Sự kiện & Bình luận

Cần cơ chế riêng cho Di sản đặc thù, Di sản thế giới

PV
Chính trị xã hội
09:49 | 24/10/2024
Baovannghe.vn - Chiều 23/10, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).
aa

Tại Kỳ họp thứ Bảy, Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã nhận được 122 lượt ý kiến phát biểu ở tổ và hội trường, có 2 đại biểu gửi ý kiến góp ý bằng văn bản.

Sau kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp với Cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan hữu quan tổ chức nghiên cứu, lấy kiến chuyên gia, nhà khoa học, người có kinh nghiệm trong công tác quản lý để tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo luật; xem xét, cho ý kiến tại phiên họp chuyên đề pháp luật và Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách trong tháng 8/2024.

Tại kỳ họp thứ Tám, Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), sau khi được tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp này gồm 9 chương, 100 điều, giảm 2 điều so với dự thảo trình tại Kỳ họp thứ Bảy.

Trong phiên làm việc buổi chiều ngày 23/10, dưới sự điều hành phiên họp của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội tường về dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Đánh giá về dự án luật, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cho biết, dự án luật có nhiều nội dung lớn, chuyên môn sâu, mang tính xã hội cao, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp rộng, nhận được sự quan tâm rất lớn của cử tri cả nước và các đại biểu Quốc hội, nên việc bàn thảo những nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) là vô cùng quan trọng nhằm tạo sự thống nhất trước khi trình Quốc hội phê chuẩn.

Cần cơ chế riêng cho Di sản đặc thù, Di sản thế giới
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh trình bày báo cáo thẩm tra tại phiên họp

Đề nghị cần có quy định riêng về cơ chế riêng, mô hình quản lý phù hợp với di sản đặc thù, di sản thế giới, đại biểu Dương Văn Phước (Quảng Nam) cho biết, tại khoản 2 Điều 3 quy định: Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. “Các di sản này không chỉ phải đáp ứng tiêu chí quy định trong dự thảo luật, mà còn phải đáp ứng các tiêu chí của UNESCO. Do đó, đề nghị cần có quy định riêng về cơ chế riêng, mô hình quản lý phù hợp với đặc thù của các di sản này. Việc mặc định cơ chế quản lý chung với các di tích khác, kể cả chung cho đối tượng di sản thế giới sẽ gây ra rất nhiều bất cập trong công tác quản lý, phát huy giá trị di sản trong thực tiễn thời gian tới,” đại biểu nếu ý kiến. Đồng thời cho rằng, trong bộ phận di sản văn hóa vật thể, còn có các di sản văn hóa thế giới, di sản thiên nhiên thế giới và di sản văn hóa, thiên nhiên thế giới hỗn hợp do UNESCO công nhận... việc mặc định cơ chế quản lý chung với các di tích khác, kể cả chung cho đối tượng di sản thế giới sẽ gây ra rất nhiều bất cập trong công tác quản lý, phát huy giá trị di sản trong thực tiễn thời gian tới.

Lấy ví dụ về công tác bảo vệ di sản đô thị, trong trường hợp di sản đô thị cổ Hội An, đại biểu Dương Văn Phước, cho biết đô thị này có đặc thù khác biệt so với hầu hết các di tích khác ở Việt Nam. Đây là "bảo tàng sống," có hàng ngàn người dân sinh sống và gắn với quản lý hành chính của 4 phường thuộc thành phố Hội An. Việc quản lý di tích ở Hội An không chỉ theo Luật Di sản văn hóa, mà còn chịu tác động của nhiều luật khác như Bộ luật Hình sự, Luật Dân sự, Luật Lao động, Luật Tổ chức chính quyền địa phương... Đây là quần thể di tích kiến trúc nghệ thuật với số lượng lớn và đa dạng về loại hình, do đó cần có cơ chế quản lý riêng.

Bên cạnh đề nghị một cơ chế đặc thù, Quỹ bảo tồn di sản văn hóa cũng là vấn đề được đại biểu quan tâm.

