Chuyên đề

Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh: chú trọng chất lượng, tính chuyên môn cao

Phương Nam
Hội nhà văn VN
13:53 | 16/07/2024
Trong 6 tháng đầu năm 2024 Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh đã phát huy tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo trong sáng tác, mở rộng kết nối các hoạt động
aa

Trong 6 tháng đầu năm 2024 Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh đã phát huy tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo trong sáng tác, mở rộng kết nối các hoạt động (với nhiều đơn vị, tập thể và cá nhân), cũng như nỗ lực nhằm từng bước đưa hội nghề nghiệp có vị trí quan trọng trong các loại hình văn học nghệ thuật, phát triển đúng với chức năng nhiệm vụ của mình. Với sự điều hành của Ban Chấp hành, Hội Nhà văn TP.HCM đã thực hiện nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực, góp phần động viên, khích lệ tinh thần sáng tạo của hội viên, đã từng bước khẳng định được vị thế của một hội nghề nghiệp với đặc thù riêng của mình.

I. NHỮNG HOẠT ĐỘNG TRỌNG TÂM

1. Tổng kết hoạt động, trao giải thưởng văn học 2023 và kết nạp hội viên mới

Đây là dịp để nhiều thế hệ nhà văn, nhà thơ cùng tụ hội sau một năm lao động sáng tạo mang nhiều dấu ấn cá nhân. Do trong năm Hội có nhiều hoạt động phong phú và hiệu quả nên buổi lễ tổng kết năm 2023, Hội được nhiều nhà văn, nhà thơ tự nguyện góp công góp sức và cả vật chất để buổi lễ Tổng kết năm được tổ chức chu đáo, trang trọng và ấm áp. Hội cũng đã gửi thư cảm ơn 22 nhà văn hỗ trợ kinh phí cho Hội tổ chức buổi lễ tổng kết, trao giải thưởng Cống hiến, trao tặng thưởng tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc, tổ chức tiệc liên hoan cuối năm và những hoạt động chuyên môn của Hội (với tổng số tiền thu là: 132.000.000 đồng - một trăm ba mươi hai triệu và chi là: 129.0065.000 đồng - một trăm hai mươi chín triệu không trăm sáu mươi lăm ngàn. Danh sách các hội viên đóng góp và các khoản thu - chi được niêm yết công khai tại Văn phòng Hội)

Buổi lễ Tổng kết năm và triển khai hoạt động năm 2024 được tổ chức ngày 12/01/2024 với hơn 300 Hội viên và nhiều khách mời tham dự: Tổng kết hoạt động năm, trao giải thưởng văn học năm 2023 với mùa giải thưởng phong phú: Giải thưởng văn học chính thức; Giải thưởng văn học trẻ; Giải thưởng văn học thiếu nhi và đây cũng là lần đầu tiên sau 43 năm hoạt động; Giải thưởng Văn học dịch; Truy tặng 2 giải thưởng Cống hiến; Kết nạp hội viên mới; Tặng bộ sách văn học 4 quyển (hơn 2.500 trang, do Hội tổ chức thực hiện từ nguồn kinh phí do Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TP.HCM phân bổ) gồm Thơ, Truyện ngắn, Truyện & Ký, Lý luận phê bình văn học cho hội viên…

2. Tổ chức Ngày Thơ 2024

Tổ chức Ngày Thơ Giáp Thìn với chủ đề Thành phố này tôi đến tôi yêu, diễn ra trong hai ngày 23 và 24/2 (nhằm ngày 14, 15 tháng Giêng Giáp Thìn), tại khuôn viên Liên hiệp các Hội VHNT TP.HCM, 81 Trần Quốc Thảo, quận 3, TP.HCM. Sự kiện này đem lại niềm vui lớn, đáp ứng lòng mong mỏi của đa số hội viên Hội Nhà văn TP.HCM và người yêu thơ.

Chương trình Ngày Thơ Việt Nam 2024 được nhiều cơ quan truyền thông đánh giá có chất lượng chuyên môn cao, độ lan tỏa rộng (có hơn 20 báo đài của Thành phố và Trung ương đưa gần 50 tin, bài, hình ảnh lan tỏa về Ngày Thơ do Hội Nhà văn TP.HCM tổ chức)… đã động viên những người sáng tác văn học nghệ thuật nói chung, văn chương nói riêng thêm niềm tin và động lực sáng tạo.

Và đặc biệt hơn, từ năm 2024, chương trình Ngày Thơ Việt Nam tại TP.HCM do Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thực hiện đã chính thức trở thành một trong những hoạt động các Ngày lễ lớn của TP.HCM.

