Sự kiện & Bình luận

Di thư của "Bà hoàng tiểu thuyết diễm tình" Quỳnh Dao

Hà Phương
Đời sống
16:11 | 04/12/2024
Baovannghe.vn - Di thư được công bố nhiều người không khỏi xót xa, Quỳnh Dao cho biết: “Đây là nguyện vọng của tôi. Cái chết là con đường mà ai cũng phải đi qua
aa

Khi bức thư tuyệt mệnh của bà được công bố, nhiều người không khỏi xót xa, Quỳnh Dao cho biết: “Đây là nguyện vọng của tôi. Cái chết là con đường mà ai cũng phải đi qua, cũng là việc lớn cuối cùng mà một con người phải làm. Tôi không muốn phó mặc cho số phận, không muốn từ từ héo mòn, tôi muốn tự mình quyết định việc lớn này”. "Tôi là một tia lửa, và tôi đã cố gắng hết mình để cháy sáng. Giờ đây, khi ngọn lửa sắp tàn, tôi chọn cách này để rời đi một cách nhẹ nhàng.”

Không những vậy, nhà văn Quỳnh Dao còn chia sẻ thêm trước khi chết rằng bà chủ động lựa chọn ra đi vào trạm cuối cùng của cuộc đời. Bà cũng khuyên các bạn trẻ không nên dễ dàng từ bỏ cuộc đời. Một thất bại nhất thời có thể chỉ là sự tôi luyện của một cuộc đời tươi đẹp mà thôi. “Hi vọng các bạn vượt qua được mọi thử thách, giống như tôi, sống đến năm 86 tuổi, khi thể lực không còn hẵng lựa chọn cách đối diện với cái chết”. Quỳnh Dao bày tỏ: “Các bạn của tôi, đừng buồn vì sự ra đi của tôi, hãy cười lên vì tôi! Cuộc đời thật đẹp, bởi nó cho chúng ta được yêu, được ghét, được cười, được khóc, được ca hát, được nói cười, được chạy nhảy, được chuyển động, được sống giữa nhân gian, tự do và phóng khoáng. Tôi đã trải qua tất cả những điều đó. Tôi đã ‘sống’ và không hề uổng phí kiếp này!”

“Những người thân yêu của tôi, hãy dũng cảm và sống mạnh mẽ với con người thật của mình. Đừng bỏ lỡ chuyến hành trình tại thế gian này! Dù thế gian không hoàn hảo, nhưng những niềm vui, nỗi buồn bất ngờ chính là điều làm nên sự kỳ diệu của cuộc sống. Đừng bỏ qua những khoảnh khắc tuyệt vời thuộc về bạn!”

Trước đó, con trai nữ nhà văn Quỳnh Dao chia sẻ, bà đã để lại một bức thư tuyệt mệnh và yêu cầu thư ký của bà đến nhà kiểm tra vào buổi trưa. Khi vào nhà, thư ký phát hiện tác giả đã bất tỉnh. Người này lập tức gọi cấp cứu nhưng khi lực lượng y tế đến nơi, bà được xác định đã không còn thở, không còn nhịp tim nên không đưa đến bệnh viện. Truyền thông đưa tin, hiện gia đình và công chúng đang rất sốc trước sự ra đi đột ngột của bà.

Xung quanh cái chết của bà, nhiều nguồn tin từ giới truyền thông cho hay, bà đã lui về ở ẩn trong biệt thự 7 tầng có tên Khả Viên nằm trên một con đường yên ả ở thành phố Đài Bắc (Đài Loan). Ngôi nhà có diện tích khoảng 660m2 được bao bọc bởi tường gạch đỏ, có hòn non bộ, hồ cá, nhiều cây cảnh. Bất động sản này ước tính có giá trị lên đến 2,5 tỉ Đài tệ. Mới đây, nữ nhà văn đã quyết định sửa sang lại khu nhà rộng lớn của mình, lắp đặt thêm thang máy. Cũng từ truyền thông địa phương cho hay, đây là dự án sửa chữa lớn thứ hai trong khu vực.

Di thư của
Nữ nhà văn Quỳnh Dao
Nhà văn Quỳnh Dao đã gắn bó với Khả Viên được hơn 30 năm. Lý do bà có thể ở Khả Viên lâu như vậy là bởi bà không thích ra ngoài nên chồng của bà là Bình Hâm Đào đã thiết kế nơi đây thành một ngôi nhà đa năng với đủ các khu vực tiện ích như phòng làm việc, quay phim, chiếu phim… Đây cũng là nơi sản sinh ra những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn tài hoa này. Đồng thời các bộ phim do bà làm biên kịch như: Cháy lên hỡi chim lửa, Tôi là một áng mây… cũng được quay tại đây.

