Sự kiện & Bình luận

Giới trẻ mê khám phá "Biệt động Sài Gòn-Gia Định"

Minh Ngân
Đời sống
10:45 | 21/07/2024
Chính thức hoạt động từ tháng 8-2023, Bảo tàng Biệt động Sài Gòn-Gia Định (phường Tân Định, quận 1) đã trở thành một địa điểm tham quan lý thú cho du khách
aa
Khách tham quan giao lưu với nhân chứng lịch sử tại Bảo tàng Biệt động Sài Gòn. Ảnh: THÁI HÀ
Khách tham quan giao lưu với nhân chứng lịch sử tại Bảo tàng Biệt động Sài Gòn. Ảnh: THÁI HÀ

Trong những ngày tháng 7 thiêng liêng, đông đảo du khách và người dân TP Hồ Chí Minh đã đến Bảo tàng Biệt động Sài Gòn-Gia Định để tham quan và tìm hiểu về lịch sử hào hùng của dân tộc. Bạn Nguyễn Hoàng Thy cùng nhóm bạn sinh viên một trường đại học tại TP Hồ Chí Minh rất xúc động khi được tham quan và nghe thuyết minh về những chiến công "xuất quỷ nhập thần" của lực lượng biệt động Sài Gòn.

Hoàng Thy cho biết: "Thế hệ trẻ chúng em được nghe, được học lịch sử nói về biệt động Sài Gòn-Gia Định nhưng thực sự rất khó hình dung cụ thể. Khi biết có bảo tàng chuyên đề này, chúng em đã rủ nhau đến để tìm hiểu, tham quan và quả thực những hiện vật, tư liệu đã giúp chúng em hình dung rõ nét hơn, cụ thể hơn về tài năng, mưu trí, sự quả cảm, hy sinh của các chiến sĩ biệt động năm xưa. Họ đã vượt qua bao khó khăn, thử thách, sẵn sàng hy sinh để cống hiến cho cách mạng, cho khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước".

Đến tham quan Bảo tàng Biệt động Sài Gòn-Gia Định có rất nhiều bạn trẻ. Các em chăm chú tìm hiểu kỹ những hình ảnh, hiện vật từ các “trận đánh” của lực lượng biệt động Sài Gòn được trưng bày tại Bảo tàng. Hiện Bảo tàng trưng bày nhiều tài liệu, hiện vật như phim, ảnh, tài liệu, phương tiện chiến đấu, phương tiện phục vụ chiến đấu, đồ dùng cá nhân, phương tiện ngụy trang, hóa trang liên quan đến lực lượng biệt động Sài Gòn. Các đồ vật như bàn, ghế, tủ... trong ngôi nhà vẫn còn nguyên vẹn và được bài trí gần giống trước kia. Điều đặc biệt, những tư liệu trên còn được lưu giữ và thể hiện bằng công nghệ trình chiếu 3D, giúp khách tham quan dễ dàng tìm hiểu.

Theo anh Trần Thái Hà, quản lý Bảo tàng Biệt động Sài Gòn-Gia Định, từ khi đi vào hoạt động, Bảo tàng Biệt động Sài Gòn-Gia Định đã thu hút đông đảo đoàn viên, sinh viên đến tìm hiểu về quá trình chiến đấu, sự hy sinh của các chiến sĩ Biệt động Sài Gòn-Gia Định. Trong tháng 7 tri ân này, nhiều đơn vị Quân đội cũng tổ chức các hoạt động về nguồn tại Bảo tàng. Các cựu chiến binh cũng tới đây để ôn lại những ngày tháng chiến đấu hào hùng của dân tộc.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn-Gia Định cũng thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu với các nhân chứng lịch sử, đa phần là các cô chú biệt động Sài Gòn năm xưa. Các buổi giao lưu diễn ra rất xúc động và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc với khách tham quan, qua đó giáo dục, bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, truyền thống đấu tranh cách mạng cho thế hệ trẻ. Cuối tháng 7 này có đoàn Chi bộ Quân sự-Chi đoàn Dân quân phường Tân Thới Hòa (quận Tân Phú) tới tham quan và giao lưu.

Điều trăn trở của anh Trần Thái Hà và nhiều du khách là các cô chú trong lực lượng Biệt động Sài Gòn ngày càng tuổi cao, sức yếu và không thể tham gia các buổi giao lưu. Vì vậy, Bảo tàng vẫn đang tích cực tìm kiếm, sưu tầm và lưu trữ nhiều hiện vật liên quan đến Biệt động Sài Gòn để trưng bày cho du khách. Bên cạnh đó, Bảo tàng đã phối hợp với ngành du lịch thành phố triển khai xây dựng tour du lịch đưa du khách đến các điểm di tích lịch sử, xem những kỷ vật, hình ảnh, tìm hiểu tường tận về lực lượng Biệt động Sài Gòn, góp phần hun đúc tình yêu quê hương, đất nước.

Công bố quyết định thành lập Bảo tàng Biệt động Sài Gòn-Gia Định Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam: Ra mắt không gian triển lãm mỹ thuật trực tuyến Hanoi Ad Hoc: Một quan điểm về thành phố – bảo tàng Các bảo tàng nghệ thuật vừa và nhỏ ở New York đối mặt khủng hoảng Nhà thơ Phạm Đình Ân tặng hiện vật cho Bảo tàng Văn học Việt Nam
Nguồn Báo Quân đội nhân dân.vn
Dấu mốc trên hành trình tiểu thuyết

Dấu mốc trên hành trình tiểu thuyết

Baovanghe.vn - Tấn kịch ở Hạ Lỗi là tiểu thuyết thứ 6 trên hành trình tiểu thuyết của Nguyễn Nhuận Hồng Phương. Thiên truyện bắt đầu bằng cuộc hồi hương nhọc nhằn và bất đắc dĩ của thông phán Trịnh Huệ và cậu con trai Trịnh Hạ mới 7 tuổi đầu của ông.
Thời tiết ngày 20/9: Thanh Hóa - Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn diện rộng

Thời tiết ngày 20/9: Thanh Hóa - Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn diện rộng

Baovannghe.vn - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ đêm 19/9 - 20/9, mưa lớn xảy ra tại khu vực từ Thanh Hóa - Quảng Trị
Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Baovannghe.vn - Đọc truyện: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Baovannghe.vn - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Trong số các nhà văn nữ Việt Nam đương đại, nhà văn Vũ Thanh Lịch, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình, là cây bút văn xuôi có nội lực sung mãn. Chị là tác giả của nhiều truyện ngắn hay, ghi dấu trong lòng bạn đọc mà “Nhà Thánh” - giải nhất Cuộc thi truyện ngắn Lửa mới 2018-2019 do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức là một minh chứng tiêu biểu.