Sự kiện & Bình luận

Thủ tướng Chính phủ: Dự kiến sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh giảm gần 50%

CP
Chính trị xã hội 06:00 | 12/03/2025
Baovannghe.vn - Chiều 11/3, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Ban Thường vụ Đảng Chính phủ đã họp về Đề án sắp xếp tổ chức lại hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
aa

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị tại các Kết luận 126-KL/TW ngày 14/2/2025 và Kết luận số 127 KL/TW ngày 28/2/2025, Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ đã xây dựng và trình xin ý kiến Bộ Chính trị Đề án sắp xếp tổ chức lại hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Trên cơ sở ý kiến của bộ Chính trị, Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ họp để hoàn thiện thêm một bước Đề án sắp xếp tổ chức lại hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp để báo cáo Bộ Chính trị.

Tại hội nghị, Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ đã thảo luận sôi nổi, cho ý kiến về: phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh; dự kiến tên gọi và trung tâm hành chính-chính trị của đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp; phương án tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp và sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.

Theo dự thảo Đề án, sau sắp xếp, chính quyền địa phương sẽ có 2 cấp là cấp tỉnh và cấp cơ sở. Sau sắp xếp, số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh giảm gần 50%, đơn vị hành chính cấp cơ sở giảm khoảng hơn 70% so với hiện nay.

Tại cuộc họp, các đại biểu đã tập trung thảo luận về tiêu chí sắp xếp các đơn vị hành chính; phương án, định hướng sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính; dự kiến tên gọi, phương án lựa chọn nơi đặt trung tâm chính trị, hành chính của đơn vị hành chính mới được thành lập; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, biên chế chính quyền cấp tỉnh, cấp xã...

Thủ tướng Chính phủ: Dự kiến sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh giảm gần 50%
Các đại biểu tập trung thảo luận về một số nội dung của Đề án - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát biểu kết luận, Bí thư Đảng ủy, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, đại đa số các ý kiến, dư luận nhân dân đồng tình cao với chủ trương sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, để phù hợp tình hình mới, khả năng quản lý hiện nay khi điều kiện hạ tầng giao thông, hạ tầng số được cải thiện mạnh mẽ, đồng thời tạo không gian phát triển mới, phát huy tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của từng địa phương.

Về mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, đó là cấp tỉnh (gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) và cấp cơ sở, phiên họp thống nhất dự kiến trình cấp có thẩm quyền phương án sau khi sắp xếp sẽ giảm khoảng 50% số đơn vị hành chính cấp tỉnh và giảm khoảng 60 - 70% đơn vị hành chính cấp cơ sở so với hiện nay.

Thủ tướng Chính phủ: Dự kiến sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh giảm gần 50%
Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu với việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp là tăng cường thẩm quyền, nêu cao hơn nữa tính tự lực, tự chủ, tự cường của cấp địa phương - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trên cơ sở phân tích các nguyên tắc, tiêu chí, nhất là về dự kiến sắp xếp, tên gọi và trung tâm hành chính - chính trị của đơn vị hành chính cấp tỉnh, Bí thư Đảng ủy, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu việc sắp xếp đơn vị hành chính ngoài tiêu chí về diện tích tự nhiên, quy mô dân số, xem xét các tiêu chí về lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc, điều kiện địa lý, trình độ phát triển kinh tế-xã hội, hạ tầng... Đặc biệt, việc đặt tên đơn vị hành chính cấp tỉnh phải có tính kế thừa; việc chọn trung tâm hành chính - chính trị phải cân nhắc các yếu tố lịch sử, địa lý, kết nối hạ tầng, không gian phát triển, quốc phòng, an ninh và hội nhập.

Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu với việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp là tăng cường thẩm quyền, nêu cao hơn nữa tính tự lực, tự chủ, tự cường của cấp địa phương; chính quyền gần dân hơn, sát dân hơn, giải quyết công việc cho dân thuận lợi hơn; mang lại lợi ích cho người dân nhiều hơn, nhân dân ngày càng hạnh phúc và ấm no; tạo sự đồng thuận của người dân.

Tổ chức lễ hội “Lớn lên cùng truyền thống”

Tổ chức lễ hội “Lớn lên cùng truyền thống”

Baovannghe.vn - Trong các ngày từ 31/5 - 1/6, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám phối hợp cùng Hanoi Grapevine tổ chức lễ hội "Lớn lên cùng truyền thống", mở màn cho chuỗi hoạt động Đan di sản - Dệt sáng tạo.
Người dựng chân dung Hồ Chí Minh bằng thơ

Người dựng chân dung Hồ Chí Minh bằng thơ

Baovannghe.vn - Cho đến lúc này, tôi có thể nói rằng: nhà thơ Hải Như là nhà thơ Việt Nam viết nhiều thơ nhất về một người con vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Con người ấy mang tên Hồ Chí Minh.
Lục bát mấy vần - Thơ Vĩnh Nguyên

Lục bát mấy vần - Thơ Vĩnh Nguyên

Baovannghe.vn- Làm thơ trắng cả mái đầu/ Nỗi buồn ngày trước nỗi đau bây giờ
Chiếc váy đẹp nhất. Truyện ngắn của Peter Stamm

Chiếc váy đẹp nhất. Truyện ngắn của Peter Stamm

Baovannghe.vn - Lần đầu gặp Felix, tôi đã làm việc cho anh được vài tháng và nghe đủ thứ chuyện về anh ta. Hắn là George Clooney của khoa nghiên cứu niên đại của cây đấy, sếp của chúng tôi - Nicole nói, sau lần gặp đầu tiên của họ. Daniela, giám đốc dự án, cũng có những chuyện hấp dẫn nhất để kể về nhà khảo cổ học trưởng của chúng tôi.
Văn học di dân trong dòng chảy của loại hình tiểu thuyết hình họa Mĩ

Văn học di dân trong dòng chảy của loại hình tiểu thuyết hình họa Mĩ

Tiểu thuyết hình họa, một loại hình văn học trẻ trung và năng động, đang từng bước khẳng định vị thế của mình trong dòng chảy văn hóa đại chúng toàn cầu. Xuất phát từ truyện tranh, tiểu thuyết hình họa không chỉ mang đến sự thay đổi về hình thức kể chuyện mà còn mở ra một không gian mới cho các vấn đề xã hội sâu sắc. Từ những tác phẩm biểu đạt hiện thực di dân, chiến tranh, đến việc thách thức các định kiến văn hóa, tiểu thuyết hình họa Mĩ đã trở thành công cụ thể hiện chính trị ngoại biên và tiếng nói của những cộng đồng thiểu số. Bài viết này sẽ khám phá sự phát triển và những dấu ấn đặc biệt của tiểu thuyết hình họa trong văn học Mĩ, cùng với sự chuyển mình của nó trong bối cảnh chính trị và văn hóa hiện đại.