Tin nữ nhà văn mất nghi do tự tử đã chiếm sóng hầu hết trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội. Nhiều người lo lắng truy vấn lịch sử xuất hiện của bà trên mạng xã hội. Truyền thông Đài Loan tiết lộ 5 ngày trước khi qua đời, Quỳnh Dao vẫn cập nhật mạng xã hội và đăng bài tưởng nhớ chồng quá cố.

Trên trang cá nhân, tác giả nổi tiếng viết: "Cuộc sống hiện tại của tôi giống như dòng suối yên ả, uốn khúc, chảy lững lờ và đầy tự do". Bà cho biết cuối cùng bản thân cũng có thể sống cho chính mình, thoát khỏi gánh nặng trách nhiệm, áp lực trước kia.

Quỳnh Dao (tên thật là Trần Triết) sinh năm 1938, là nhà văn nổi tiếng tại Đài Loan cũng như châu Á với hàng loạt tiểu thuyết diễm tình ăn khách, đồng thời còn được biết đến với tư cách là nhà biên kịch, sản xuất phim thành công. Quỳnh Dao được biết đến qua các tác phẩm: Xóm vắng, Bên dòng nước, Dòng sông ly biệt, Trâm hoa mai, Hoàn Châu cách cách, Không phải hoa chẳng phải sương… Nhiều truyện của bà được chuyển thể thành phim, làm nên tên tuổi của loạt sao: Lưu Tuyết Hoa, Tưởng Cần Cần, Lâm Thanh Hà, Mã Cảnh Đào, Triệu Tử Vi, Lâm Tâm Như, Tô Hữu Bằng… đồng thời trở thành ký ức khó quên của nhiều thế hệ khán giả màn ảnh. Quỳnh Dao trải qua hai cuộc hôn nhân và có một con trai với người chồng đầu.

Lúc sống nguyện như tia lửa cháy rực rỡ, lúc chết nguyện như bông tuyết nhẹ nhàng rơi

Lúc sống nguyện như tia lửa cháy rực rỡ, lúc chết nguyện như bông tuyết nhẹ nhàng rơi

Ngày 4 tháng 12 năm 2024, nữ văn sĩ, biên kịch, nhạc sĩ, và nhà sản xuất phim nổi tiếng Quỳnh Dao được phát hiện đã qua đời tại nhà riêng ở Đạm Thủy, Đài Bắc - Đài Loan, hưởng thọ 86 tuổi. Giờ đây, khi huyền thoại khép lại, nhìn lại cuộc đời bà, quả đúng như lời bà từng nói: "Lúc sống, nguyện như tia lửa, cháy rực cho đến giây phút cuối cùng của cuộc đời. Lúc chết, nguyện như bông tuyết, nhẹ nhàng rơi xuống, hòa vào cát bụi." Dưới đây xin giới thiệu trích đoạn từ cuốn sách "Câu Chuyện Của Tôi" của nữ sĩ Quỳnh Dao.
Bệnh ăn theo. Tạp bút của Ái Chân

Bệnh ăn theo. Tạp bút của Ái Chân

Baovannghe.vn - Tức là a dua. Hùa theo một uy tín văn học nào đó hoặc một nếp nhận định lấn át nào đó. Tôi có hai dẫn chứng.
Bài ca Côn Sơn - Một tiếng thở dài bất tận

Bài ca Côn Sơn - Một tiếng thở dài bất tận

Baovannghe.vn - Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi là bài thơ thể hiện tập trung tiêu biểu hồn cốt cái thú lâm tuyền của người ẩn sĩ, đồng thời là những quan niệm về nhân sinh, về lẽ tiến thoái (xuất - xử) của nhà Nho không gặp thời.
Người dựng lên cả một thế giới

Người dựng lên cả một thế giới

Baovannghe.vn- Là một nhà thơ nhân dân, Ezekiel còn là một kịch tác gia tài danh, nhà phê bình bách khoa, và một viện sĩ có đầy đủ thẩm quyền,
Nhà tranh vách đất. Tản văn của Nguyễn Đức Lợi

Nhà tranh vách đất. Tản văn của Nguyễn Đức Lợi

Baovannghe.vn - Việc làm được của bố mẹ là sự đoàn kết và tấm lòng hiếu thuận, thương quí nhau của các con. Căn nhà tranh vách đất mẹ không có giá trị tranh giành, vì nó không mang quyền năng hồi môn…