3. Tổ chức trại sáng tác, tham dự thực tế sáng tác

Cuối tháng Ba, 3 nhà văn Bích Ngân, nhà thơ Thanh Hoa, nhà thơ Bùi Phan Thảo cùng đoàn văn nghệ sĩ thành phố tham gia chuyến gặp gỡ giao lưu cùng văn nghệ sĩ ba thành phố lớn tại Hà Nội (chương trình giao lưu, hợp tác VHNT: Hà Nội - Huế - TP.HCM).

Cũng trong tháng Ba và bước sang tháng Tư, với sự mở rộng nối kết các hoạt động sáng tác của Hội Nhà văn đối với nhiều đơn trong cả nước, Hội Nhà văn TP.HCM đã cử hai đoàn nhà văn (gần 30 người) tham gia hai chuyến thực tế sáng tác (về Cần Giờ và về sông nước miền Tây) hưởng ứng cuộc thi “Câu chuyện những dòng sông” do báo VietNamNet tổ chức

Từ 23 - 27/4/2024, Hội Nhà văn tổ chức Trại sáng tác Trẻ và văn học thiếu nhi 6 ngày cho gần 30 hội viên tại Đà Lạt để nâng cao chất lượng đội ngũ sáng tác này. Tại Trại sáng tác này đã diễn ra tọa đàm Ngôn ngữ trẻ thơ trong sáng tác văn học thiếu nhi với chất lượng “tọa đàm” cao, góp phần nâng lên về nhận thức và thực tiễn cho người sáng tác cho thiếu nhi.

Những ngày cuối tháng 4/20245, Hội Nhà văn cử 5 nhà văn, nhà thơ: Trầm Hương, Bùi Phan Thảo, Nguyễn Hồng Lam, Trầm Hương, Võ Thu Hương, Hồ Huy Sơn tham dự chuyến thực tế sáng tác tại Đăk - Lắk, chủ đề Thành phố tôi do Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TP.HCM tổ chức.

7 nhà văn tham dự cuộc vận động sáng tác viết về đề tài CAND tại Vũng Tàu vào cuối tháng 4: Trầm Hương, Nguyễn Thị Ngọc Hải, Kim Quyên, Lại Văn Long, Nguyễn Minh Ngọc, Hoài Hương, Mã Thiện Đồng.

Đầu tháng 5/2024, 30 nhà văn nhà thơ có nhiều đóng góp tích cực cho các hoạt Hội cùng những nhà văn có nhiều thành tựu trong sáng tác tham gia trại viết được tổ chức tại Phú Yên (trại viết với 3/4 kinh phí từ nguồn xã hội hóa). Trong khuôn khổ trại viết, tọa đàm về Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay thu hút được sự quan tâm và đóng góp ý kiến của trại viên và khách mời là những văn nghệ sĩ tên tuổi của Phú Yên.

Phát huy hiệu quả từ “Sân thơ thiếu nhi” trong Ngày Thơ Việt Nam 2024, Hội nhà văn mà trực tiếp là Ban Văn học Thiếu nhi đã tổ chức bản thảo và kịp ra mắt tập thơ thiếu nhi “Sài Gòn của em” với hơn 100 bài thơ hay của 50 tác giả và tổ chức buổi ra mắt vào dịp khai mạc Ngày sách thiếu nhi tại Đường sách.

Xét và hỗ trợ kinh phí sáng tác lần 1 (năm 2024) cho 25 tác giả.

4. Về sáng tác của Hội viên

Nhiều hội viên có tác phẩm in trong 6 tháng đầu năm: Lưu Vĩ Lân với quyển thứ 5 Ẩn tình; Đặng Thiên Phong với Cuộc phiêu lưu của cá mập voi; Bùi Tiểu Quyên với Hùm xám qua sông; Hồ Huy Sơn với Từ những tên riêng (sách khảo cứu); Thu Trân với Cõi tạm nóng dần lên; Lưu Đình Triều với Đời, có yêu tôi?; Hoài Hương với Trời xanh màu tình yêu; Đới Xuân Việt với Về nơi nguồn cội; Dương Thành Truyền với Tình ca tiếng nước ta (sách khảo cứu); Hương Thu với Chạm vào bóng tối; Doãn Hải với Thơ chọn; Nguyễn Quốc Bảo với Nắng; Hoa Mai với Quán trọ trần gian, Vọng thiên hà; Phạm Thị Ngọc Liên với tập thơ “Trong tôi có nhiều tôi”; Nguyên Hùng với tập thơ nhạc chọn lọc“Trăm khúc hát một chữ duyên” và tập “Ký họa thơ (81 chân dung văn học)….

