Sự kiện & Bình luận

Tổ chức Hội thảo quốc tế “Lê Quý Đôn, cuộc đời và sự nghiệp”

Anh Thư
Đời sống
16:30 | 22/07/2024
Hội thảo quốc tế về danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn diễn ra từ ngày 29/9 đến ngày 1/10 tại TP Thái Bình, theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
aa

Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thế thao & Du lịch (VHTT&DL) Hoàng Đạo Cương vừa ký quyết định số 1974/QĐ-BVHTTDL cho phép Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam phối hợp với Sở VHTT&DL tỉnh Thái Bình tổ chức hội thảo quốc tế “Lê Quý Đôn, cuộc đời và sự nghiệp”.

Tổ chức Hội thảo quốc tế “Lê Quý Đôn, cuộc đời và sự nghiệp”
Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn (1726 - 1784)

Lê Quý Đôn (1726 - 1784) tên lúc nhỏ là Lê Danh Phương, tự Doãn Hậu, hiệu Quế Đường. Ông được mệnh danh là nhà bác học lớn của Việt Nam trong thời phong kiến.

Lê Quý Đôn sinh ra trong một gia đình nông dân tại làng Diên Hà, huyện Diên Hà, trấn Sơn Nam, nay là thôn Đồng Phú thuộc xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

Ngay từ nhỏ ông đã nổi tiếng thông minh, chăm học. Năm 14 tuổi, Lê Quý Đôn theo cha lên học ở kinh đô Thăng Long. Lúc ấy cậu bé 14 tuổi đã học xong toàn bộ sách kinh, sử của Nho gia. 18 tuổi, Lê Quý Đôn thi Hương đỗ Giải nguyên. 27 tuổi đỗ Hội nguyên, rồi đỗ Đình nguyên Bảng nhãn.

Sinh thời, Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn có tới 40 bộ, sách, bao gồm hàng trăm quyển, nhưng một số đã bị thất lạc. Những tác phẩm tiêu biểu của Lê Quý Đôn còn giữ được có thể kể đến như:

“Quần thư khảo biện”, tác phẩm chứa đựng nhiều quan điểm triết học, lịch sử, chính trị;

Tiếp đến“Vân đài loại ngữ”, được coi như bách khoa thư, trong đó tập hợp các tri thức về triết học, khoa học, văn học... sắp xếp theo thứ tự: Vũ trụ luận, địa lý, điển lệ, chế độ, văn nghệ, ngôn ngữ, văn tự, sản vật tự nhiên, xã hội... Sách “Vân đài loại ngữ” là bộ sách đạt tới trình độ phân loại, hệ thống hóa, khái quát hóa khá cao, đánh dấu một bước tiến bộ vượt bậc đối với nền khoa học Việt Nam thời phong kiến.

“Đại Việt thông sử” là bộ sử được viết theo thể ký truyện, chép sự việc theo từng loại, từng điều một cách hệ thống, bắt đầu từ Lê Thái Tổ đến Cung Hoàng, bao quát một thời gian hơn 100 năm của triều Lê, trong đó chứa đựng nhiều tài liệu mới mà các bộ sử khác không có, đặc biệt là về cuộc kháng chiến chống quân Minh.

“Kiến văn tiểu lục” - tập bút ký nói về lịch sử và văn hóa Việt Nam từ đời Trần đến đời Lê. Ông còn đề cập tới nhiều lĩnh vực thuộc chế độ các vương triều Lý, Trần, từ thành quách núi sông, thuế má, phong tục tập quán, sản vật, mỏ đồng, mỏ bạc và cách khai thác cho tới các lĩnh vực thơ văn, sách vở...

“Phủ biên tạp lục”, tác phẩm được viết trong thời gian Lê Quý Đôn làm Hiệp trấn Thuận Hóa. Nội dung ghi chép về tình hình xã hội Đàng Trong từ thế kỷ XVIII trở về trước.

