Sự kiện & Bình luận

Kỳ tích sông Hàn - Bài học quý giá

Đỗ Ngọc Dũng
Bút ký phóng sự
06:29 | 10/07/2024
"Kỳ tích Sông Hàn" là đánh giá của thế giới về sự bứt phá nhanh chóng của Hàn Quốc trong mấy thập kỉ gần đây.
aa

Hàn Quốc là một quốc gia nghèo sau Chiến tranh thế giới thứ 2, nhưng nhờ vào ý chí, khát vọng lớn cùng với lòng tự tôn dân tộc và tinh thần kỷ luật, đã vươn lên trở thành một cường quốc hàng đầu thế giới. Tạo nên một “làn sóng Hàn Quốc” ảnh hưởng đến châu Á và thế giới, với những thương hiệu toàn cầu như: SamSung, Huyndai, KIA, LG, Electronics hay GM Deawoo.

“Kỳ tích Sông Hàn” là đánh giá của thế giới về sự bứt phá nhanh chóng của Hàn Quốc trong mấy thập kỉ gần đây. Từ một đất nước bị phát xít Nhật thống trị suốt hơn 3 thập kỉ từ 1910 đến 1945. Đến năm 1950 chiến tranh bùng nổ kéo dài suốt 3 năm, rồi bị chia cắt thành hai quốc gia đến tận nay. Từ bãi đổ nát của chiến tranh cùng những hạn chế mà thiên nhiên không ban tặng dân số Hàn Quốc lúc đó khoảng 48 triệu, bằng già nửa dân số nước ta, vậy mà diện tích chỉ có 98,480 km2 bằng 27 % diện tích nước ta, có tới 70% đất đai là đồi núi, diện tích đất màu chiếm có 2,1 %, không có dầu mỏ, khí đốt. Tài nguyên chỉ có ít khoảng sản như than, gra-phi, chì, mô-líp-đen. Lại ở vào thế gọng kìm giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Vậy điều gì đã làm nên một Hàn Quốc công nghiệp hóa, hiện đại hóa với những thành tựu ấn tượng? Đó là GPD đứng thứ 10 thế giới, thu nhập bình quân đầu người tới 33.000 USD/năm cả nước có 25 triệu lao động, nhưng chỉ có 3% làm nông nghiệp, 20% làm công nghiệp, 70% làm công nghiệp và dịch vụ. Đóng góp vào GDP của nông nghiệp chỉ có 3%, trong khi có tới 40% do công nghiệp và 57% là dịch vụ.

Kỳ tích sông Hàn - Bài học quý giá
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo tại cuộc hội đàm ngày 2/7/2024 - Ảnh: VGP

Từng đã có tới 4 lần đến Hàn Quốc, vừa đi công tác, vừa mang tranh sang triển lãm giao lưu văn hóa với các nghệ sĩ Hàn Quốc. Tuy chưa thăm được nhiều nơi, nhưng tôi thấy ở Thủ đô Seoul cũng như một số tỉnh, thành phố lân cận tốc độ đô thị hóa nhanh và khá đồng đều, độ chênh lệch không lớn. Đảo Jeju một hòn đảo du lịch có tốc độ phát triển nhanh thu hút hàng triệu khách du lịch hàng năm, hay như ở thành phố Jecheon cách Thủ đô Seoul tầm 120km nhưng phố xá, siêu thị khách sạn, nhà cửa cao tầng hiện đại văn minh, sạch sẽ.

Trình độ dân trí ở Hàn Quốc khá cao. Tôi từng thất thần vì bỏ quên máy ảnh trên xe bus, chặng đường hơn 100km từ Seoul đến thành phố Jecheon, lo lắng tìm các bạn Hàn Quốc và phiên dịch cùng đi để chia sẻ, bạn nói tôi cứ yên tâm bạn sẽ liên hệ với nhà xe tìm lại, không ngờ mấy giờ sau tôi đã nhận lại được máy ảnh nguyên vẹn. Chúng tôi dẻo bộ tham quan một khu rừng quốc gia Hàn Quốc, trên một đoạn đường có các công nhân đang đào một đường cống qua đường. Thấy chúng tôi đến, họ tắt máy để không bị ồn, rồi lấy ván bắc qua và mời chúng tôi đi không để phải chờ đợi một phút nào. Những khi vào các nhà hàng, hay cả lúc lên xe bus dù chỉ ít khách tôi thấy mọi người đều xếp hàng, tuyệt nhiên không có sự chen lấn. Cùng bước đến thang máy, bao giờ họ cũng ra hiệu cho mình vào trước. Đường phố không ai vứt một mẩu giấy, kẹo hay mẩu thuốc lá. Rác chỉ đưa ra trước cửa nhà vào buổi tối, vào hai hộp chứa rác khác nhau, một loại để tái chế, một loại là rác hữu cơ... chỉ riêng những chuyện nhỏ này cũng làm tôn thêm thể diện quốc gia của họ và làm ấm lòng du khách.

Lòng tự tôn dân tộc.

Để làm nên một kỳ tích Sông Hàn, ngày từ năm 1963 khi đắc cử tổng thống, với quyết tâm đưa Hàn Quốc trở thành một quốc gia thịnh vượng, Tổng thống Park Chung Hee đã đưa ra các kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm, 10 năm... tập trung đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế theo hướng xuất khẩu, công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xây dựng các tập đoàn kinh tế lớn. Sau nhiều năm triển khai, sự đồng lòng, tinh thần đoàn kết, và ý chí vươn lên mạnh mẽ của cả dân tộc đã giúp Hàn Quốc làm nên “kỳ tích Sông Hàn” với sự ra đời của hàng loạt các tập đoàn lớn như: Samsung, Deawoo, Huyndai, hay LG... đã đưa quốc gia trở thành một trong bốn “con rồng” kinh tế châu Á vào đầu những năm 90 của thế kỉ XX.

Kỳ tích sông Hàn - Bài học quý giá
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Han Duck Soo đã có cuộc hội đàm trong bầu không khí hữu nghị và tin cậy lẫn nhau - Ảnh: VGP

“Tôi sẽ đem bất cứ kẻ nào ăn cắp của công dù chỉ 1 đồng” với khẩu hiệu chống tham nhũng như vậy, trong 20 năm lãnh đạo đất nước, Tổng thống Park Chung Hee đã dựng Hàn Quốc từ đống đổ nát của chiến tranh, làm sống lại niềm tin cho người dân qua sự lãnh đạo kiên quyết, thể hiện sự gương mẫu đến cùng trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế và xã hội. Tinh thần tự tôn dân tộc và “khát vọng Đại Hàn” chính là động lực thôi thúc Hàn Quốc vượt qua mọi nghịch cảnh, trỗi dậy mạnh mẽ để trở thành một cường quốc có tầm ảnh hưởng thế giới.

Cú hích Thế vận hội

Qua hai kỳ Olympic năm 1986 và 1988, Hàn Quốc đã đẩy mạnh các hoạt động quảng bá hình ảnh ra thế giới. Xây dựng sân bay quốc tế mới, xây dựng các trung tâm hội nghị, xây dựng Seoul thành đô thị toàn cầu. Chính phủ triển khai dự án làm sạch nguồn nước Sông Hàn, các hệ thống thoát nước hiện đại đặt bên hai bờ sông, mở rộng hệ thống tài điện ngầm, cũng như các tuyến đường liên thông trong và ngoài nội đô Seoul. Thay đổi bộ mặt đô thị Seoul, khởi động các dự án nhà ở cao cấp và phổ thông lớn ở ngoại ô và nội đô Seoul. Đến năm 1989, Chính phủ quyết định tập trung xây dựng 5 thành phố vệ tinh là IIsan, Pumdang, Sanbon, Pyong Chon và Chungdong. Đảm bảo cho Seoul là trung tâm của một vùng đô thị rộng lớn với hơn 20 triệu dân. Nền tảng công nghiệp từ lao động được thay đổi bằng công nghệ cao với tốc độ chóng mặt. Đặc biệt trong lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin. Thu hút đầu tư nước ngoài và các công ty đa quốc gia. Đồng thời đầu tư mạnh ra thế giới, thu hút các lực lượng lao động nhân công rẻ từ các quốc gia.

Chiến lược quyền lực mềm

Từ một quốc gia nghèo nàn lạc hậu, Hàn Quốc đã thành “hình mẫu” trong phát triển kinh tế năng động mà còn là một trong 10 quốc gia hàng đầu về xuất khẩu văn hóa. Sớm nhận ra vai trò của “quyền lực mềm” với tầm nhìn dài hạn bên cạnh “quyền lực cứng” dựa trên 3 nguồn lực chính đó là: văn hóa, kinh tế và chính sách đối ngoại. Hàn Quốc kiên định mục tiêu “xuất khẩu” văn hóa ra thị trường quốc tế, đưa Hàn Quốc trở thành “cường quốc” về công nghiệp giải trí. Đưa văn hóa trở thành vấn đề trọng đại trong chiến lược phát triển quốc gia như: “kế hoạch 10 năm phát triển văn hóa”, “tầm nhìn văn hóa 2025”, “chiến lược cool Korea”... Xuất khẩu văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa là một chính sách ngoại giao khôn khéo, không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn lan tỏa hình ảnh đất nước, con người Hàn Quốc ra thế giới. Các sản phẩm văn hóa Hàn Quốc như phim ảnh, truyền hình, âm nhạc, nghệ thuật đã thâm nhập vào nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Văn hóa Hàn Quốc đã trở thành “hiện tượng” của văn hóa khu vực và thế giới. Mang lại giá trị nhiều tỷ USD mỗi năm, bên cạnh những lợi ích vô giá khác... cùng với các ngành công nghiệp, công nghệ điện tử, văn hóa và hàng tiêu dùng sản xuất tại Hàn Quốc “Made in Korea” đã trở thành thương hiệu nổi tiếng thế giới.

Giáo dục và khoa học công nghệ

Theo thống kê Hàn Quốc có tỷ lệ học sinh tốt nghiệp phổ thông thường cao 97%, thuộc tốp cao nhất thế giới và nổi bật về tính trong sạch, hiện đại của nền giáo dục. Bất cứ việc nhận tiền hay quà tặng có giá trị đều bị xử lý kỉ luật từ cảnh cáo đến sa thải, việc học Anh ngữ từ tiểu học được đặc biệt chú ý. Đảm bảo khi tốt nghiệp phổ thông học sinh đều nói và dịch tiếng Anh ở mức độ chính xác, chính phủ Hàn Quốc bỏ ra nhiều tỷ USD cho cải tổ hệ thống Anh ngữ. Trong đó có việc sử dụng sách giáo khoa điện tử từ bậc tiểu học, cùng nhiều tỷ USD khác cho đào tạo chất lượng cao các ngành khoa học mũi nhọn ở bậc đại học và sau đại học. Tôi đã được đến thăm Đại học Quốc gia Korea, từng thấy những tòa nhà lớn được trang bị phương tiện hiện đại do các tập đoàn kinh tế như SamSung, LG... cung cấp để tạo điều kiện cho giáo sư và sinh viên tiến hành nghiên cứu các dự án để ứng dụng cùng nhà sản xuất.