5. Tổ chức giao lưu, ra mắt sách hội viên

Trong chuỗi chương trình Ngày Thơ Nguyên Tiêu, chương trình hội thảo Thơ & Nhạc, tương sinh hay tương khắc? và tọa đàm Thơ thiếu nhi - Lớn lên cùng thành phố thu hút được nhiều nhà văn, độc giả tham gia.

Nhân 1/6, Hội Nhà văn TP tổ chức ra mắt sách Sài Gòn của em (chương trình nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội sách thiếu nhi TP.HCM). Chương trình thu hút 60 - 70 người tham dự và có sựu lan tỏa. Sài Gòn của em - tuyển tập Thơ thiếu nhi 50 tác giả, tác phẩm gắn bó với thơ thiếu nhi. Cuốn sách hướng tới 50 năm ngày Thống nhất đất nước.

Ra mắt sách Từ sông Nhuệ đến sông Sài Gòn của tác giả Nhuệ Giang.

Giao lưu thơ Ngược miền ký ức với nhà thơ Phạm Như Vân, nhà thơ tuổi ngoài 80 vẫn nhiệt tình sáng tác và tôn vinh những nhà văn, nhà thơ nữ đạt giải trong năm qua. Chương trình kỷ niệm ngày 8/3 - Phụ nữ Việt Nam.

Giao lưu và giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn đại tá Nguyễn Văn Hồng (đại tá từng tham gia kháng chiến chống Mỹ, tham gia chiến trừng Campuchia) nhân ngày 30/4.

Giao lưu, ra mắt sách Cây bút trước những ngọn đèn tỏa sáng của nhà văn Đoàn Minh Tuấn nhân ra sách mới, sinh nhật lần thứ 92 của ông.

Cá nhân nhà văn, nhà thơ được nhà xuất bản, Công ty sách hoặc bè bạn tổ chức giao lưu, ra mắt sách:

Nhà văn Phương Huyền giao lưu ra mắt sách Cái tai và cuộc phiêu lưu kì thú tại Đường Sách Lê Lợi; Nhà văn Đặng Thiên Phong tổ chức ra mắt sách Cuộc phiêu lưu của cá mập voi ở trường đại học; Nhà thơ Huỳnh Dũng Nhân tổ chức chương trình giao lưu, ra mắt sách 40 năm Đi yêu và viết tại Hội Nhà báo; Nhà thơ Hồ Huy Sơn ra mắt sách thiếu nhi Từ những tên riêng tại Đường sách TP.HCM; Nhà văn Thu Trân ra mắt tập truyện ngắn Cõi tạm nóng dần lên tại 81 Trần Quốc Thảo, Q3; Nhà văn, đạo diễn Đới Xuân Việt ra mắt sách Về nơi nguồn cội tại Đường sách TP.HCM; Nhà văn Thu Trân với Cõi tạm nóng dần lên; Nhà thơ Hương Thu ra mắt tập hồi ký Chạm vào bóng tối tại 81 Trần Quốc Thảo…

6. Website của Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh

Trang thông tin điện tử Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh với địa chỉ https://vanchuongthanhphohochiminh.vn/ có lượng truy cập lớn với hơn 14 triệu lượt truy cập) với nhiều chuyên mục khá phong phú, trong đó có “Thư viện tác giả” đã cập nhật lý lịch sáng tác, hình ảnh, tác phẩm của 153 nhà văn nhà thơ, đăng tải kịp thời các hoạt phong phú của Hội… Trang web đang liên tục đăng tải những tác phẩm đã qua vòng sơ khảo trong cuộc thi thơ “Nhân nghĩa đất phương Nam, lần 2”.

7. Hoạt động chuyên môn khác

- Thực hiện hai chương trình phối hợp của Hội Nhà văn TPHCM và Đài TNND Tp HCM nhiều năm qua, tạo dấu ấn và lan tỏa khá sâu rộng trong công chúng: "Cửa sổ văn học" phát định kỳ mỗi tuần trên FM99.9Mhz. Một năm 52 số. Giới thiệu những cây bút văn xuôi, ghi nhận, phản ánh, thông tin tất cả những hoạt động của Hội Nhà văn như các cuộc thi, giới thiệu sách, tọa đàm, trại sáng tác... "Thi ca điểm hẹn" phát cách tuần - một năm 26 số. Giới thiệu các nhà thơ, bình thơ trên sóng. Đặc biệt kênh youtube của "Thi ca điểm hẹn" có lượng theo dõi rất lớn.

