Sự kiện & Bình luận

Triển khai ứng phó với vùng áp thấp và mưa lớn tại Bắc Bộ

Cẩm Tú
Đời sống
07:35 | 21/09/2024
Baovannghe.vn - Theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ ngày 21-22/9/2024, rãnh áp thấp có khả năng hình thành vùng áp thấp ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực Bắc biển Đông và vịnh Bắc Bộ.
aa

Từ ngày 22-23/9/2024, một đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, khả năng xuất hiện mưa to diện rộng ở phía Đông Bắc Bộ và từ Thanh Hoá đến Quảng Bình; vịnh Bắc Bộ có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9.

Trước diễn biến thời tiết phức tạp, chiều 20/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ về việc triển khai ứng phó với vùng áp thấp và mưa lớn trong những ngày tới.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cảnh báo

- Khả năng xuất hiện thiên tai đi kèm:

Từ sáng sớm ngày 22/9 đến ngày 23/9, ở khu vực trung du, đồng bằng và ven biển Bắc Bộ, Thanh Hoá đến Quảng Bình có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và giông với lượng mưa phổ biến 50-150mm, cục bộ có nơi trên 200mm.

Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh

- Khả năng tác động đến môi trường, điều kiện sống, cơ sở hạ tầng, các hoạt động kinh tế - xã hội.

Mưa giông kèm theo các hiện tượng lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh có thể gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, làm gãy đổ cây cối, hư hại nhà cửa, các công trình giao thông, cơ sở hạ tầng.

Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.

Gió mạnh và sóng lớn trên biển có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của tàu thuyền và các hoạt động khác.

Công vãn của Bộ yêu cầu:

Để chủ động ứng phó với diễn biến thời tiết nguy hiểm và mưa lớn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thời tiết nguy hiểm trên biển; thông báo cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện, tàu thuyền (bao gồm cả tàu du lịch) đang hoạt động trên biển biết để chủ động phòng tránh và có kế hoạch sản xuất phù hợp, đảm bảo an toàn về người và tài sản.

Các địa phương duy trì thông tin liên lạc nhằm xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra và sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

Đối với trên đất liền, các địa phương triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để khơi thông dòng chảy; chủ động di dời, sơ tán người dân ở khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương sẵn sàng phương án tổ chức lực lượng canh gác, kiểm soát, hướng dẫn bảo đảm giao thông an toàn cho người và phương tiện, nhất là tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, khu vực đã xảy ra sạt lở hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở; bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính khi xảy ra mưa lớn.

Các địa phương tổ chức vận hành và triển khai phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu, công trình đang thi công; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra; sẵn sàng phương án phòng chống lũ, đảm bảo an toàn đê điều theo cấp báo động; kiểm tra, rà soát, triển khai công tác đảm bảo an toàn đối với các hầm mỏ, khu khai thác khoáng sản.

Bên cạnh đó, các địa phương chỉ đạo cơ quan phát thanh, truyền hình và các cơ quan thông tin đại chúng địa phương tăng cường các biện pháp thông tin về diễn biến thời tiết, thiên tai đến các cấp chính quyền và người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng yêu cầu các địa phương trực ban nghiêm túc (24/24h), thường xuyên báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn qua Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai./.

Cẩm Tú | Báo Văn Nghệ

---------

Bài viết cùng chuyên mục:

Công điện số 88/CĐ-TTg của Thủ tướng: Tập trung ứng phó bão số 3 và mưa lũ sau bão Hà Nội họp khẩn, chỉ đạo ứng phó lũ lớn trên các tuyến sông Thủ tướng: Tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão Công điện của Thủ tướng Chính phủ: Không để lợi dụng bão lũ tăng giá, trục lợi
Trao giải Cuộc thi sáng tác Thơ khu vực Đông Nam bộ lần thứ I năm 2024

Trao giải Cuộc thi sáng tác Thơ khu vực Đông Nam bộ lần thứ I năm 2024

Baovannghe.vn - Ngày 20.9, tại TP Phan Thiết, Hội VHNT tỉnh Bình Thuận đã tổ chức Lễ tổng kết, trao giải thưởng Cuộc thi sáng tác Thơ khu vực Đông Nam bộ lần thứ I năm 2024
Bức thư của Phùng Quán gửi cậu

Bức thư của Phùng Quán gửi cậu

Baovannghe.vn - Mấy bận cứ dùng dắng định lên Bảo tàng Hội nhà văn Việt Nam đưa mấy cái bút tích của nhà thơ Phùng Quán xem có giá trị
Cơn ghen của bầu trời - Thơ Hoàng Vũ Thuật

Cơn ghen của bầu trời - Thơ Hoàng Vũ Thuật

Baovannghe.vn- Trong cơn ghen bầu trời xuyên trái tim mặt đất/ sấm chớp lưỡi gươm/ dọc ngang sáng lóa/ cây cối run lên
Đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Baovannghe.vn - Trong ngày làm việc thứ 3 và phiên bế mạc Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thảo luận cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng, trong đó có công tác nhân sự.
Bánh nổ  - Thơ Đỗ Thượng Thế

Bánh nổ - Thơ Đỗ Thượng Thế

Baovannghe.vn- Chiếc bánh nổ mẹ cho/ tuổi thơ ăn mãi/ ăn mãi… chưa hết tết