Tại phiên thảo luận, đa số ý kiến cho rằng, việc thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa là rất cần thiết để hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động bảo tồn, tu bổ, phục hồi di sản văn hóa mà ngân sách nhà nước chưa thể đáp ứng được. Quỹ sẽ góp phần bảo vệ, phát huy các giá trị di sản văn hóa, vốn là nguồn lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Đồng thời, để Quỹ bảo tồn di sản văn hóa hoạt động hiệu quả, cần có các cơ chế, chính sách đặc thù như miễn giảm thuế, phí cho các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp nhằm thu hút nguồn lực xã hội hóa cho hoạt động của quỹ.

Nhiều đại biểu cũng cho ý kiến về quá trình quản lý Quỹ di sản nói chung, quỹ địa phương nói riêng điều hành và sử dụng quỹ cần đảm bảo rõ ràng, công khai, minh bạch, để tạo niềm tin cho các nhà tài trợ; Quỹ cần phối hợp chặt chẽ với Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, các chuyên gia trong việc thực hiện quy trình trùng tu, tôn tạo, bảo đảm tối đa các giá trị gốc của di tích.

Cần cơ chế riêng cho Di sản đặc thù, Di sản thế giới
Toàn cảnh phiên họp

Trước đó, trong chương trình Phiên họp chuyên đề pháp luật, chiều 14/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Chủ tịch Quốc hội đã đề nghị Chính phủ, các cơ quan có liên quan lưu ý trong quá trình cụ thể hóa Luật rà soát, sửa đổi các luật chuyên ngành có liên quan để đảm bảo đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả.

----------

Bài viết cùng chuyên mục:

Quốc hội bước sang ngày làm việc thứ 2 Kỳ họp thứ Tám Năm 2025: Chưa xem xét điều chỉnh tăng tiền lương, lương hưu và trợ cấp người có công Thông cáo báo chí số 2, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên: hướng đến nhân văn và tiến bộ Thông cáo báo chí số 3. Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV
Giọt long lanh. Tạp bút của Hoàng Vinh

Giọt long lanh. Tạp bút của Hoàng Vinh

Baovannghe.vn - Bàn tay em mềm mại, bé nhỏ. Không biết khi đó trông tôi thế nào, chỉ thấy em quay nghiêng người, cố xòa mái tóc che nụ cười tinh nghịch.
Chuyện kể từ chiếc bánh cắt

Chuyện kể từ chiếc bánh cắt

Baovannghe.vn - Có lẽ tôi nên bắt đầu bài viết này từ câu chuyện về chiếc bánh cắt của một họa sĩ nổi tiếng, được nhiều người yêu quý.
Bên bếp lửa - Thơ Doãn Long

Bên bếp lửa - Thơ Doãn Long

Baovannghe.vn- Mẹ hơ mười ngón tay khô/ Bếp lửa tí tách nổ từng hạt muối
Quả chuối khét tiếng của Maurizio Cattelan chuẩn bị được Sotheby’s đưa ra đấu giá

Quả chuối khét tiếng của Maurizio Cattelan chuẩn bị được Sotheby’s đưa ra đấu giá

Baovannghe.vn - Tháng 11 tới, một trong những tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi nhất thập kỷ, "Comedian" (2019) của nghệ sĩ Ý Maurizio Cattelan, sẽ được đưa ra đấu giá tại Sotheby’s với mức giá ước tính từ 1 đến 1,5 triệu đô la. Từng gây sốc thế giới nghệ thuật với hình ảnh một quả chuối đơn giản được dán lên tường bằng băng keo, tác phẩm này đã bán được ba phiên bản vào năm 2019 tại Art Basel Miami với giá từ 120.000 đến 150.000 đô la mỗi bản.
Rụng giữa ngổn ngang - Thơ Phan Duy

Rụng giữa ngổn ngang - Thơ Phan Duy

Baovannghe.vn- Đối diện chiều tháng mười như một lẽ thường tình/ trước một màu trời đục quánh