Văn hóa nghệ thuật

Bản tin Văn nghệ ngày 28/11/2024

Việt Thắng (tổng hợp)
Sách
13:44 | 28/11/2024
Baovannghe.vn - Ngày 26/11/2024, Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1473/QĐ-TTg xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 16) đối với 6 di tích.
aa

Thêm 6 di tích được xếp hạng quốc gia đặc biệt

Ngày 26/11/2024, Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1473/QĐ-TTg xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 16) đối với 6 di tích.

6 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đợt này gồm:

1- Di tích kiến trúc nghệ thuật Quần thể di tích đình, đền, chùa Tiên Lục (huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang).

2- Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Đình Bảng (thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).

3- Di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật Khu di tích Đa Hòa - Dạ Trạch (huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên).

4- Di tích lịch sử Mộ và Khu lưu niệm Lê Hữu Trác (huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh).

5- Di tích lịch sử Đường Hồ Chí Minh trên biển (thành phố Hải Phòng, tỉnh Phú Yên, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Cà Mau).

6- Di tích lịch sử Trận địa pháo 105mm của Đại đội 805 (thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên), bổ sung vào Di tích quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ xếp hạng tại Quyết định số 1272/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Khu vực bảo vệ di tích được xác định theo Biên bản và Bản đồ các khu vực bảo vệ di tích trong hồ sơ.

Đình Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh. Ảnh nguồn: Internet
Đình Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh. Ảnh nguồn: Internet

Phó Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nơi có di tích được xếp hạng trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa./.

Giao lưu Văn hóa Phật giáo Việt Nam - Nhật Bản tại Hà Nam

Mới đây, tại Khu du lịch quốc gia Tam Chúc (Hà Nam) Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Nam, chùa Tam Chúc đã phối hợp tổ chức khai mạc Lễ hội giao lưu Văn hóa Phật giáo Việt Nam - Nhật Bản trong hai ngày.

Nghi lễ của Lễ hỏa tịnh. Ảnh: BTC
Nghi lễ của Lễ hỏa tịnh. Ảnh: BTC

Trong không gian linh thiêng tại chùa Tam Chúc (tỉnh Hà Nam), đã diễn ra lễ hội giao lưu văn hóa Phật giáo Việt Nam, Nhật Bản. Sự kiện quy tụ các nghi thức truyền thống, nghệ thuật và các chương trình giao lưu đặc biệt như: Lễ hỏa tịnh cầu an Niệm Phật Tam muội. Trà đạo, Trải nghiệm không gian văn hóa Nhật Bản ngay tại Tam Chúc Đêm nguyện hoa đăng.

Đặc biệt, sự kiện thu hút đông đảo phật tử, du khách nhất là tại buổi giao lưu Lễ hỏa tịnh cầu an. Hành Lễ hỏa tịnh là một thực hành cổ xưa của Nhật Bản kết hợp giữa Phật giáo Ấn Độ, Phật giáo bí truyền và Đạo giáo Trung Quốc.

Đặc sắc chương trình nghệ thuật cầu truyền hình “Đôi bờ Ví, Giặm”

Chương trình nghệ thuật Đôi bờ Ví, Giặm, mở đầu chuỗi hoạt động Festival Về miền Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản nhân kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nằm trong chuỗi hoạt động Festival Về miền Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản, tối 27.11, tại 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh diễn ra chương trình cầu truyền hình Đôi bờ Ví, Giặm.

Tham dự chương trình tại điểm cầu Hà Tĩnh có Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Phan Viết Lương; Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Hồ An Phong. Chương trình có sự tham dự của các nghệ nhân, nghệ sĩ, đại diện các CLB Dân ca Ví, Giặm tỉnh Hà Tĩnh và đông đảo quần chúng nhân dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

Bản tin Văn nghệ ngày 28/11/2024
Một tiết mục trong chương trình nghệ thuật cầu truyền hình "Đôi bờ Ví, Giặm". Ảnh: BTC

Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là loại hình nghệ thuật độc đáo, gắn bó với cộng đồng người dân Nghệ An - Hà Tĩnh từ bao đời nay; phản ánh toàn diện cuộc sống, phong tục tập quán, những cung bậc cảm xúc của người dân xứ Nghệ.

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh đã trở thành dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tinh thần, hình thành nên cốt cách, tâm hồn của các thế hệ người dân nơi đây; góp phần hun đúc nên những danh nhân, những tên tuổi lớn như: Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Hồ Xuân Hương, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Xuân Diệu, Huy Cận…. Đặc biệt, cũng từ chất liệu của dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, nhiều kịch bản sân khấu, tác phẩm âm nhạc đã ra đời, trở thành những bài ca đi cùng năm tháng, được công chúng yêu thích, đón nhận.

Ngày 27/11/2014, tại Thủ đô Pari, Cộng hòa Pháp, Ủy ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO đã chính thức ghi danh Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh của Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Chương trình gồm các tiết mục trình diễn dân ca ví, giặm đa dạng, mang đậm chất trữ tình sâu lắng, xen lẫn các phóng sự ngắn, giao lưu trên sân khấu, được chia làm 3 phần: "Trầm tích xứ Nghệ", "Hành trình di sản" và "Để mạch nguồn chảy mãi".

Chương trình nghệ thuật có sự góp mặt của Nghệ nhân Nhân dân Trần Khánh Cẩm, Nghệ nhân Nhân dân Vũ Thị Thanh Minh (Hà Tĩnh) và NSND Hồng Lựu, ca sĩ Hà Quỳnh Như (Nghệ An)... Chương trình đã mang đến cho khán giả một không gian nghệ thuật quy mô, hoành tráng, làm nổi bật thêm những nét tinh hoa của dân ca ví, giặm, góp phần lan tỏa mạnh mẽ những giá trị đặc sắc của di sản trong đời sống đương đại.

Đêm trắng của NSND Xuân Bắc có 5 suất diễn đặc biệt

Vở chính kịch đầu tay Đêm trắng của NSND Xuân Bắc đã được chọn để tái ngộ khán giả trong tháng kỷ niệm 72 năm thành lập Nhà hát Kịch Việt Nam với 5 suất diễn lần lượt vào 30/11, 14, 15/12 và 11/1/2025 tại rạp Nhà hát Kịch Việt Nam. Đêm diễn đặc biệt tại Nhà hát Lớn Hà Nội diễn ra ngày 22/12.

Bản tin Văn nghệ ngày 28/11/2024
Cảnh trong vở "Đêm trắng". Ảnh BTC

Đêm trắng do NSND Xuân Bắc dàn dựng theo kịch bản của tác giả Lưu Quang Hà,dựa trên một câu chuyện có thật trong thập niên 1950. Chuyện kịch tập trung vào thời điểm toàn dân, toàn quân ta dồn sức người, sức của cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trước nỗi lo thiếu lương thực, Bác Hồ và toàn thể quân dân thực hiện nhịn ăn một bữa mỗi tuần và mỗi ngày một vốc gạo bỏ vào hũ gạo tiết kiệm cho kháng chiến. Thế nhưng Đại tá Hoàng Trọng Vinh, Cục trưởng Cục Quân nhu vẫn lao vào ăn chơi hưởng lạc. Y nịnh trên, nạt dưới, bất chấp hy sinh chiến sĩ để phục vụ những lạc thú của mình…Để xử vụ đại án tham nhũng này, Bác đã nhiều đêm trắng suy nghĩ trước khi đặt bút ký quyết định bản án, xử tử hình kẻ phản bội cách mạng của nhân dân. Thông qua vở diễn, Đêm trắng làm ngời sáng hình tượng vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc - Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng thông điệp nhân văn "Trừng trị để giáo huấn" của Người.

Đêm trắng quy tụ dàn diễn viên đông nhất, với hơn 100 nghệ sĩ, diễn viên, kỹ thuật viên tham gia biểu diễn và được đánh giá là đã mang hơi thở thời đại, đáp ứng thị hiếu của khán giả.

Trước đó, tại Liên hoan các trích đoạn hay Nghệ thuật Sân khấu toàn quốc năm 2023, Đêm trắng tiếp tục được trao giải cho Trích đoạn xuất sắc nhất; 2 Huy chương Vàng cho nghệ sĩ Minh Hải (vai Chủ tịch Hồ Chí Minh) và NSƯT Trịnh Mai Nguyên (vai Hoàng Trọng Vinh); 2 Huy chương Bạc cho nghệ sĩ Tuấn Vũ (vai A Páo) và nghệ sĩ Quang Đạo (vai trực ban).

Năm 2024, tại Liên hoan Kịch nói toàn quốc, Đêm trắng tiếp tục được được trao Huy chương Vàng cho vở diễn và 3 Huy chương Vàng cho nghệ sĩ Minh Hải, NSƯT Trịnh Mai Nguyên, NSƯT Kiều Minh Hiếu.

Thủ tướng Chính phủ: Thi đua, khen thưởng truyền cảm hứng cho toàn xã hội

Thủ tướng Chính phủ: Thi đua, khen thưởng truyền cảm hứng cho toàn xã hội

Baovannghe.vn - Sáng 9/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương nhiệm kỳ 2021-2026
Xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới

Xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới

Baovannghe.vn - Ban Nội chính TƯ, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt sách “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đề xuất áp dụng thuế khí thải có giảm thiểu được ô nhiễm không khí?

Đề xuất áp dụng thuế khí thải có giảm thiểu được ô nhiễm không khí?

Baovannghe.vn - Xe máy được chỉ ra là phương tiện xả khí thải lớn nhất gây ô nhiễm môi trường như NO2, CO, SO2, NMVOC, CH4, nhất là bụi mịn PM2.5.
Biết viết và không biết viết

Biết viết và không biết viết

Baovannghe.vn - Tôi thường dè dặt khi đưa ra các dự đoán về công nghệ, nhưng tôi khá tự tin về dự đoán này: trong vài thập kỉ tới, sẽ không có nhiều người có thể viết.
Làm cô giáo - Thơ Cao Lê Hồng Rạng

Làm cô giáo - Thơ Cao Lê Hồng Rạng

Baovannghe.vn- Giữa trăm nghề em chọn làm cô giáo/ Phấn trắng bảng đen làm bạn đồng hành