Đặc biệt, công trình biên soạn lớn nhất của Lê Quý Đôn là bộ “Toàn Việt thi lục” gồm 6 quyển, tuyển chọn 897 bài thơ của 73 tác giả từ thời Lý đến đời Lê Tương Dực (1509 - 1516). Lê Quý Đôn hoàn thành Toàn Việt thi lục năm 1768, dâng lên vua, được thưởng 20 lạng bạc.

Về sáng tác văn xuôi, Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn có “Quế Đường văn tập” 4 quyển.

Về sáng tác thơ, Ông có “Quế Đường thi tập” khoảng vài trăm bài làm ở trong nước và trong thời gian đi sứ Trung Quốc...

Như vậy, việc tổ chức hội thảo quy mô quốc tế chính là hoạt động ý nghĩa nhằm tiếp tục khẳng định, tri ân những công lao, đóng góp của Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn với dân tộc.

-----------

Bài viết cùng chuyên mục:

Việt Nam có thêm hai danh nhân văn hóa được UNESCO vinh danh và kỷ niệm Thân thế của nữ sĩ Hồ Xuân Hương được giải mã rõ ràng, UNESCO đã “Danh nhân văn hóa” nhân kỉ niệm 200 năm ngày mất của bà Tôn vinh Danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu - cuộc đời và sự nghiệp Ra mắt cuốn sách Nguyễn Đình Chiểu - Danh nhân Văn hóa thế giới Hội thảo khoa học quốc tế" Nữ sĩ Hồ Xuân Hương danh nhân văn hóa và giá trị di sản"
Thủ tướng: Không yêu cầu công chứng với giấy tờ đã tích hợp trên VNeID

Thủ tướng: Không yêu cầu công chứng với giấy tờ đã tích hợp trên VNeID

Baovannghe.vn - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 171/TB-VPCP ngày 11-4-2025 kết luận Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06.
Khi ngòi bút trở thành tiếng nói của kẻ giết người

Khi ngòi bút trở thành tiếng nói của kẻ giết người

Cuộc tranh luận dữ dội về cuốn tiểu thuyết El odio (Hận Thù) ở Tây Ban Nha hé lộ một thực tế nhức nhối: đâu là giới hạn của tự do sáng tạo văn chương, khi sự im lặng của nạn nhân bị thay thế bằng tiếng nói của kẻ sát nhân?
Hơn 10 năm vẽ – hơn 10 năm đi – hơn 3.000 lần cúi đầu trước lịch sử

Hơn 10 năm vẽ – hơn 10 năm đi – hơn 3.000 lần cúi đầu trước lịch sử

Hơn 3.000 bức chân dung Mẹ Việt Nam Anh hùng do họa sĩ Đặng Ái Việt thực hiện suốt hơn một thập kỷ đã chính thức được số hóa và giới thiệu qua website “Chân dung Mẹ Việt Nam Anh hùng” tại TP.HCM, trong khuôn khổ chương trình giao lưu do Thành đoàn và Sở Khoa học – Công nghệ TP.HCM tổ chức sáng 11/4.
Định hướng - Thơ Bùi Thúy

Định hướng - Thơ Bùi Thúy

Baovannghe.vn- Trong giọng nói như mơ như thực/ có làn gió định hướng tôi
“Địa đạo” - thước phim chiến tranh dung dị mà phi thường

“Địa đạo” - thước phim chiến tranh dung dị mà phi thường

Baovannghe.vn - Sau 20 năm kể từ tác phẩm “Sống trong sợ hãi” về đề tài hậu chiến; và sau 10 năm kể từ khi đặt bút viết kịch bản Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối, đạo diễn Bùi Thạc Chuyên đã chuyển tải lên màn ảnh những thước phim chiến tranh dung dị nhưng phi thường về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của người dân, chiến sĩ cách mạng dưới lòng địa đạo Củ Chi.