Sự kiện & Bình luận

Phát triển CNVH Việt Nam: Cần xóa bỏ ranh giới giữa Công và Tư

Bùi Quyên
Đời sống
11:25 | 10/07/2024
Hội thảo tham vấn "Đề án chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đặt ra vấn đề xóa ranh giới công - tư
aa

Mới đây, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam phối hợp với Cục Bản quyền tác giả, các đơn vị liên quan thực hiện Hội thảo tham vấn Đề án chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa (CNVH) Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với mục đích nhằm tạo dựng được một diễn đàn trao đổi chuyên sâu và cởi mở nhằm đề xuất các giải pháp, định hướng cho phát triển các ngành CNVH ở Việt Nam từ nay tới năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045.

Phát triển CNVH Việt Nam: Cần xóa bỏ ranh giới giữa Công và Tư
Quang cảnh hội thảo

Theo đó, tại hội thảo tham vấn, các chuyên gia nhóm lĩnh vực ngành đã chỉ ra rằng, ngành CNVH ở Việt Nam muốn phát triển phải tiếp nhận đầy đủ cơ chế thị trường, phải coi 12 ngành công nghiệp văn hóa thực chất là 12 ngành kinh tế. Ngành kinh tế có 6 thành phần gồm: (1)nhà đầu tư, (2)nhà phát hành, (3)lực lượng sáng tạo, (4)khâu trung gian, (5)người tiêu thụ và (6)nhà quản lý. Tuy nhiên, hiện nay, các chính sách đều hướng tới nhóm 3, 5, 6: là người sáng tạo, khách hàng (người tiêu thụ) và nhà quản lý. Một phần nhỏ quan tâm đến số 4 nhưng chưa quan tâm đến số 1 và 2. Do đó, chính sách chưa cho thấy tầm quan trọng của doanh nghiệp, nhà đầu tư trong mối quan hệ 6 bên này, do đó Nhà nước cần quan tâm, khích lệ, hỗ trợ để doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư cho văn hóa.

Trên thực tế, sự đầu tư chủa Nhà nước thường hướng đến hệ thống công lập mà chưa có những chính sách cụ thể cho hệ thống tư nhân tham gia lĩnh vực phát triển văn hó nói chung, từng lĩnh vực ngành nói riêng. Chưa kể chính sách thuế chưa thực sự mang tính chất hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân đầu tư phát triển văn hóa.

Do đó, các chuyên gia đề nghị:

- Cần đổi mới chính sách thuế, Nhà nước cần có chính sách giảm thuế, miễn thuế thu nhập trong vài năm đầu cho doanh nghiệp. Sự hỗ trợ cần được cụ thể hóa bằng các con số: giảm bao nhiêu % thuế cho doanh nghiệp; giảm trong thời gian bao nhiêu năm…

- linh hoạt định mức thanh toán, thời hạn thanh toán…

Để tạo sự công bằng giữa đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp tư nhân trong phát triển văn hóa, bà Nguyễn Thị Phương Hòa, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, (Bộ VHTTDL) cũng cho rằng Nhà nước cần tăng đầu tư cho văn hóa, sử dụng các công cụ tài chính, ưu đãi thuế, thu hút các nguồn lực, xây dựng và mở rộng thị trường văn hóa, thông qua việc học tập kinh nghiệm của các nước, xem xét xây dựng những công cụ tài chính riêng cho phát triển văn hóa thông qua hệ thống các quỹ hỗ trợ trên các lĩnh vực văn hóa như: Quỹ phát triển điện ảnh, Quỹ hỗ trợ văn hóa số, Quỹ hỗ trợ nghệ thuật…; áp dụng giảm thuế giá trị gia tăng đối với các sản phẩm và dịch vụ văn hóa và cho phép tính các khoản tài trợ cho văn hóa nghệ thuật vào chi phí của doanh nghiệp; sớm có hướng dẫn cách thức "gọi vốn đám đông."

Ngoài ra, Nhà nước cần tạo môi trường thuận lợi, hệ sinh thái để các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả; gắn kết giữa chiến lược phát triển các ngành CNVH sáng tạo với các chiến lược khác có liên quan, trở thành một bộ phận trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, gắn kết và có sự tương hỗ với các chiến lược hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiến lược đào tạo nghề...

Như vậy, với vai trò là nhạc trưởng, Nhà nước cần có những cơ chế, chính sách làm "bệ đỡ" cho công nghiệp văn hóa, cụ thể là tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp ngoài Nhà nước, có chính sách miễn giảm thuế cho doanh nghiệp liên quan đến công nghiệp sáng tạo.

Hy vọng rằng, những đề xuất, mong mỏi của các chuyên gia, nhà khoa học, quản lý, dù chỉ dừng lại ở góc độ tham vấn chính sách, cũng sẽ là những ý kiến quan trọng để các cơ quan quản lý hoạch định chính sách.

Văn hóa Mường cổ và những người lưu giữ “Hồn Mường” TP Hồ Chí Minh triển khai thực hiện Đề án Công nghiệp văn hóa đến năm 2030 TP Hồ Chí Minh: công nghiệp văn hóa có thể đóng góp 148.000 tỉ đồng Sắc màu văn hóa, du lịch độc đáo của Hà Nội sẽ được quảng bá ở Điện Biên Cảnh quan Việt Nam trong văn học và điện ảnh: Những tiếp cận xuyên văn hóa
Thông cáo báo chí số 23, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV

Thông cáo báo chí số 23, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV

Baovannghe.vn - Thứ Sáu, ngày 22/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 23 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Quà tặng của chiến tranh - Truyện ngắn của Hoài Hương

Quà tặng của chiến tranh - Truyện ngắn của Hoài Hương

Baovannghe.vn - Chiến dịch thần tốc như một cơn lốc không ngày không đêm, đơn vị vừa đánh vừa hành quân gần như xuyên dọc theo Quốc lộ 13 hướng về Sài Gòn mỗi ngày một gần thêm.
Lĩnh vực báo chí cần có những ưu đãi về thuế

Lĩnh vực báo chí cần có những ưu đãi về thuế

Baovannghe.vn - Quốc hội tiếp tục chương trình làm việc ngày 22/11 với phiên thảo luận tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Trôi giữa hương sen nghịch mùa - Truyện ngắn của Đinh Thành Trung

Trôi giữa hương sen nghịch mùa - Truyện ngắn của Đinh Thành Trung

Baovannghe.vn - Mây đen tan. Nắng nhẹ. Hương sen còn sót hòa cùng hương bùn đánh dạt mùi khói xe, đưa nụ cười của hai người đàn ông lấp đầy mi mắt đang nhìn về phía mặt trời.
Nhà thơ Anh Ngọc bình thơ "Thề non nước"

Nhà thơ Anh Ngọc bình thơ "Thề non nước"

Baovannghe.vn - Bài thơ Thề non nước không chỉ là lời tự tình đằm thắm của một tâm hồn thủy chung, tin cậy mà còn cất giấu trong mình một bức tranh thiên nhiên tráng lệ và quyến rũ mê hồn vì một vẻ đẹp như sinh ra bởi con người và cũng chỉ dành để cho con người.