Diễn đàn lý luận

Tiềm lực văn chương và người viết trẻ *

Lý luận phê bình
11:08 | 09/01/2024
Ngày 03/12/2023 vừa qua, Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với Hội Nhà văn Cần Thơ mở cuộc tọa đàm Tiềm lực văn chương và người viết trẻ.
aa

Ngày 03/12/2023 vừa qua, Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với Hội Nhà văn Cần Thơ mở cuộc tọa đàm Tiềm lực văn chương và người viết trẻ. Đây là cuộc tọa đàm rất bổ ích cho các cây viết trẻ. Có nhiều quan niệm khác nhau về người viết văn trẻ hiện nay.

Các ý kiến của các tác giả Bích Ngân, Nhật Chiêu, Trầm Hương, Trương Trọng Nghĩa, Phát Dương… đều gợi ra nhiều vấn đề để bàn. Có tác giả cho rằng có người hơn 40 tuổi mới viết văn và thành công, gọi là “văn trẻ người già”. Có tác giả mới trẻ mới 8 tuổi như Trần Đăng Khoa đã có tập Góc sân và khoảng trời rất hay; Hoặc như nhà văn Vũ Trọng Phụng ở tuổi 28 đã được mệnh danh là “ông vua phóng sự Bắc kỳ” với 8 tập phóng sự, 6 tập tiểu thuyết, 10 tập truyện ngắn để đời. Lại có tác giả còn trẻ mà văn lại “rất già”. Nhưng nhìn chung đã gọi là người viết trẻ theo tôi nên dưới 30 tuổi. Và việc viết văn là việc của “thiên phú” (trời cho), nghĩa là phải có năng khiếu, rồi sau mới nói tới sự đam mê, sự cần cù học hỏi qua trường lớp, qua bè bạn.

Điều rất mừng là Hội Nhà văn Việt Nam hiện nay rất quan tâm đến người viết trẻ để chăm bồi, như mở hội nghị nhà văn trẻ, trao giải thưởng nhà văn trẻ. Điều đó thể hiện tầm nhìn xa của lãnh đạo Hội nhà văn Việt Nam kỳ vọng ở người viết văn trẻ, vì hiện nay trong gần 1000 hội viên Hội Nhà văn Việt Nam thì có khoảng 2/3 là người trên 60 tuổi. Rất mừng là các Hội Văn học Nghệ thuật của 63 tỉnh thành đều rất quan tâm việc bồi dưỡng lực lượng viết văn trẻ.

Ở 13 tỉnh thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 18 triệu người, đa số là người Kinh, người dân dân tộc Khmer có 140.000 người, còn lại là các dân tộc Hoa, Chăm, Thái… Đây là vùng “đất trẻ” mới hình thành hơn 300 năm trở lại đây. Tiềm lực kinh tế rất lớn, nhưng tiềm lực văn chương còn rất “khiêm tốn”. Song, rất đáng tự hào với những tên tuổi: Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Bùi Hữu Nghĩa, Lê Quang Chiểu, Hồ Bửu Chánh, Trang Thế Hy… và các lớp nhà văn nhà thơ trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ như: Lê Văn Thảo (Long An), Trần Thanh Giao (Cần Thơ), Viễn Phương, Nguyễn Quang Sáng, Anh Đức (An Giang), Lê Anh Xuân (Bến Tre), Song Hảo, Bích Ngân, Dạ Ngân, Lê Chí, Đinh Thị Thu Vân, Ngô Khắc Tài, Trịnh Bửu Hoài, Nguyễn Khai Phong, Nguyễn Thanh, Lê Đình Trường, Trần Dũng… và lớp các nhà thơ, nhà văn sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước…

Hiện nay ở Đồng bằng sông Cửu Long số hội viên trẻ cũng khá đông: Ở Cần Thơ có Hoàng Khánh Duy, Phan Duy, Phát Dương, Phong Dương, Kim Nhiên, Như Ý, Hoàng Viện, Mặc Yên…

Ở An Giang có một lực lượng viết văn trẻ khá đông đảo. Về Văn xuôi có Huỳnh Thị Cam, Triệu Mai Hương, Võ Đăng Khoa, Hoàng Thị Trúc Ly, Ngọc Nhân, Lưu Văn Nhân, Lưu Kiều Nhi, Hồ Thị Ngọc Nho, Lê Quang Trạng. Về Thơ có Phan Văn Công, Thanh Duy, Vũ Lưu Hành, Lâm Long Hồ, Huỳnh Thị Nương, Huỳnh Ngọc Phước, Tô Ngọc Duy Quí, Trần Thanh Tâm, Vĩnh Thông. Ở Tiền Giang lực lượng viết văn trẻ cũng rất hùng hậu: Nguyễn Thanh Hải, Ngọc Lệ, Nguyễn Trọng Tấn, Nguyễn Quốc Đạt, Nhật Linh, Nguyễn Quốc Vũ, Nguyễn Ngọc Minh Châu, Nguyễn Thị Chí Mỹ, Trịnh Ân Tứ, Trần Hà Lý Thái Bạch, Trần Thị Thùy Trang, Phan Khắc Huy, Hoàng Song Quỳnh, Nguyễn Công Bằng, Giang Tử Minh, Nguyễn Hoàng Tố Trinh, Nguyễn Như Cẩm Thu, Trần Thương Nhiều... Ở Đồng Tháp có Hòa Huy, Giang San, Minh Chánh… Điều đáng mừng là các Hội Văn học Nghệ thuật ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long luôn chú ý bồi dưỡng lực lượng viết văn trẻ bằng nhiều hình thức, như mở các lớp sáng tác ngắn ngày, giao lưu văn học của các Câu lạc bộ trẻ với các trường Đại học có khoa Sư phạm, khoa Ngữ văn, trường THPT chuyên, mời các nhà văn, nhà thơ, nhà Lý luận PBVH nói chuyện, cử những em có năng khiếu đi học các lớp sáng tác của Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức… Qua thực tế sáng tác của cây viết trẻ, người đọc cảm nhận ưu thế của lực lượng này là biết ngoại ngữ, giỏi vi tính. Họ đọc, viết, chat trên không gian mạng kịp thời, quảng bá tác phẩm nhanh chóng tới công chúng. Họ có nền tảng lý luận qua các trường Đại học, trường viết văn, tư liệu về văn học trong và ngoài nước khá phong phú. Mặt khác họ luôn được các nhà văn đàn anh, đàn chị trong làng văn trao đổi, giúp đỡ.

