Chuỗi hoạt động diễn ra từ ngày 1 - 30/11 nhằm giới thiệu văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc, thu hút khách du lịch và hưởng ứng Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” năm 2024.
Điệu múa Chuông của đồng bào Dao. Ảnh minh họa. Nguồn Làng VHCDTVN |
Hoạt động theo cụm làng dân tộc tôn vinh sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, truyền thống gắn bó, sẻ chia, đùm bọc lẫn nhau trong cộng đồng với không gian văn hóa của các nhóm đồng bào Tày, Nùng (Thái Nguyên), Mông (Hà Giang), Dao (Hà Nội), Mường (Hòa Bình). Đồng bào nơi đây có những các hoạt động diễn xướng, dân ca dân vũ, dân nhạc đặc trưng như hát Then, đàn Tính của các dân tộc Tày, Nùng; múa khèn của dân tộc Mông, trình diễn chiêng Mường và có một không gian thuận lợi để tổ chức các hoạt động dân ca dân vũ, trò chơi dân gian, trải nghiệm văn hóa có sự tham gia, tương tác của du khách như ném pao, đi cà kheo, bập bênh,...
Với thế mạnh của làng dân tộc Lào, Thái, Khơ Mú là ba dân tộc anh em, gần gũi; cảnh quan đẹp, giàu truyền thống văn hoá bản địa với xoè Thái, ném còn, các điệu múa truyền thống của đồng bào Khơ Mú, Lào, những món ăn ẩm thực của cả 3 nhóm đồng bào đều mang những nét đặc trưng vùng miền rất riêng mà có lẽ nếu thưởng thức một lần sẽ nhớ mãi...
Bên cạnh đó còn có chương trình hoạt động tại các nhóm đồng bào các dân tộc Tây Nguyên; Chương trình hoạt động tại làng Khmer và các điểm tín ngưỡng tâm linh; Hoạt động của các nhóm đồng bào đang hoạt động hàng ngày tại Làng hưởng ứng Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024.
Cùng với đó, trong tháng 11 này du khách cũng sẽ được thưởng thức chương trình giao lưu “Bài ca kết đoàn” của đồng bào các dân tộc đang hoạt động tại Làng như: giao lưu văn nghệ giữa các đồng bào dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại Làng để tăng cường sự gắn kết, giúp đỡ nhau, cùng nhau bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá của cộng đồng; Giới thiệu các trò chơi dân gian truyền thống như đi cà kheo, ném pao, đánh yến, nhảy sạp...
Trong khuôn khổ sự kiện Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” từ ngày 15 - 24/11/2024 sẽ diễn ra chương trình Khai mạc Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024 và Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII, năm 2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam; Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam; Sắc màu văn hóa lễ hội, trình diễn, giao lưu, giới thiệu văn hóa của các dân tộc...
Hoạt động hàng ngày tại Làng còn có trải nghiệm văn hóa truyền thống là không gian ngồi nghỉ cho du khách và tham gia trải nghiệm một số trò chơi. Thông qua những trò chơi tuy đơn giản, nhưng sẽ giúp các em học sinh được tham gia các hoạt động trải nghiệm, tìm hiểu, khám phá thiên nhiên, con vật, đồng thời góp phần rèn luyện kỹ năng tư duy, sáng tạo, khéo léo, tạo thêm gắn kết tình bạn, tình yêu gia đình.
Truyện ngắn Đau gì như thế của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư vừa được tác giả Trần Mỹ Trang viết thành kịch bản Cù lao dậy sóng và đạo diễn Tuyết Mai dàn dựng ở Sân khấu Trịnh Kim Chi.
Cù lao dậy sóng phản ánh một góc cuộc sống của nông dân ở một cù lao miền Tây Nam Bộ. Các tình huống trong kịch phản ánh một phần nào đó cuộc sống hiện tại khi mà không ít người dễ dàng quên lời hứa, chạy theo đồng tiền, đánh mất lòng tự trọng và sống thiếu trách nhiệm.
