Văn hóa nghệ thuật

Vì sao văn học mạng Trung Quốc được đầu tư, khuyến khích?

Thế Sang
Sách
06:00 | 18/07/2024
Trong hội thảo quốc gia Trung Quốc về văn học mạng (diễn ra từ ngày 12 đến 14/7), các số liệu được tờ Hoàn cầu Thời báo (Global Times) đưa ra về thị trường "màu mỡ" này gây nhiều bất ngờ.
aa

Hội thảo vừa kết thúc ở Bắc Kinh mang tên The China Online Literature + Conference, là chuỗi dài các sự kiện, các buổi bàn luận xung quanh ngành văn học mạng (online literature). Đây là lần thứ 7 sự kiện này được diễn ra để bàn luận về chủ đề "văn học mạng và vấn đề hiện thực xã hội".

Trong vệt dài các sự kiện thuộc khuôn khổ đó, có 4 buổi nói chuyện bàn tròn về việc văn học mạng đã được mua bản quyền và chuyển thể sang hình thức phim điện ảnh và truyền hình. Ban tổ chức chọn ra 18 tác giả tiêu biểu để chia sẻ trải nghiệm sáng tạo, viết lách của họ tại Đại học Nhân dân (Trung Quốc).

Những con số "khủng"

Trong nhiều năm trở lại đây, truyền thông Trung Quốc đã có những bài viết với nhiều điểm nhìn về sức tác động của đời sống văn học mạng đến ngành công nghiệp giải trí - phim ảnh đại lục. Đơn cử, hồi năm 2021, bộ phim Ở rể (tựa Hán: 赘婿), chuyển thể từ tiểu thuyết mạng cùng tên ra mắt trước đó 10 năm, trở thành "hiện tượng truyền hình" xứ Trung, có tác động lớn đến khán giả, nhất là khán giả nữ.

Vì sao văn học mạng Trung Quốc được đầu tư, khuyến khích?
"Ở rể" -phim truyền hình gây "sốt" màn ảnh nhỏ xứ Trung, là phim tiêu biểu chuyển thể từ tiểu thuyết mạng - ảnh: China Daily

Năm rồi, có tổng cộng 550 triệu tài khoản mạng tiêu thụ các nội dung văn học mạng, trong khi đó, trên các nền tảng dùng để sáng tác văn học mạng, có hơn 29,29 triệu tác giả.

Ông Hou Xiaonan, CEO và Chủ tịch của Công ty China Literature - "gã khổng lồ" trong ngành công nghiệp văn học mạng, đồng thời là nhà sản xuất phim, nói với Hoàn cầu Thời báo rằng con số 550 triệu tài khoản ghi nhận trong năm rồi là "đỉnh cao mới". Nếu quy ra bình quân theo tỷ lệ dân số Trung Quốc hiện nay, theo ông, hơn một nửa người Trung Quốc đang dùng mạng đều đọc văn học mạng nước này.

Trong năm 2023, các tác phẩm văn học mạng xứ Trung đã được dịch sang hơn 20 ngôn ngữ ở hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ bên ngoài Trung Quốc (các nước Đông Nam Á, Bắc Mỹ, châu Âu và châu Phi). Thị trường văn học mạng Trung Quốc nếu tính doanh thu bên ngoài đại lục trong năm rồi đạt 4,35 tỉ tệ (tương đương 598,8 triệu USD).

Văn học mạng viết gì mà được Trung Quốc đầu tư, khuyến khích?

Yao Yu, chuyên gia trong ngành công nghiệp sáng tạo và văn hóa Trung Quốc, nói với Hoàn cầu Thời báo rằng Trung Quốc thúc đẩy sự phát triển văn học mạng vì "nhiều chủ đề trong các sáng tác này đã phác họa nên những câu chuyện lịch sử, văn hóa Trung Quốc thông qua các kênh số hóa".

Vì sao văn học mạng Trung Quốc được đầu tư, khuyến khích?
Giao diện trang chủ của app đọc sách QQ Reading, được quản lý bởi China Literature - Ảnh: Bloomberg

Ông Hou Xiaonan nói, mảnh đất văn học mạng Trung Quốc đã được "hà hơi", lấy cảm hứng rất nhiều từ chất liệu văn hóa Trung Quốc, trong đó có các truyền thuyết cổ đại, đạo Khổng, đạo Phật, đạo Lão. Ông nhấn mạnh, "văn hóa không chỉ có lịch sử, mà còn có cả yếu tố đương đại".

Tính đến cuối năm 2023, có tổng cộng 72.674 tác phẩm văn học mạng Trung Quốc (tính chung các thể loại) được chuyển thể sang các loại hình giải trí/hình thức khác như hoạt hình, phim điện ảnh và truyền hình, sách giấy... Trong đó, mảng hoạt hình được các chuyên gia nhìn nhận là đầy hứa hẹn.

Theo Thế Sang - Báo Thanh Niên

Bước tiến của văn học mạng Văn học mạng trong thời đại hôm nay Có một văn học mạng rất khác Văn học mạng đang đánh mất giá trị tốt đẹp của văn chương Phác họa bức tranh toàn cảnh văn học mạng Việt Nam
thanhnien.vn
Lĩnh vực báo chí cần có những ưu đãi về thuế

Lĩnh vực báo chí cần có những ưu đãi về thuế

Baovannghe.vn - Quốc hội tiếp tục chương trình làm việc ngày 22/11 với phiên thảo luận tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Trôi giữa hương sen nghịch mùa - Truyện ngắn của Đinh Thành Trung

Trôi giữa hương sen nghịch mùa - Truyện ngắn của Đinh Thành Trung

Baovannghe.vn - Mây đen tan. Nắng nhẹ. Hương sen còn sót hòa cùng hương bùn đánh dạt mùi khói xe, đưa nụ cười của hai người đàn ông lấp đầy mi mắt đang nhìn về phía mặt trời.
Nhà thơ Anh Ngọc bình thơ "Thề non nước"

Nhà thơ Anh Ngọc bình thơ "Thề non nước"

Baovannghe.vn - Bài thơ Thề non nước không chỉ là lời tự tình đằm thắm của một tâm hồn thủy chung, tin cậy mà còn cất giấu trong mình một bức tranh thiên nhiên tráng lệ và quyến rũ mê hồn vì một vẻ đẹp như sinh ra bởi con người và cũng chỉ dành để cho con người.
Nhà văn Nguyễn Chí Trung

Nhà văn Nguyễn Chí Trung

Baovannghe.vn - Nhà văn Nguyễn Chí Trung trưởng thành từ thiếu sinh quân. Đi lính từ bé và làm cán bộ đại đội từ trẻ - ngày nền nông nghiệp của ta xứng danh với cái tên “nghèo nàn và lạc hậu” thì ông hòa nhập vào lớp thanh niên “vượt lên hàng đầu, vượt là vượt như tên bay”...
Đại biểu Quốc hội: Làm rõ "Tiêu chuẩn Việt Nam" trong áp thuế tiêu thụ đặc biệt

Đại biểu Quốc hội: Làm rõ "Tiêu chuẩn Việt Nam" trong áp thuế tiêu thụ đặc biệt

Baovannghe.vn - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, sáng nay, 22.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).