Văn hóa nghệ thuật

Bước chuyển mình của thị trường tranh nghệ thuật Việt Nam

Lê Vinh Hoa
Mỹ thuật
08:15 | 06/01/2025
Trong những năm gần đây, thị trường tranh nghệ thuật tại Việt Nam đã có những bước chuyển mình tích cực, tuy nhiên vẫn chỉ đang ở giai đoạn sơ khai. Việc mới hình thành một thị trường thứ cấp bền vững đòi hỏi nỗ lực lâu dài và tư duy chiến lược. Tại tọa đàm Trò chuyện về sức khỏe nghệ thuật (do các tổ chức/nền tảng hỗ trợ phát triển nghệ thuật Đỡ Đần và Lân Tinh tổ chức) các chuyên gia phân tích rõ hơn về thị trường mỹ thuật trong nước hiện nay.
aa

Theo ghi nhận, nhiều tác phẩm nghệ thuật Việt Nam đã vươn tầm quốc tế. Các bức tranh của các danh họa thời Đông Dương như Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Vũ Cao Đẳng đã được đấu giá với giá hàng trăm nghìn đô la Mỹ trên các sàn đấu giá quốc tế như Sotheby’s và Christie’s.

Bước chuyển mình của thị trường tranh nghệ thuật Việt Nam
“Thiếu nữ đội nón lá bên sông”. 1937 của Mai Trung Thứ.

Tại thị trường trong nước, sự xuất hiện của các gallery như Hanoi Studio Gallery, Lân Tinh và Đỡ Đần cùng nhiều buổi triển lãm và tọa đàm về nghệ thuật đã thu hút đông đảo công chúng. Giám tuyển Ace Lê, giám đốc thị trường Việt Nam của Sotheby’s, ghi nhận sự tăng trưởng trong sự tham gia của nhà sưu tầm nội địa: 70% người mua tranh đã là người Việt Nam, đánh dấu bước chuyển lớn từ thời kỳ trước đây.

Dù có những dấu hiệu tích cực, thị trường tranh nghệ thuật Việt Nam vẫn còn non trẻ và thiếu tính chuyên nghiệp. Nhà sưu tầm Hoàng Anh Tuấn nhận định rằng nghệ thuật là một lĩnh vực đặc thù: địa hạt cao và không đảm bảo thanh khoản. Tính độc bản và giá trị của tranh khiến việc đầu tư đối mặt với nhiều rủi ro.

"Có những người định bán bộ sưu tập nhưng không khả thi, trừ khi quay lại liên hệ với chính họa sĩ gốc," nhà sưu tầm Hoàng Anh Tuấn chia sẻ. "Việc đầu tư nghệ thuật phải được nhìn nhận như một cuộc hành trình dài hơn là đầu tư ngắn hạn."

Giám tuyển Ace Lê cũng cho rằng: "Sau nhiều thập kỷ, chúng tôi thấy nhu cầu hồi hương tranh của nhà sưu tầm Việt Nam tăng cao. Đây là tín hiệu tích cực để phát triển một thị trường thứ cấp mạnh mẽ."

Theo bà Dương Thu Hằng, giám đốc Hanoi Studio Gallery, những họa sĩ trẻ hiện nay cần chấp nhận thực tế rằng thành công đòi hỏi thời gian và sự kiên nhẫn. "Chúng ta có thể bắt đầu một thị trường, nhưng đó là cuộc hành trình tính bằng nhiều thập kỷ. Hãy tận hưởng sự sáng tạo trước khi coi nghệ thuật là đầu tư," bà nhấn mạnh.

Theo giám tuyển Ace Lê, việc Sotheby’s tuyển dụng nhân sự người Việt Nam là một bước đi chiến lược nhằm hỗ trợ tốt hơn cho nhu cầu hồi hương các tác phẩm nghệ thuật của nhà sưu tầm Việt Nam, đồng thời thúc đẩy sự kết nối giữa thị trường trong nước và quốc tế. Có một số tác phẩm đạt mốc triệu USD được nhà sưu tầm trong nước mua, góp phần thay đổi cách vận hành thị trường.

Người mới gia nhập thị trường tranh Việt Nam cần xác định mục tiêu rõ ràng và chuẩn bị tâm lý đi đường dài. Hãy bắt đầu bằng đam mê và sự tận hưởng nghệ thuật thay vì chỉ coi đây là kênh đầu tư sinh lời nhanh.

Khai mạc trưng bày chuyên đề “Bia đá kể chuyện”

Khai mạc trưng bày chuyên đề “Bia đá kể chuyện”

Baovannghe.vn - Sáng 16/1, Trung tâm Hoạt động Văn hoá, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám khai mạc trưng bày chuyên đề “Bia đá kể chuyện” tại Vườn bia Tiến sĩ.
Bảo vệ Di sản, và phát huy giá trị Di sản trong đời sống văn hóa

Bảo vệ Di sản, và phát huy giá trị Di sản trong đời sống văn hóa

Baovannghe.vn - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Thông tư quy định về kiểm kê di sản văn hóa, công bố danh mục kiểm kê di sản văn hóa
Văn chương về đề tài tam nông – suy ngẫm từ văn hóa

Văn chương về đề tài tam nông – suy ngẫm từ văn hóa

Baovannghe.vn - Vì sao có những mùa bội thu đề tài “tam nông” trong quá khứ? Câu trả lời không khó. Vì thời ấy, nhà văn theo phương châm “sống đã rồi mới viết”.
Tìm em ở hội làng - Thơ Nguyễn Đình Minh

Tìm em ở hội làng - Thơ Nguyễn Đình Minh

Baovannghe.vn- Rủ em về với hội làng/ Mắt em hẹn làm lòng anh bối rối
Nhớ Tuy Hòa - Thơ Trần Lê Anh Tuấn

Nhớ Tuy Hòa - Thơ Trần Lê Anh Tuấn

Baovannghe.vn- Phố thành thật rét/ một chiều đông