Tuy nhiên, người viết trẻ cũng còn nhiều mặt hạn chế về vốn sống ít. Và đôi khi bị lối sống “công nghiệp” của thời hội nhập cuốn hút hoặc bị đời sống khó khăn nên thời gian dành cho đọc sách còn ít. Vì vậy, đa số các tác giả trẻ bị bó hẹp về đề tài, chủ yếu khai thác những ký ức về kỷ niệm cá nhân với cha mẹ, gia đình, quê hương, bè bạn, đời tư, nên vốn sống cạn dần. Từ đó tác phẩm chưa có chiều sâu, ít chức năng dự báo. Tiếp xúc với các cây viết trẻ, tôi thấy nhiều tác phẩm kinh điển các em chưa đọc, hoặc chỉ đọc trích đoạn, lướt qua. Một mặt hạn chế nữa là các em chưa nắm vững lịch sử dân tộc và ít hiểu biết các ngành, các bộ môn có liên quan đến văn chương, như âm nhạc, hội họa, điện ảnh, nên tác phẩm chưa có chiều sâu, hoặc sa vào hư cấu sai lệch.

Và một rào cản khá lớn là chuyện “Cơm áo không đùa với khách thơ”. Nhiều em vì cuộc sống khó khăn, hoặc lập gia đình nên hạn chế thời gian viết và đi thực tế, đã bỏ nghề viết. Ví như trước đây ở Đồng Tháp có nhà văn trẻ QT viết tốt, đang học Đại học năm thứ hai phải bỏ về làm ruộng lấy vợ, gác bút. Hoặc TÂ, TH, KN từ khi lập gia đình thì bận bịu suốt ngày nên thời gian dành cho sáng tác và đi thực tế cũng bị hạn chế.

Mỗi cây viết trẻ đều có thế mạnh về một đề tài về một vùng đất, về môi trường mà các em cần phát huy đi sâu khai thác. Song rất cần thử sức viết trên nhiều thể loại, như: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, tản văn, bút ký, PBVH, khảo cứu, sáng tác nhạc, vẽ tranh… Và khi thấy mình có sở trường, yêu thích, đam mê thể loại nào thì nên tập trung sáng tác về thể loại ấy.

Nói như nhà văn Lỗ Tấn “Trên trái đất này làm gì có đường, người ta đi nhiều thì thành đường thôi”. Con đường đến với văn chương cũng thế, nhiều vất vả nhọc nhằn nhưng cứ đam mê, cứ cần cù sáng tạo cộng với năng khiểu bẩm sinh, trước sau cũng sẽ để lại tác phẩm như “cây đời mãi mãi xanh tươi” (Gớt- nhà thơ Đức).

Nhà văn Lê Xuân

Nguồn Văn nghệ số 52/2023

* Tên bài viết do vannghe online đặt


Thông cáo báo chí số 23, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV

Thông cáo báo chí số 23, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV

Baovannghe.vn - Thứ Sáu, ngày 22/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 23 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Quà tặng của chiến tranh - Truyện ngắn của Hoài Hương

Quà tặng của chiến tranh - Truyện ngắn của Hoài Hương

Baovannghe.vn - Chiến dịch thần tốc như một cơn lốc không ngày không đêm, đơn vị vừa đánh vừa hành quân gần như xuyên dọc theo Quốc lộ 13 hướng về Sài Gòn mỗi ngày một gần thêm.
Lĩnh vực báo chí cần có những ưu đãi về thuế

Lĩnh vực báo chí cần có những ưu đãi về thuế

Baovannghe.vn - Quốc hội tiếp tục chương trình làm việc ngày 22/11 với phiên thảo luận tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Trôi giữa hương sen nghịch mùa - Truyện ngắn của Đinh Thành Trung

Trôi giữa hương sen nghịch mùa - Truyện ngắn của Đinh Thành Trung

Baovannghe.vn - Mây đen tan. Nắng nhẹ. Hương sen còn sót hòa cùng hương bùn đánh dạt mùi khói xe, đưa nụ cười của hai người đàn ông lấp đầy mi mắt đang nhìn về phía mặt trời.
Nhà thơ Anh Ngọc bình thơ "Thề non nước"

Nhà thơ Anh Ngọc bình thơ "Thề non nước"

Baovannghe.vn - Bài thơ Thề non nước không chỉ là lời tự tình đằm thắm của một tâm hồn thủy chung, tin cậy mà còn cất giấu trong mình một bức tranh thiên nhiên tráng lệ và quyến rũ mê hồn vì một vẻ đẹp như sinh ra bởi con người và cũng chỉ dành để cho con người.