Giải thưởng do Báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) phối hợp với gia đình cố họa sĩ Bùi Xuân Phái thành lập từ năm 2008, nhằm trao cho các tác giả, tác phẩm, ý tưởng, việc làm có giá trị khoa học, nghệ thuật cao, thấm đượm tình yêu Hà Nội.
Năm nay, Hội đồng Giám khảo ngoài những tên tuổi uy tín như: Nhà thơ Bằng Việt, nguyên Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội (Chủ tịch Hội đồng); nhà sử học Dương Trung Quốc, Phó Chủ tịch Hội Sử học Việt Nam; nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam; nhà báo Lê Xuân Thành, Tổng biên tập Báo Thể thao và Văn hóa; còn có thêm một thành viên mới là Phó Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội.
Phó Tổng giám đốc TTXVN Nguyễn Thị Sự và Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Hà Minh Hải trao giải thưởng lớn - Vì tình yêu Hà Nội cho Nghệ sỹ Nhân dân, đạo diễn Đặng Nhật Minh. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN) |
Trải qua 16 mùa giải, đã có hơn 150 tác giả, tác phẩm, ý tưởng, việc làm được công nhận là đề cử chính thức, có gần 70 giải thưởng được trao, trong đó có 15 Giải thưởng Lớn lần lượt được trao cho: Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc (2009), nhà văn Tô Hoài (2010), Giáo sư Phan Huy Lê (2011), nghệ sỹ guitar Văn Vượng (2012), nhà nhiếp ảnh Quang Phùng (2013), nhà nghiên cứu Vũ Tuân Sán (2014), nhà nghiên cứu Giang Quân (2015), nhà nhiếp ảnh Lê Vượng (2016), nhà nghiên cứu Hữu Ngọc (2017), nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Đạm (2018), nhà nghiên cứu Nguyễn Thừa Hỷ (2019), nhạc sĩ Phú Quang (2020), nhạc sĩ Hồng Đăng (2021), đạo diễn Trần Văn Thủy (2022) và gần đây nhất là đạo diễn Đặng Nhật Minh (2023). |
Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội năm 2024 diễn ra vào dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), do đó, Ban Tổ chức quyết định xây dựng một lễ trao giải quy mô xứng tầm, kết hợp hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống và triển lãm những tác giả, tác phẩm xuất sắc nhất được đề cử.
Tại mùa giải năm nay, trên cơ sở một danh sách dự kiến đề cử gồm 54 “ứng viên,” Hội đồng Giám khảo tổ chức 2 phiên họp để chọn ra 9 đề cử chính thức. Sau đó tiếp tục bỏ phiếu để chọn ra 4 giải thưởng, gồm: Giải thưởng Lớn, Giải Tác phẩm, Giải Ý tưởng và Giải Việc làm.
Dưới đây là danh sách các đề cử "Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội" năm 2024 (xếp theo thứ tự a, b, c)
I. ĐỀ CỬ GIẢI THƯỞNG LỚN: Công bố tại Lễ trao giải
II. ĐỀ CỬ GIẢI TÁC PHẨM (3 đề cử)
1. Cuốn sách “Chuyến thăm Hà Nội” của nhà văn người Mỹ Susan Sontag (Phan Xích Linh dịch, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật và Thư viện Nguyễn Văn Hưởng xuất bản năm 2024).
2. Phim điện ảnh “Đào, Phở và Piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn (Công ty Cổ phần Phim truyện I sản xuất).
3. Cuốn sách “Hà Nội thời cận đại - từ nhượng địa đến thành phố (1873-1945)” của Đào Thị Diến do Nhà xuất bản Hà Nội và Nhã Nam xuất bản.
III. ĐỀ CỬ GIẢI VIỆC LÀM (3 đề cử)
1. Dự án “Chuyện đình trong phố” do quận Hoàn Kiếm phối hợp với nhóm nghệ sĩ thực hiện.
2. Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023 với chủ đề “Dòng chảy” do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Tạp chí Kiến trúc, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức.
3. Quảng bá du lịch Hà Nội qua MV “Going Home” của nghệ sĩ saxophone Kenny G do báo Nhân Dân và IB Group Việt Nam thực hiện.
IV. ĐỀ CỬ GIẢI Ý TƯỞNG (2 đề cử)
1. Đề xuất khôi phục và phát triển hành trình “Bát cảnh Tây Hồ” của quận Tây Hồ
2. “Đồ án cải tạo, chỉnh trang không gian, cảnh quan xung quanh hồ Thiền Quang và phụ cận” do Ủy ban Nhân dân quận Hai Bà Trưng tổ chức nghiên cứu và xây dựng vào năm 2023./.
Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông đã ký Quyết định số 2836/QÐ-BVHTTDL đồng thuận tổ chức “Liên hoan Cải lương toàn quốc - 2024”.
