Báo Sài Gòn Giải Phóng và Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam (VAPA)vừa phối hợp tổ chức Cuộc thi ảnh “Đất nước ngàn hoa” quy mô toàn quốc.
Cuộc thi được tổ chức nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025); kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21.6.1925-21.6.2025) và 50 năm ngày Báo SGGP xuất bản số đầu tiên (5.5.1975-5.5.2025).
Lễ Tổng kết, trao giải thưởng: Đầu tháng 5.2025 |
Tác giả đăng ký gửi tác phẩm dự thi tại website: sggp.org.vn/thianh50nam Với những tác phẩm ảnh giấy, do tác giả hoặc thân nhân tác giả gửi bản gốc hoặc chụp lại tác phẩm, thì người gửi tác phẩm dự thi chịu trách nhiệm về bất cứ tranh chấp nào liên quan tới bản quyền. Tác phẩm không được chắp ghép, thêm, bớt, làm sai lệch thực tế để thay đổi nội dung hiện thực trong ảnh (trừ ảnh ghép thuộc thể loại Panorama) cũng như không được sáng tác dựa trên công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI). Thời gian nhận tác phẩm: Từ 16h ngày 9.9.2024 đến 11h30 ngày 1.4.2025. Lễ Tổng kết, trao giải thưởng: Đầu tháng 5.2025. |
Theo đó, tác giả được yêu cầu tham dự cuộc thi ở 5 cụm chủ đề: Thành tựu, Cống hiến, Nước non ngàn dặm, Phát triển xanh, Vì trẻ thơ, với tổng trị giá khoảng 600 triệu đồng. Bên cạnh đó, các tác giả cũng có cơ hội nhận huy chương vàng, bạc, đồng và bằng chứng nhận triển lãm cấp khu vực của VAPA.
Tác phẩm lọt top 35 tác phẩm đoạt giải thưởng theo 5 chủ đề Cuộc thi, được BTC trao Chứng nhận và tặng phẩm kèm tiền mặt.
Tác giả có tác phẩm thuộc top 20 tác phẩm ảnh nghệ thuật xuất sắc nhất, được VAPA trao bằng chứng nhận và 12 tác phẩm trong số 20 tác phẩm này sẽ được xét chọn huy chương (gồm 2 HCV, 4 HCB, 6 HCĐ).
Các tác phẩm đoạt giải thưởng và triển lãm khác (ngoài 20 tác phẩm kể trên) cũng được VAPA cấp bằng chứng nhận triển lãm cấp khu vực.
Vở diễn nằm trong chương trình “Giáo dục di sản nghệ thuật Chèo tại Nhà hát Chèo Việt Nam”. Đây cũng là một phần của dự án Hành trình trải nghiệm với nghệ thuật biểu diễn chèo cho các em nhỏ từ 7 - 15 tuổi do Nhà hát Chèo Việt Nam phối hợp Trung tâm Xúc tiến quảng bá di sản phi vật thể Việt Nam chính thức khởi động
Cảnh trong vở “Thị Mầu xuyên không” |
Hành trình này được thiết kế nội dung chính gồm 3 Trạm hoạt động. Trong đó, Trạm 1: Xem vở diễn “Thị Mầu xuyên không” trong thời lượng 60 phút. Vở diễn là cách kể chuyện cô đọng, xúc tích một phần của vở diễn kinh điển “Quan âm Thị Kính”, với lối kể chuyện mở - đóng thành từng chặng biến cố cuộc đời của nhân vật nàng Thị Kính, kết hợp phần lý giải/diễn giải của người dẫn chuyện, giúp khán giản nắm bắt được ý nghĩa chính yếu của tác phẩm gốc. Trạm 2: “Tích tịch tình tang”, trải nghiệm về âm nhạc trong nghệ thuật Chèo. Và Trạm 3: “Mật mã di sản”, khám phá tìm hiểu về các mô hình nhân vật kinh điển trong nghệ thuật diễn Chèo cổ. Trạm trải nghiệm này được thiết kế dựa trên các phương pháp cảm thụ mỹ thuật, giúp trẻ em nhận diện được cách sử dụng thủ pháp ước lệ, tượng trưng trong tạo hình nhân vật sân khấu.
Như vậy, với sự kết hợp giữa 2 lĩnh vực văn hóa và giáo dục trên một hành trình xây dựng các sản phẩm sáng tạo trong công nghiệp văn hoá mang bản sắc Việt Nam, dành cho người Việt Nam, dự án Hành trình trải nghiệm với nghệ thuật biểu diễn chèo cho các em nhỏ từ 7 - 15 tuổi đã thực sự trở thành nhịp cầu nối tạo nên mối quan hệ chặt chẽ giữa văn hóa và giáo dục. Nhờ sự kết hợp này, văn hóa đã và đang đóng vai trò như một nguyên liệu chính để sáng tạo ra các sản phẩm giáo dục di sản dành riêng cho đối tượng khán giả thanh thiếu niên hiện nay.
Bia ký Phước Thiện được phát hiện vào năm 1992 |
Trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI, BTC đã chính thức công bố Quyết định của Thủ tướng công nhận hai báu vật tượng thờ vua Pô Klong Garai và bia ký Phước Thiện trở thành Bảo vật quốc gia.
Tượng thờ vua Pô Klong Garai có niên đại thế kỷ 13-14, là công trình điêu khắc đá bằng chất liệu sa thạch gồm có bệ Yoni, trụ Linga có hình mặt thần. Công trình được người Chăm thờ phụng trong đền tháp Pô Klong Garai.
Bia ký Phước Thiện được phát hiện vào năm 1992 ở thôn Phước Thiện, xã Phước Sơn, huyện Ninh Phước. Hai mặt bia khắc nhiều ký tự Chăm cổ, xác định niên đại thế kỷ 8. Bia Phước Thiện được bảo quản và trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Ninh Thuận.
Trước đó tỉnh Ninh Thuận cũng đã có hai hiện vật khác được công nhận bảo vật Quốc gia là bia Hòa Lai, Phù điêu Vua Pô Rômê.
Trong các ngày từ 26/8 đến 10/9, Hội Xuất bản Việt Nam đã mở bình chọn Giải thưởng sách hay do bạn đọc bình chọn. Tham gia giải nói trên, bạn đọc sẽ được chọn tối đa năm trong số 10 cuốn sách
"Mùa hè không tên" là truyện dài mới nhất của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh |
Mùa hè không tên là truyện dài mới nhất của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, lấy bối cảnh làng Đo Đo, quê hương nhà văn ở Quảng Nam. Qua những hồi ức trong trẻo của nhân vật Khang, độc giả dường như được trở về tuổi thơ. Đó là những mùa hè đầy ắp niềm vui, nỗi buồn đầu đời. Ngoài Mùa hè không tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, top 10 sách do bạn đọc bình chọn còn xướng tên Người Thầy của thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh.
8 cuốn sách còn lại trong top 10 gồm Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu (Rosie Nguyễn), Thời đại AI: Và tương lai loài người chúng ta (Henry A. Kissinger, Eric Schmidt, Daniel Huttenlocher, Mai Chí Trung dịch), Happy children - Hiểu về sự phát triển của trẻ để nuôi dạy con an lạc và hạnh phúc (Giáo sư Hà Vĩnh Thọ), Lý thuyết trò chơi (Trần Phách Hàm, Vu Vũ dịch), Cẩm nang chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa (Bác sĩ Đào Xuân Cơ chủ biên), Công thức Tiktok ADS 1.000 đơn (Phạm Minh Quân), Bước chậm lại giữa thế gian vội vã (Hae Min, Nguyễn Việt Tú Anh dịch), Chuyện con mèo dạy hải âu bay (Luis Sepúlveda, Phương Huyên dịch).
Bùi Quyên | Báo Văn Nghệ
-----------
Bài viết cùng chuyên mục: