Sự kiện & Bình luận

Đạo diễn Đặng Nhật Minh: Thương hiệu phim Việt Nam đang dần biến mất

Tiếng nói nhà văn
03:33 | 25/04/2016
Đau đáu và tâm huyết với mong muốn điện ảnh trong nước sẽ có bước chuyển mình mạnh mẽ, cống hiến cho người xem nhiều tác phẩm điện ảnh đích thực, góp phần xây dựng thương hiệu phim Việt trong lòng
aa




Đau đáu và tâm huyết với mong muốn điện ảnh trong nước sẽ có bước chuyển mình mạnh mẽ, cống hiến cho người xem nhiều tác phẩm điện ảnh đích thực, góp phần xây dựng thương hiệu phim Việt trong lòng bạn bè quốc tế. Đó là những cảm nhận của chúng tôi trong cuộc trao đổi với NSND Đặng Nhật Minh, bên lề Đại hội Hội Điện ảnh lần thứ VIII.

Đã có một thời điện ảnh Việt Nam, với những bộ phim như Chị Tư Hậu, được coi là hiện tượng trong làng điện ảnh thế giới.

- Phóng viên: Ông có thể nhận xét gì về diện mạo của điện ảnh nước nhà trong thời điểm này?

NSND ĐẶNG NHẬT MINH: Có một thời gian, nhất là thời bao cấp, điện ảnh nước ta được chú ý, thậm chí với nhiều nhà làm phim nước ngoài còn cho rằng đó là một phát hiện. Tại vì nó có màu sắc riêng, không lẫn. Xem những phim như Chị Tư Hậu, Bao giờ cho đến tháng mười... người nước ngoài đánh giá nó rất Việt Nam nên họ rất kính trọng, đặc biệt là Nhật Bản. Liên hoan phim nổi tiếng Fukuoka của Nhật Bản chuyên chọn những phim hay của Việt Nam để trình chiếu, nhưng tiếc thay 5 năm gần đây, họ đã không chọn được một bộ phim nào của ta. Thành ra chúng ta tự đánh mất thương hiệu đã dày công gây dựng. Đổ lỗi cho kinh tế thị trường thì không đúng vì kinh phí làm phim giờ đã tăng lên rất nhiều, so với thời tôi làm gấp 5 lần.

- Thời gian gần đây, dòng phim độc lập xuất hiện ngày càng nhiều và dường như những tác phẩm thuộc dòng phim này còn gây tiếng vang hơn cả những phim được Nhà nước đầu tư số tiền khủng?

Bấy lâu nay, những phim do Nhà nước cấp kinh phí, không phải phim nào được bao cấp cũng dở cả, ta phải xác định vậy. Tôi có thể tự hào nói rằng, tôi nhận tiền Nhà nước làm phim và phim nào tôi làm cũng gây được dấu ấn. Mà cũng nên lưu ý đó là phim Nhà nước cấp kinh phí, nên đừng nói cứ phim Nhà nước nói chung là hỏng, là vứt đi và xếp kho. Quan trọng là trách nhiệm cá nhân của người nhận số kinh phí đó làm ra sản phẩm như thế nào. Hiện nay, có hiện tượng các nghệ sĩ trẻ làm phim độc lập, họ tự vận động, tự đến các quỹ phi lợi nhuận của các liên hoan phim để xin kinh phí. Tôi xin nói, trước hết là phải khen họ, vì việc đi xin kinh phí rất vất vả. Họ làm theo say mê, đam mê của họ, họ không bị gò ép bởi phục vụ những ngày lễ lớn.

Lớp trẻ làm phim đang mày mò, tìm đường để khẳng định nhưng phải chờ thời gian, chứ họ mới làm một, hai phim đầu tay thì chưa thể đánh giá nhiều. Nhưng có một điều đáng mừng là họ không chạy theo thương mại, họ say mê nghệ thuật. Tôi hy vọng họ sẽ làm nên chuyện. Việc đi tìm kinh phí để làm phim khá vất vả, nhưng qua đó các bạn trẻ cũng dần hội nhập được cách làm của các nhà làm phim trẻ trên thế giới.

- Giới trẻ năng động như vậy, song dường như Hội Điện ảnh vẫn chưa có nhiều hỗ trợ dành cho đối tượng này. Ông nghĩ gì về việc xây dựng quỹ hỗ trợ cho các nhà làm phim trẻ?

Việc này khó, không có hội nào có thể xây dựng quỹ dạng đó. Nhà nước chỉ rót tiền cho hội hoạt động trong phạm vi được quy định. Nếu có quỹ thì Nhà nước phải quản lý. Theo tôi, các nhà làm phim trẻ trước mắt cứ thử sức từ phim ngắn đến phim dài. Trong số đó, không ít bạn trẻ sẽ phải đối mặt với việc lựa chọn làm phim thương mại vì cuộc sống cơm áo, gạo tiền hay làm phim theo đam mê.

- Một thực tế dễ nhận thấy là những năm gần đây, phim tư nhân phát triển khá mạnh. Ông đánh giá thế nào về hiện tượng này?

Hiện nay phim trên thị trường là của tư nhân, mà của tư nhân thì tôi rất thông cảm với họ. Họ phải bỏ tiền túi ra làm phim, do đó không bao giờ mạo hiểm động tới các vấn đề phê phán tiêu cực, phê phán xã hội làm gì. Mục đích, đối tượng phục vụ làm phim của tư nhân rất rõ ràng nên họ thu hoạch được rất lớn. Nên đừng lầm tưởng đó là ghê gớm quá. Nhưng có điều những bộ phim đó không hề mang lại chút vinh quang nào cho nền điện ảnh nước nhà. Không một liên hoan phim nào mời những phim đó.

Chúng ta hàng năm có trao giải Cánh Diều tổ chức hoành tráng với thảm đỏ giống như trao giải Oscar, song đó chỉ là bề nổi. Các nhà làm phim cần nhiều hơn các hoạt động mang tính học thuật, chiều sâu để có thể cải thiện và nâng cao hoạt động của điện ảnh. Đó cũng là điều mà lãnh đạo của hội phải tìm ra giải pháp để tháo gỡ.

MAI AN (thực hiện)
Nguồn SGGP








Dấu mốc trên hành trình tiểu thuyết

Dấu mốc trên hành trình tiểu thuyết

Baovanghe.vn - Tấn kịch ở Hạ Lỗi là tiểu thuyết thứ 6 trên hành trình tiểu thuyết của Nguyễn Nhuận Hồng Phương. Thiên truyện bắt đầu bằng cuộc hồi hương nhọc nhằn và bất đắc dĩ của thông phán Trịnh Huệ và cậu con trai Trịnh Hạ mới 7 tuổi đầu của ông.
Thời tiết ngày 20/9: Thanh Hóa - Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn diện rộng

Thời tiết ngày 20/9: Thanh Hóa - Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn diện rộng

Baovannghe.vn - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ đêm 19/9 - 20/9, mưa lớn xảy ra tại khu vực từ Thanh Hóa - Quảng Trị
Báo Văn nghệ nhận Tặng thưởng của Ban Bí thư về hoạt động tuyên truyền lý luận, phê bình VHNT năm 2023

Báo Văn nghệ nhận Tặng thưởng của Ban Bí thư về hoạt động tuyên truyền lý luận, phê bình VHNT năm 2023

Baovannghe.vn - Tối ngày 19.9.2024 Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức lễ trao Tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình VHNT năm 2023, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội)
Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Baovannghe.vn - Đọc truyện: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Baovannghe.vn - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.