Cảnh trong vở "Huyền thoại gò Rồng Ấp". Ảnh: LQT |
Quyết định giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ; Trung tâm Văn hóa thành phố Cần Thơ và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức “Liên hoan Cải lương toàn quốc - 2024”. Đối tượng tham gia gồm các đơn vị nghệ thuật cải lương chuyên nghiệp trong và ngoài công lập; các đơn vị nghệ thuật trung ương và các đơn vị nghệ thuật địa phương.
Dự kiến chương trình khai mạc sẽ diễn ra vào 20 giờ ngày 25/10/2024. Lịch diễn thi từ ngày 25/10/2024 đến ngày 11/11/2024 và bế mạc vào 20 giờ ngày 12/11/2024. Địa điểm tại Nhà biểu diễn, Trung tâm Văn hóa thành phố, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. |
Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, đời sống nghệ thuật đã và đang ghi nhận những cuộc thi: Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII, năm 2024; Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 ... và nay là Liên hoan Cải lương toàn quốc ... cho thấy những nỗ lực của Bộ VHTT&DL nhằm góp phần bảo tồn và phát huy giá trị loại hình nghệ thuật truyền thống Việt Nam, đặc biệt là nghệ thuật cải lương trong giai đoạn hội nhập hiện nay.
Liên hoan cũng được kỳ vọng sẽ phát hiện những tài năng về nghệ thuật truyền thống; động viên các diễn viên, nghệ sĩ có những đóng góp cho sự nghiệp sân khấu Cải lương Việt Nam; là dịp để các cơ quan chức năng quản lý đánh giá thực trạng đội ngũ nghệ sĩ, diễn viên hiện nay, từ đó đưa ra giải pháp bồi dưỡng, đào tạo phù hợp cho lực lượng này trong thời gian tới.
Hà Phương | Báo Văn Nghệ
Nằm trong chuỗi sự kiển kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), ngày 4/10 tại thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội), Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTTDL) phối hợp với Sở VHTT Hà Nội, UBND thị xã Sơn Tây tổ chức khai mạc triển lãm tranh cổ động tấm lớn tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Các đại biểu và khách quý khai mạc Triển lãm "Tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô" tại Sơn Tây. Ảnh: TV |
Triển lãm giới thiệu 70 tác phẩm tranh cổ động của các họa sĩ chuyên nghiệp và không chuyên trên toàn quốc được tuyển chọn từ Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô nhằm truyền tải nội dung tuyên truyền về truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, anh dũng, kiên cường của quân và dân cả nước nói chung, của Thủ đô Hà Nội nói riêng trong cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
BTC kỳ vọng, triển lãm sẽ là dịp để nhìn lại một chặng đường lịch sử vẻ vang, bước trưởng thành và phát triển của Thủ đô Hà Nội. Đồng thời, cũng là dịp để mọi người dân cùng chung tay, góp sức đưa Thủ đô vượt qua mọi khó khăn, thách thức, cùng đất nước vững bước trên con đường đổi mới, hội nhập và phát triển.
Tối 4/10, UBND thành phố Hà Nội đã tổ chức khai mạc Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2024, với chủ đề "Hà Nội - Tinh hoa áo dài" tại sân khấu Quảng trường Đoan Môn, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2024 có sự đầu tư công phu về quy mô lớn, nguồn lực con người nên đã thu hút sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân tham dự Đặc biệt, có 6 nghệ nhân, 85 nhà thiết kế 3 miền Bắc, Trung, Nam cùng gần 100 gian hàng của các nhà thiết kế, thương hiệu áo dài, cơ sở phụ kiện, doanh nghiệp lữ hành… |
Lễ hội "Áo dài du lịch Hà Nội 2024". Ảnh Internet |
Lễ hội diễn ra liên tục trong 3 ngày (từ ngày 4 - 6/10), với nhiều chương trình, hoạt động thu hút đông đảo người dân tham gia. Đặc biệt là các chương trình: City Bus Tinh hoa áo dài; trình diễn áo dài của các nhà thiết kế và chung kết cuộc thi thiết kế áo dài; Carnaval áo dài với sự tham gia của 1.000 người… cùng với nhiều hoạt động hấp dẫn như: Không gian triển lãm tư liệu ảnh áo dài; không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm của các nhà thiết kế, thương hiệu áo dài, sản phẩm dịch vụ du lịch, làng nghề truyền thống; không gian văn hóa nghệ thuật; không gian workshop trải nghiệm quy trình thiết kế và tạo ra sản phẩm áo dài mini; không gian trò chơi dân gian…
Lễ hội mở ra định hướng mới cho phát triển văn hóa, du lịch Thủ đô, góp phần để Việt Nam và Hà Nội trở thành điểm đến yêu mến, sự lựa chọn hàng đầu của nhiều du khách trong nước, bạn bè quốc tế, điểm đến du lịch thành phố hàng đầu thế giới.
Việt Thắng| Báo Văn Nghệ
----------
Bài viết cùng chuyên mục: