Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1677/QĐ-TTg ngày 27/12/2024 phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Địa điểm về Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1677/QĐ-TTg ngày 27/12/2024 phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Địa điểm về Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ |
Theo đó, 9 nội dung Nhiệm vụ lập quy hoạch gồm:
Xác định yêu cầu nghiên cứu, khảo sát, đánh giá hiện trạng di tích; nghiên cứu, đánh giá yếu tố kinh tế - xã hội và môi trường tự nhiên liên quan đến nội dung quy hoạch;
Xác định đặc trưng và giá trị tiêu biểu của di tích: Nhận diện đặc trưng, yếu tố cấu thành di tích; cấu trúc không gian cảnh quan, các giá trị tiêu biểu khác của di tích; những hạn chế, khó khăn và các vấn đề cần giải quyết trong Quy hoạch;
Xác định quan điểm, mục tiêu và tầm nhìn quy hoạch;
Xác định các chỉ tiêu, dự báo phát triển của khu vực lập quy hoạch: Chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương và dự báo phát triển đô thị, du lịch; dự báo dân số và sức ép gia tăng dân số lên khu vực di tích; về lượng khách du lịch, nhu cầu du lịch và các dịch vụ du lịch; chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật;
Xác định nội dung và định hướng bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích;
Định hướng tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan, xây dựng công trình mới và hạ tầng kỹ thuật;
Định hướng phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch;
Đánh giá hiện trạng, xác định các vấn đề môi trường khu vực quy hoạch;
Kế hoạch thực hiện quy hoạch.
Nhân kỷ niệm 100 ngày thành lập Trường Mỹ Thuật Đông Dương, nhà đấu giá Le Auction House tổ chức triển lãm “Nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20” từ 1/1 đến 7/1/2025 tại tầng 1, Aqua Central (44 Yên Phụ, Hà Nội).
Tranh của họa sĩ Lê Phổ |
Triển lãm đem đến những tác phẩm đỉnh cao của các họa sĩ: Phạm Văn Đôn, Phan Kế An, Trần Bình Lộc, Georges, Nguyễn Tường Tam, Công Văn Trung, Thang Trần Phềnh, Trần Quang Trân, Nguyễn Đỗ Cung, Phạm Hậu, Nguyễn Văn Lăng, Trần Hà, Nguyễn Khang, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Văn Anh, Tôn Thất Đào, Lương Xuân Nhị, Đỗ Đình Hiệp, Lê Yên, Nguyễn Dung, Hoàng Lập Ngôn, Ủ Văn An, Văn Bình, Phạm Thúc Chương, Hoàng Tích Chù, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Văn Tỵ, Nguyễn Văn An, Dương Hướng Minh, Nguyễn Trọng Hợp, Sỹ Ngọc, Trần Đình Thọ, Nguyễn Siên, Huỳnh Văn Gấm, Trần Dzụ Hồng, Nguyễn Văn Trung, Trần Phúc Duyên, Đinh Minh, Trần Duy, Trần Văn Thọ, Lê Thanh Đức, Mai Văn Hiến, Nguyễn Văn Thiện.
Bên cạnh những tác phẩm của họa sĩ Việt, triển lãm cũng giới thiệu những tên tuổi các danh họa nổi bật đã có ảnh hưởng đến các họa sĩ Việt Nam như Victor Tardieu, Joseph Inguimberty, Alix Aymé, André Maire, Evariste Jonchère,... Tại triển lãm và phiên đấu, các sáng tác của Joseph Inguimberty, Alix Aymé, André Maire, Henri Mege,... cũng được Le Auction House chắt lọc giới thiệu tới cộng đồng yêu nghệ thuật.
Điểm nhấn của triển lãm, đấu giá Nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 cchính là làm nổi bật giai đoạn mỹ thuật kháng chiến khu vực phía Bắc với nhiều nghệ sĩ nổi bật: Lưu Công Nhân - Lê Huy Hòa - Trần Lưu Hậu - Nguyễn Trọng Kiệm và họa sĩ Trần Đông Lương, Linh Chi, Mai Long, Ngọc Linh,... ; Khu vực phía Nam như: Nguyễn Phước, Nguyễn Trung, Nguyên Khai, Hồ Hữu Thủ và nhiều cá nhân khác.
Sở Du lịch TP.Đà Nẵng công bố thông tin Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2025 với nhiều nét mới khi có 2 đội đại diện cho chủ nhà Việt Nam tranh tài cùng với 8 đội quốc tế.
Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2025 với nhiều nét mới khi có 2 đội đại diện cho chủ nhà Việt Nam tranh tài cùng với 8 đội quốc tế |
10 đội sẽ thi đấu trong 6 đêm (đều diễn ra vào thứ bảy):
Đêm 1 (ngày 31.5) có chủ đề Tinh hoa văn hóa (Legacy of culture) giữa đội chủ nhà Đà Nẵng và Phần Lan.
Đêm 2 (ngày 7.6): Nghệ thuật sáng tạo (The art of creativity) – đội Z21 (Việt Nam) và Ba Lan.
Đêm 3 (ngày 14.6): Hành trình kết nối (The path of unity) – đội Canada và Trung Quốc.
Đêm 4 (ngày 21.6): Phát triển bền vững (Sustainable development) – đội Bồ Đào Nha và Anh.
Đêm 5 (ngày 28.6): Công nghệ dẫn lối (Powered by innovation) – đội Hàn Quốc và Ý.
Đêm 6 (ngày 12.7): Đón kỷ nguyên mới (The new rising era) thi đấu chung kết, gồm 2 đội xuất sắc được chọn qua 5 đêm thi trước đó.
DIFF 2025 còn khác biệt với chương trình nghệ thuật hấp dẫn, trong mỗi đêm sẽ có một hoạt động đồng hành theo chủ đề đêm diễn chính. Xuyên suốt lễ hội còn ứng dụng công nghệ AR, gia tăng trải nghiệm pháo hoa, tích hợp chuỗi hoạt động vào app.
Cùng với sự kiện chính DIFF 2025, TP.Đà Nẵng còn có chuỗi sự kiện thúc đẩy du lịch hướng tới kỷ nguyên mới như lễ hội ẩm thực, thức uống, food tour, diễu hành, diễu binh, triển lãm, đua thuyền, hòa nhạc, marathon quốc tế, giải golf châu Á, lễ hội Việt Nam – ASEAN, trình diễn khinh khí cầu và lân sư rồng quốc tế, quà tặng du lịch xứ Quảng, liên hoan phim châu Á, lễ hội Việt Nam – Nhật Bản…
Chia sẻ từ BTC, ý tưởng DIFF 2025 "Đà Nẵng – Kỷ nguyên mới" chính là nhằm truyền tải thông điệp chuyển giao, đánh dấu hành trình 50 năm hội nhập, phát triển...; đồng thời, thể hiện khát vọng và quyết tâm của Đà Nẵng bước vào giai đoạn mới - giai đoạn khởi sắc và thịnh vượng, bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.