Văn hóa nghệ thuật

Triển lãm 3D trực tuyến “Y dược triều Nguyễn: Gạch nối nền y học Đông - Tây”

Hà Phương
Mỹ thuật 16:00 | 25/02/2025
Baovannghe.vn - Triển lãm 3D trực tuyến “Y dược triều Nguyễn: Gạch nối nền y học Đông - Tây” được thực hiện nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025), 130 năm thành lập Viện Pasteur Nha Trang (1895-2025) và 100 năm Viện Pasteur Hà Nội (1925-2025).
aa

Triển lãm do Trung tâm Lưu trữ quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước tổ chức nhằm giới thiệu đến công chúng hơn 300 tài liệu, hình ảnh được lựa chọn từ các Trung tâm Lưu trữ quốc gia thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Thư viện Quốc gia Việt Nam, Thư viện Quốc gia Pháp và nhiều nguồn tư liệu khác.

Triển lãm 3D trực tuyến “Y dược triều Nguyễn: Gạch nối nền y học Đông - Tây”
Nhiều thông tin hữu ích về nền y học Việt Nam được cung cấp đến công chúng từ triển lãm. Ảnh BTC

Triển lãm gồm ba phần: Phần 1 - “Đông y trong dòng lịch sử Việt Nam”; Phần 2 - "Y dược triều Nguyễn: Gạch nối nền y học Đông – Tây”; Phần 3 - “Tây y trên đất Việt”. Qua đó, cung cấp cho các nhà nghiên cứu và công chúng nhiều thông tin hữu ích về nền y học Việt Nam.

Theo tiến trình lịch sử, triển lãm giới thiệu những hình ảnh ghi đậm dấu mốc Y dược lâu đời của nước ta với nhiều danh y nổi tiếng. Thời Hùng Vương, tuy y học còn truyền miệng nhưng người Việt đã biết dùng thức ăn để trị bệnh. Thời kỳ Bắc thuộc, có sự giao lưu và tiếp thu y học từ Trung Quốc. Sang thời kỳ độc lập, nền y học cổ truyền nước ta ngày càng phát triển. Thời Trần, Chu Văn An biên soạn cuốn “Y học yếu giải tập chú di biên”, Thiền sư Tuệ Tĩnh biên soạn bộ “Nam dược thần hiệu”, “Hồng Nghĩa giác tư y thư”… Trong các bộ y thư của mình, Tuệ Tĩnh luôn con trọng “Thuốc Nam Việt chữa người Nam Việt”.

Đến triều Nguyễn, sự hội nhập của Tây y khiến y học Việt Nam ngày càng phát triển. Ban đầu, vua Gia Long cho đặt Thái y viện từ khi còn xưng vương để chăm sóc sức khỏe cho vua, hoàng tộc, hậu cung, quan lại trong triều đình và quản lý các hoạt động y tế của cả nước. Ngoài ra, triều đình Nguyễn cho lập Ty Lương y ở các tỉnh để chăm lo các vấn đề y tế ở địa phương. Thời vua Tự Đức, giảng đường dạy nghề thuốc được thiết lập.

Cuối thế kỉ XIX, khi người Pháp vào nước ta thì nền Tây y cũng thâm nhập mạnh mẽ vào sinh hoạt cung đình và đời sống nhân dân. Vì vậy, y dược triều Nguyễn chính là dấu gạch nối của nền y học Đông - Tây. Sau khi đặt bộ máy chính trị ở nước ta, chính quyền Pháp bắt đầu xây dựng một hệ thống y tế mới. Năm 1898, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer có kế hoạch thành lập một Trường Y ở Việt Nam. Bác sĩ Yersin được giao phụ trách việc này. Trường Y Đông Dương ra đời năm 1902 nhằm đào tạo sinh viên địa phương góp phần cải thiện sức khỏe của người dân và truyền bá Tây y. Các cơ quan quản lý y tế, viện nghiên cứu và cơ sở khám chữa bệnh cũng từng bước được thành lập tại thuộc địa.

Triển lãm 3D trực tuyến “Y dược triều Nguyễn: Gạch nối nền y học Đông - Tây”
Hình ảnh được giới thiệu tại triển lãm

Một nghiên cứu của Shaun Kingsley Malarney cho thấy, vào đầu thập niên 1920, hệ thống y tế ở Việt Nam gồm có các bệnh viện hỗn hợp, bệnh viện bản xứ, nhà hộ sinh, trạm xá, nhà cứu tế, trại thương điên, trại phong và bệnh viện truyền nhiễm lần lượt được xây dựng. Sự du nhập của Tây y cũng mở đường cho hoạt động kinh doanh và buôn bán thuốc Tây với nhiều hiệu thuốc mọc lên ở cả ba miền...

Triển lãm 3D trực tuyến “Y dược triều Nguyễn: Gạch nối nền y học Đông - Tây” chính thức ra mắt vào 9 giờ ngày 25/2/2025 tại Fanpage của Trung tâm Lưu trữ quốc gia I.

Một cuộc - Thơ Đỗ Thượng Thế

Một cuộc - Thơ Đỗ Thượng Thế

Baovannghe.vn- Đôi khi bộ cánh của ngày/ xếp xó/ cười cười/ mơ mớ
Cây đa đầu xóm. Tản văn của Mai Phương

Cây đa đầu xóm. Tản văn của Mai Phương

Baovannghe.vn - Mỗi lúc, sau những chuyến đi công tác trở về nhà, tôi lại thèm ngả mình trên cái võng mắc dưới gốc đa ấy. Tụi nhỏ cứ bảo mẹ thật cổ lỗ, ước gì chẳng ước lại ước nằm gốc đa.
Chẳng còn gì để tiếc nuối - Thơ Châu Hoài Thanh

Chẳng còn gì để tiếc nuối - Thơ Châu Hoài Thanh

Baovannghe.vn- Cánh cửa sổ mở ra chiếc gương soi trên bàn trang điểm/ tiếng chim vẽ giấc mơ líu lo
Nguyễn Nhuận Hồng Phương: Cây bút tiểu thuyết bền bỉ, vững vàng

Nguyễn Nhuận Hồng Phương: Cây bút tiểu thuyết bền bỉ, vững vàng

Baovannghe.vn -Nói về văn xuôi đương đại tỉnh Vĩnh Phúc, tôi nhớ ngay đến “tứ đại văn nhân” gồm các tên tuổi: Ngô Văn Phú, Hà Đình Cẩn, Xuân Mai và Nguyễn Nhuận Hồng Phương. Cái duyên văn chương cho tôi cơ may được gặp cả bốn nhà văn của vùng đất cổ trung du này, thành bạn cầm bút của bốn người.
Bài thơ “Con đường rắc vỏ trấu vàng” của Phạm Trọng Thanh

Bài thơ “Con đường rắc vỏ trấu vàng” của Phạm Trọng Thanh

Baovannghe.vn - Nhà thơ Phạm Trọng Thanh đã có cách gieo rắc và giăng mắc hình ảnh ấn tượng riêng theo một giọng điệu giản dị – điệu thơ kể. Thế mà, tạo lập ấn tượng một tứ thơ khó quên. Đấy chính là cái tình, thứ dấp dính thủy chung với quê hương và con người.