Vở kịch có sự tham gia của các diễn viên: Nguyễn Vĩnh Lộc, Nguyễn Thanh Tuấn, Huỳnh Thiện Trung, Nguyễn Hồng Đào, , Hứa Mạnh Dũng… Ảnh BTC |
Nga, nhân vật chính trong Cù lao dậy sóng, đã trải qua nhiều khó khăn nhưng không bao giờ từ bỏ hy vọng và lòng kiên nhẫn. Điều này cho thấy sự mạnh mẽ và ý chí của con người trong việc vượt qua những khó khăn trong cuộc sống để quyết tâm chờ đợi tình yêu đích thực. Trong kịch còn có nhân vật ông Tư Nhân, hiện thân của một nông dân cần cù, sống ngay thẳng. Khi bị hàm oan, ông chứng minh cho được nỗi đau của mình bằng tính khẳng khái.
Cù lao dậy sóng là một câu chuyện đầy cảm xúc và ý nghĩa. Người xem có thể suy ngẫm và rút ra những bài học quý về niềm tin, tình yêu và ý nghĩa của cuộc sống qua vở kịch này.
Chiều 31/10 tại Hà Nội, Ban tổ chức Aquafina Vietnam International Fashion Week tổ chức sự kiện họp báo, thông tin về chương trình Tuần lễ Thời trang Quốc tế Việt Nam 2024, với sự tham dự của 16 nhà thiết kế cùng nhiều người mẫu nổi tiếng trong nước.
Chương trình được tổ chức với sứ mệnh và mục tiêu phát triển ngành thời trang Việt Nam, đưa thời trang trong nước vươn tầm quốc tế và mang những xu hướng mới nhất từ thế giới đến gần hơn với khán giả trong nước qua các bộ sưu tập ấn tượng từ những nhà thiết kế tài năng trong nước và quốc tế, cùng các hoạt động hội thảo ý nghĩa bên lề sự kiện.
Họp báo thông tin về chương trình Tuần lễ Thời trang Quốc tế Việt Nam 2024. Ảnh: BTC |
Đặc biệt, chương trình cũng đánh dấu sự hợp tác lần đầu tiên giữa nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường cùng BTC chương trình thông qua Bộ sưu tập mở màn đặc biệt “Giọt nước thuần khiết" mang tính ứng dụng cao, mới mẻ và đầy đột phá.
Bên cạnh đó, NTK gạo cội Đức Hùng cũng sẽ hứa hẹn đem đến một ‘mùa đông ấm" cho khán giả với bộ sưu tập “Có một mùa đông như thế" trong đêm mở màn chương trình, trong khi NTK Adrian Anh Tuấn sẽ đảm nhiệm vị trí kết màn cho chương trình lần này.
Cùng với đó là sự quay trở lại của một số nhà thiết kế và thương hiệu đã đồng hành cùng chương trình từ những mùa đầu tiên như NTK Thuỷ Nguyễn, NTK Hoàng Hải, NTK Hà Linh Thư, NTK Cao Minh Tiến, NTK Ivan Trần, NTK Thảo Nguyễn,...
Ngoài ra, sự kiện còn là một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao kiến thức và tầm nhìn của các thương hiệu trong nước, giúp khán giả cập nhật và đón đầu các xu hướng mới nhất từ thị trường quốc tế.
Với thông điệp “Fashion Evolution – Những bước tiến mới trong thời trang”, Tuần lễ Thời trang Quốc tế Việt Nam 2024 không chỉ là sàn diễn thời trang mà còn là không gian để các NTK và thương hiệu Việt Nam bắt kịp xu hướng của thời trang thế giới, sẵn sàng cho những bước đi đột phá trong tương lai.
Tuần lễ Thời trang Quốc tế Việt Nam Thu/Đông 2024 sẽ chính thức diễn ra từ ngày 13 - 16/11/2024 tại Cung Thể Thao Quần Ngựa (Hà Nội).
Việt Thắng (tổng hợp)