Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, việc cho ý kiến trên tinh thần rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật để bảo đảm tính khả thi, không để xảy ra tình trạng sửa đổi nhưng lại tạo thêm khó khăn, vướng mắc, bất cập mới, hoặc gây thất thoát, lãng phí tiền, tài sản của Nhà nước, gây bất lợi cho người dân và doanh nghiệp. Đặc biệt đối với những chính sách đang thực hiện, chứng minh được tính khả thi sẽ được bổ sung vào luật, với mục đích cao nhất là không tạo rào cản trong thực thi chính sách. Dự án Luật sửa đổi của 4 Luật đầu tư sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ 8.
Nhấn mạnh không tạo rào cản trong thực thi chính sách, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ, tinh thần chung là chỉ xem xét với những vấn đề Chính phủ đã đề xuất, chưa đưa vào dự thảo những nội dung chưa chắc chắn, và cơ bản không đề nghị bổ sung vấn đề mới, nếu cần thiết sẽ trình Quốc hội nghiên cứu tiếp trong các kỳ họp sau. “Vướng đến đâu sửa đến đấy, không cầu toàn, khẩn trương nhưng không vội vàng. Những nội dung sửa đổi phải bảo đảm thiết thực, khả thi, là những vấn đề cấp bách, không để xảy ra tình trạng sửa đổi nhưng lại tạo ra những khó khăn, vướng mắc, bất cập mới”.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất “Vướng đến đâu sửa đến đấy, không cầu toàn, khẩn trương nhưng không vội vàng trong công tác làm Luật. |
Trên thực tế, trước sự tác động của 4 dự án Luật trong lĩnh vực đầu tư, trong lần sửa đổi này, sự đồng bộ của các dự án luật được xem là cần thiết, tránh tình trạng sửa chỗ này nhưng lại làm khó chỗ khác. Chưa kể tiềm ẩn những rủi ro pháp lý khác. Đơn cử, nếu sửa một số nội dung tại các Điều 1, 6, 20 của Luật Quy hoạch theo đề xuất của Chính phủ, sẽ mâu thuẫn với Điều 59 của Luật hiện hành. Trước đây, với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật liên quan đến quy hoạch, đồng thời trong quá trình xây dựng Luật Quy hoạch đã rà soát 95 luật, pháp lệnh và nghị quyết; nếu bây giờ quay lại như đề xuất tại dự thảo Luật sẽ rất phức tạp về mặt pháp lý và không có khả năng thực hiện. Vì vậy, nội dung cần sửa tại Luật Quy hoạch đã được các đại biểu thống nhất xem xét thấu đáo hơn.
Đề xuất những quy định đặc thù, đặc biệt
Một trong những điểm mới căn cốt của dự thảo Luật được xin ý kiến là việc Chính phủ đề xuất những quy định về thủ tục đầu tư đặc biệt nhằm đơn giản hóa thủ tục đầu tư, rút ngắn thời gian triển khai dự án, tạo cơ chế thuận lợi, cạnh tranh thu hút các nhà đầu tư chiến lược như đề
Tại dự thảo, về thủ tục đầu tư đặc biệt được đề nghị áp dụng đối với một số dự án thuộc lĩnh vực đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển; công nghiệp mạch tích hợp bán dẫn, công nghệ thiết kế, chế tạo linh kiện, vi mạch điện tử tích hợp, chip, và lĩnh vực công nghệ cao, sản phẩm công nghệ cao được ưu tiên, khuyến khích đầu tư theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thực hiện tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế theo quy trình đăng ký đầu tư tại Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế để cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, quy định này liên quan tới nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác trong lĩnh vực xây dựng, chuyển giao công nghệ, bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy. Do đó, cần tính toán theo hướng có thể bổ sung một quy định mang tính nguyên tắc nhằm xử lý vướng mắc trong trường hợp một số quy trình, thủ tục hành chính trong quá trình thực hiện dự án có yêu cầu trong hồ sơ phải có các giấy phép hoặc giấy tờ khác có liên quan đến các nội dung đã được miễn thì cơ quan nào có thẩm quyền xử lý và xử lý như thế nào? Và nếu không quy định rõ về những vấn đề nêu trên sẽ dẫn đến lúng túng, thiếu thống nhất trong quá trình thực hiện. Do đó, thủ tục đầu tư đặc biệt phải nhanh, không dừng lại ở rút gọn những thủ tục hiện hành, nhất là thủ tục đầu tư phải được thiết kế đặc biệt.
Để giải trình nhẵng băn khoan, thắc mắc của đại biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, trong sửa đổi Luật Đầu tư lần này đã có một cải tiến rất mạnh nhưng chưa mạnh dạn cho phép tất cả dự án nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mới đều được thực hiện theo cơ chế “luồng xanh”.
Vì vậy, nếu áp dụng theo quy định tại dự thảo Luật thì thủ tục đầu tư đặc biệt chỉ thực hiện “giới hạn” với một số dự án công nghệ cao, sản phẩm công nghệ cao tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế mới. Tuy nhiên, nếu không áp dụng đồng loạt với các dự án nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế mới thì nhà đầu tư sẽ phải chứng minh theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ . Thủ tục cần và đủ để chứng minh theo quy định cũ hiện hành rất phức tạp. Như vậy, chắc chắn sẽ làm chậm quá trình thực hiện đầu tư….Điều này hoàn toàn không có lợi cho nền kinh tế và cũng đi ngược lại tinh thần chung là Luật phải có tính chất đồng bộ, liên thông và không tạo ra rào cản cho doanh nghiệp, đơn vị sản xuất hay nói rộng hơn là kéo lùi tốc độ phát triển của nền kinh tế. Do đó, bất kỳ một thay đổi dù rất nhỏ trong luật, cũng cần bảo đảm thực hiện đúng quan điểm đã xác định tại Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới.
------------
Bài viết cùng chuyên mục: