đổi, hoàn thiện; những nội dung bổ sung; những nội dung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; những nội dung phân cấp, phân quyền; những vấn đề còn ý kiến khác nhau và những vấn đề khác cần báo cáo Thường trực Chính phủ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo.

Cùng với đó, việc xây dựng pháp luật mới phải đảm bảo nguyên tắc: thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước; những nội dung chưa có quy định trong thực tiễn; những nội dung đã có nhưng thực tiễn đã vượt qua; những nội dung cần tháo gỡ vướng mắc; đơn giản hóa, cắt giảm thủ tục hành chính; phân cấp, phân quyền; những vấn đề còn có nhiều ý kiến khác nhau. Đồng thời, các văn bản pháp luật phải ngắn gọn, rõ ý, dễ hiểu, dễ áp dụng, dễ làm, dễ đánh giá, dễ kiểm tra, giám sát, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải triển khai nhanh, “vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, hoàn thiện, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội,” “cái gì đã chín đã rõ, được thực tế chứng minh là đúng, đa số đồng tình thì áp dụng, luật hóa; những vấn đề còn đang biến động, diễn biến phức tạp, nhất là vấn đề liên quan kinh tế-xã hội, thì phải để dư địa để hoàn chỉnh, tổng kết, nhân rộng, luật hóa.”

Thủ tướng cũng yêu cầu các thành viên Chính phủ tập trung trí tuệ, phát huy tinh thần trách nhiệm cao trong quá trình trao đổi, thảo luận; trình bày báo cáo, phát biểu rõ ràng ý kiến; tập trung trao đổi về các vấn đề quan trọng, còn ý kiến khác nhau cần xin ý kiến Chính phủ; bảo đảm chất lượng của các dự án Luật được trình Chính phủ xem xét tại phiên họp.

Kí ức chiến tranh. Truyện ngắn của Trần Quốc Cưỡng

Kí ức chiến tranh. Truyện ngắn của Trần Quốc Cưỡng

Baovannghe.vn - Nửa đêm. Bà nội rón rén bước xuống giường. Tiếng dép va vào nền xi măng lẹp xẹp. Tiếng ho khục khặc. Giọng thảng thốt: “Út! Út ơi! dậy! dậy! tháo huy chương…”.
Diễn ngôn về văn hóa Việt Nam và những đối thoại xuyên thời từ một tiểu thuyết du ký

Diễn ngôn về văn hóa Việt Nam và những đối thoại xuyên thời từ một tiểu thuyết du ký

Baovannghe.vn - Cuốn sách Hồ Xuân Hương và Tôi của tác giả Đông Di được xếp - có lẽ do chính tác giả xếp - vào thể loại tản văn. Nhưng khi đọc xong và nghĩ sâu về tác phẩm này, tôi vẫn cứ muốn xem nó là một tiểu thuyết, chính xác là một tiểu thuyết du ký.
Tiếng lòng của người lính Hà Nội trên mặt trận vùng biên năm ấy

Tiếng lòng của người lính Hà Nội trên mặt trận vùng biên năm ấy

Baovannghe.vn - Hoàng Nguyên yêu thơ lắm. Ở đâu và lúc nào anh cũng đắm đuối thơ. Anh thuộc Thơ Mới, nhất là Nguyễn Bính. Anh noi gương mà làm thơ. Nhưng thơ anh lại rất ít lục bát. Anh làm thơ thể dài, nhưng cũng không phải thơ tự do.
Tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

Tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

Baovannghe.vn - Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 dự kiến kéo dài 5 ngày từ ngày 14 đến 18/11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội.
Nhận diện truyền thống và hiện đại

Nhận diện truyền thống và hiện đại

Baovannghe.vn- Hiện đại hóa xã hội Việt Nam đang diễn ra trong bối cảnh toàn cầu hóa sâu rộng, với những tác động nhanh chóng và phức tạp tới mọi lĩnh vực đời sống. Trong bối cảnh đó, vấn đề kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trở thành một yêu cầu cụ thể và cấp bách trong chiến lược phát triển bền vững.