Nhiều nhà văn, nhà thơ của Hội có đóng góp nhiều trong việc lan tỏa văn hóa đọc, được chọn là Đại sứ văn hóa đọc của Thành phố như: Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, nhà thơ Lê Minh Quốc, nhà văn Dương Thành Truyền, nhà văn Phương Huyền, nhà văn Tiểu Quyên.

Nhiều nhà văn, nhà thơ âm thầm làm thiện nguyện, đưa sách, trao quà đến các bệnh viện, trường học, mái ấm như nhà thơ Hoa Mai, nhà văn Hoài Hương, nhà văn Nguyễn Hoàng Trung Hiếu…

Thành lập Ban Tổ chức và thực hiện công trình Tuyển tập thơ, nhạc - 50 năm thơ nhạc cất cánh cùng thành phố. Đây là công trình trọng tâm của Hội Nhà văn Thành phố hướng tới 50 năm ngày Thống nhất đất nước.

Các Hội đồng chuyên môn, ban công tác của Hội ngày càng phát huy thế mạnh trong hoạt động chuyên môn lẫn phong trào. Một số Ban được khen thưởng vì có nhiều đóng góp trong thời gian qua và trong hoạt động Ngày Thơ: Ban Văn học thiếu nhi, Ban Công tác câu lạc bộ văn học, Ban Truyền thông, bộ phận Văn phòng Hội…

8. Chăm lo đời sống hội viên

Hội Nhà văn trực tiếp gởi quà mừng năm mới của Ban Tuyên giáo Thành ủy và gửi đến 20 nhà văn, nhà thơ, nhà lý luận phê bình văn học (mỗi phần quà 1 triệu đồng) già yếu, ốm đau, khó khăn để chia sẻ tinh thần và vật chất với các tác giả trong dịp Tết đến, xuân sang.

Như mọi năm, lãnh đạo Hội và đại diện Ban Hội viên đã đi thăm hỏi, động viên những nhà văn, nhà thơ già yếu, thăm và cảm ơn những nhà văn có nhiều đóng góp cho văn học nghệ thuật, hoạt động Hội tích cực ở các nhiệm kì trước… Đây là hoạt động có ý nghĩa mà Hội Nhà văn vẫn duy trì nhiều năm nay.

Thăm hỏi nhiều hội viên cao tuổi đầu Xuân, thăm hỏi, chúc mừng 8/3 với một số nữ nhà văn nhà thơ có nhiều cống hiến, thăm hội viên bệnh nặng điều trị ở nhiều bệnh viện, ở gia đình và những hội viên gặp tai nạn

Quan tâm, thăm hỏi những nhà văn, nhà thơ đau ốm, tai nạn, gặp khó khăn trong cuộc sống. Phúng viếng nhà văn từ trần và chia buồn với gia đình có nhà văn nhà thơ qua đời.

Những khoản tiền thăm hỏi hội viên lâm bệnh, tai nạn, đời sống khó khăn và hoa viếng, phúng viếng hội viên từ trần, hoa chúc mừng…đều từ nguồn thu hội phí và nguồn tiền xã hội hóa

II. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG HỘI NHÀ VĂN TP.HCM 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2024

Hội Nhà văn TP.HCM được sự quan tâm, và tạo điều kiện thuận lợi của Thành ủy, Ủy ban nhân dân TP.HCM, Ban Tuyên giáo, Sở Văn hóa & Thể thao, Sở Thông tin & Truyền thông, Sở Tài chính. Đồng thời, Hội cũng luôn nhận được sự hỗ trợ tích cực của Đảng đoàn, của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TPHCM, để có thể hoạt động hiệu quả trong suốt thời gian qua.

Lãnh đạo Hội và Ban Chấp hành thực hiện tốt đường lối nghị quyết của Đảng, của Nhà nước về sáng tạo văn học vì con người, vì cuộc sống vì một xã hội phát triển luôn coi giá trị nhân văn là nền tảng. Từ đó cũng đã góp phần gián tiếp thông qua các hoạt động sinh động của Hội hướng các sáng tác của hội viên từng bước nâng cao chất lượng nghệ thuật.

Ban Chấp hành có sự đoàn kết, nhất trí cao trong việc thực hiện các hoạt động thường xuyên, liên tục trong suốt năm qua. Nhiều thành viên Ban Chấp hành đóng góp tích cực và hiệu quả cho các hoạt động chuyên môn của Hội.

Trang web, Văn phòng Hội, một số Ban công tác và Hội đồng chuyên môn đã có nhiều sáng kiến và đóng góp tích cực cho các hoạt động Hội.

Các sự kiện của Hội Nhà văn tạo được sự hưởng ứng tích cực của các cơ quan truyền thông. Nhiều cơ quan truyền thông luôn đồng hành tích cực với các hoạt động của Hội, tiêu biểu là VOH với Thi Ca điểm hẹn, Cửa sổ văn học; HTV; Sài Gòn Giải Phóng; Thanh Niên; Tuổi trẻ; Nhân Dân…

Hội viên hưởng ứng tích cực các hoạt động của Hội. Rất nhiều hội viên đam mê nghề nghiệp, nỗ lực và kiên trì sáng tác. Các tác phẩm của hội viên xuất hiện liên tục trên nhiều chuyên mục văn học nghệ thuật của báo viết, báo nói, báo mạng. Các sáng tác bám sát đời sống, phản ánh phần nào hiện thực đời sống. Nhiều đầu sách của Hội viên được ra mắt độc giả…

III. PHƯƠNG HƯỚNG, KẾ HOẠCH CÔNG TÁC CUỐI NĂM 2024

1. Phương hướng

Phát huy những thành quả đã đạt, nỗ lực làm tốt hơn mục tiêu hoạt động xuyên suốt của Hội nhà văn TP.HCM: Là Hội chính trị nghề nghiệp, tăng cường các hoạt động và hoạt động hiệu quả nhằm góp phần khích lệ hội viên, và cả những người chưa là hội viên sáng tác tác phẩm đậm chất văn chương, giàu giá trị nhân văn; chú trọng viết về cuộc sống, về đời sống đang tích cực vươn lên của Thành phô Hồ Chí Minh.

Hướng tới và ưu tiên thực hiện các hoạt động có chất lượng, tính chuyên môn nghề nghiệp nhằm từng bước làm cho sáng tác hội viên nâng cao về chất lượng nghệ thuật, hướng đến tính chuyên nghiệp trong sáng tạo.

Chú trọng công tác bồi dưỡng đội ngũ tác giả trẻ có tiềm năng văn chương. Tìm kiếm, phát hiện và chăm bồi đội ngũ viết trẻ còn là trách nhiệm của từng thành viên Ban Chấp hành.

Quan tâm đặc biệt đến mảng văn học dịch và đội ngũ dịch giả, nhằm hướng tới việc giới thiệu những tác phẩm văn học hay, trước nhất là của tác giả sinh sống tại TP.HCM với thế giới.

Duy trì và phát triển trang web của Hội, chú trọng việc bổ sung tác giả tác phẩm vào chuyên mục “Thư viện tác giả”, đây là “kỷ yếu di động” không chỉ có ích cho tác giả mà còn có ích cho công chúng văn chương.

2. Kế hoạch 6 tháng cuối năm

Thực hiện các hoạt động thường xuyên: Tố chức một chuyến đi thực tế sáng tác còn lại trong năm 2024, dự kiến về miền Tây.

Mở Hội nghị viết văn trẻ TP.HCM (Thời gian dự kiến tổ chức: 13, 14,15/9/2024), hỗ trợ sáng tác cho tác giả có bản thảo đạt chất lượng văn chương, tổ chức tọa đàm về nghề, gặp gỡ giao lưu với nhà văn có thành quả sáng tác và nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp, tổ chức những buổi giới thiệu tác giả và tác phẩm mới, mở rộng hoạt động nối kết, liên kết với nhiều đơn vị, nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều địa phương, trung ương và quốc tế, nhằm từng bước nâng vị thế nhà văn và của Hội nhà văn đúng với vị trí của nó.

Thực hiện 3 cuốn sách: 50 nhà văn, nhà thơ trẻ TP.HCM (phục vụ Hội nghị viết văn trẻ TP.HCM lần thứ III), Tuyển tập thơ, nhạc - 50 năm thơ nhạc cất cánh cùng thành phố và cuốn 50 gương mặt Nhà văn TP.HCM. Cả ba cuốn sách này hướng tới 50 năm ngày Thống nhất đất nước, trong đó tuyển tập Thơ nhạc là công trình trọng tâm.

Tổ chức buổi giao lưu văn học Việt Nam - Hàn Quốc (lần 2) với những diễn giả tiêu biểu cho sáng tác và phê bình văn học của Việt Nam và Hàn Quốc

Đầu tháng 7, triển khai việc xây dựng network dịch giả văn học nhằm gắn kết cộng đồng dịch giả, đặc biệt là dịch giả văn học và từng bước dịch và giới thiệu văn học Việt Nam ra các ngôn ngữ khác trên thế giới

7/8, tổ chức buổi Giao lưu với nhà thơ Nhạc sĩ Trương Tuyết Mai (nữ nhạc sĩ đoạt giải thưởng Nhà nước về VHNT) nhân 80 tuổi của bà.

Với sự hỗ trợ tái chính của nhà thơ Trần Sĩ Tuấn, Hội tổ chức bản thảo, biên tập và in tập thơ “Tùng biếc xanh đứng hát với mây trời” của cố nhà thơ Trần Nhật Thu.

Tổ chức 2 buổi hội thảo về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Quang Sáng và nhà văn Anh Đức kỷ niệm 10 năm ngày hai nhà văn Giải thưởng Hồ Chí Minh từ biệt cõi trần.

Tháng 9 tổ chức Hội Nghị Những người viết trẻ và có chuyến giao lưu với người viết trẻ và độc giả tại An Giang - Ban nhà văn trẻ hoàn tất khâu tổ chức bản thảo quyển sách 50 gương mặt nhà văn trẻ, Văn phòng Hội đang xúc tiến việc in ấn quyển sách “50 gương mặt nhà văn trẻ”.

Ba nhà văn tham gia chuyến đi thực tế “Về nguồn” do Ban Tuyên Giáo Thành ủy tổ chức vào tháng 8/2024.

Xét và hỗ trợ kinh phí sáng tác cho 25 tác giả (đợt 2/2024).

Tổ chức một chuyến đi thực tế sáng tác (dự kiến về miền Tây).

Tổ chức nhiều sự kiện giao lưu ra mắt sách khác.

Biên tập, xuất bản tập thơ chọn lọc từ các tác phẩm dự thi; Tổ chức chấm và trao giải cuộc thi thơ "Nhân nghĩa đất phương Nam" lần 2 (dự kiến trong tháng 12/2024).

Chuẩn bị cho Ngày Thơ Việt Nam 2025.

Thực hiện các công việc thường xuyên khác của Hội.

MỘT VÀI HÌNH ẢNH


Phát động cuộc thi thơ "Nhân nghĩa đất phương Nam" lần 2.


Giao lưu văn chương Việt Hàn...

BAN CHẤP HÀNH HỘI NHÀ VĂN TP. HỒ CHÍ MINH

vanchuongthanhphohochiminh.vn
Thông cáo báo chí số 23, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV

Thông cáo báo chí số 23, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV

Baovannghe.vn - Thứ Sáu, ngày 22/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 23 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Quà tặng của chiến tranh - Truyện ngắn của Hoài Hương

Quà tặng của chiến tranh - Truyện ngắn của Hoài Hương

Baovannghe.vn - Chiến dịch thần tốc như một cơn lốc không ngày không đêm, đơn vị vừa đánh vừa hành quân gần như xuyên dọc theo Quốc lộ 13 hướng về Sài Gòn mỗi ngày một gần thêm.
Lĩnh vực báo chí cần có những ưu đãi về thuế

Lĩnh vực báo chí cần có những ưu đãi về thuế

Baovannghe.vn - Quốc hội tiếp tục chương trình làm việc ngày 22/11 với phiên thảo luận tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Trôi giữa hương sen nghịch mùa - Truyện ngắn của Đinh Thành Trung

Trôi giữa hương sen nghịch mùa - Truyện ngắn của Đinh Thành Trung

Baovannghe.vn - Mây đen tan. Nắng nhẹ. Hương sen còn sót hòa cùng hương bùn đánh dạt mùi khói xe, đưa nụ cười của hai người đàn ông lấp đầy mi mắt đang nhìn về phía mặt trời.
Nhà thơ Anh Ngọc bình thơ "Thề non nước"

Nhà thơ Anh Ngọc bình thơ "Thề non nước"

Baovannghe.vn - Bài thơ Thề non nước không chỉ là lời tự tình đằm thắm của một tâm hồn thủy chung, tin cậy mà còn cất giấu trong mình một bức tranh thiên nhiên tráng lệ và quyến rũ mê hồn vì một vẻ đẹp như sinh ra bởi con người và cũng chỉ dành để cho con người.