Kỳ tích sông Hàn - Bài học quý giá
Tác giả bài viết cùng đoàn họa sĩ Việt Nam ở triển lãm Việt Nam - Hàn Quốc tại Hàn Quốc - Ảnh: ĐND

*Ngay từ những năm 2008-2010 Bộ giáo dục và Khoa học công nghệ Hàn Quốc đã quyết định đầu tư hơn 1.000 tỷ won (tương đương với hàng tỷ USD) để đào tạo thế hệ lãnh đạo tương lai của đất nước. Trong giai đoạn 2010-2020 tầm nhìn 2030, Bộ Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc cũng đã triển khai 47 dự án phát triển tài năng trẻ, đào tạo 13.000 sinh viên thuộc các ngành năng lượng, viễn thông, tiếp thị toàn cầu, y học, công nghệ sinh học... Bộ Giáo dục, Khoa học và Công nghệ lựa chọn 45 nhiệm vụ trọng tâm, giao quyền tự chủ cho các trường đại học, chính phủ đầu tư mở rộng 4 trường đại học lớn, hợp nhất phát triển một số sinh viên nghiên cứu khoa học công nghệ cao, đẩy mạnh việc đưa sinh viên ra nước ngoài nghiên cứu, mặt khác cũng tiếp nhận nhiều sinh viên, nghiên cứu sinh nước ngoài đến Hàn Quốc học tập và nghiên cứu. Từ năm 2009 Hàn Quốc đã gửi 2.500 sinh viên sang Mỹ theo thỏa thuận với Mỹ mỗi năm Hàn Quốc sẽ gửi 5.000 lưu học sinh sang Mỹ. Ngược lại cũng có những chính sách đón tiếp mỗi năm nhiều nghìn sinh viên nước ngoài đến Hàn Quốc. Hiện đang có khoảng 3.000 sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam đang tu nghiệp ở Hàn Quốc.

Rõ ràng không phải từ tài nguyên thiên nhiên, khí hậu địa lý mà chính là lòng tự tôn dân tộc, ý chí quyết tâm của những bộ óc lãnh đạo, cộng với một nền giáo dục, khoa học, công nghệ không ngừng đổi mới, đã làm nên cái gọi là Kỳ tích Sông Hàn.

Nhà văn Việt Nam tham dự Diễn đàn Văn học châu Á lần thứ V tại Hàn Quốc Tổ chức Diễn đàn Bản quyền Việt Nam - Hàn Quốc năm 2024 Hàn Quốc: Xuất bản cuốn sách đầu tiên về cuộc đời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Cơ hội hợp tác phát triển công nghiệp văn hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc Sắp diễn ra Đại nhạc hội Việt Nam - Hàn Quốc tại Hạ Long, Quảng Ninh
"Cu li không bao giờ khóc" giành giải  FIPRESCI  - Liên hoan điện ảnh mới tại Canada

"Cu li không bao giờ khóc" giành giải FIPRESCI - Liên hoan điện ảnh mới tại Canada

Baovannghe.vn - Sau chiến thắng tại Liên hoan, Phim Cu li không bao giờ khóc cũng đã được ấn định lịch phát hành tại Việt Nam vào ngày 15/11 tới.
Đọc truyện: Thương. Truyện ngắn dự thi của Mai Linh

Đọc truyện: Thương. Truyện ngắn dự thi của Mai Linh

Baovannghe.vn - Giọng đọc: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Bộ GD&ĐT: 5 đối tượng được đề xuất tuyển thẳng vào lớp 10 THPT

Bộ GD&ĐT: 5 đối tượng được đề xuất tuyển thẳng vào lớp 10 THPT

Baovannghe.vn - Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Thông tư ban hành Quy chế tuyển sinh, trong đó có quy định rõ về các đối tượng được tuyển thẳng, được hưởng ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh vào lớp 10
Quốc hội bước sang ngày làm việc thứ 2 Kỳ họp thứ Tám

Quốc hội bước sang ngày làm việc thứ 2 Kỳ họp thứ Tám

Baovannghe.vn- Ngày 22.10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Báo cáo , dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025, Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm 2025 – 2027.
Đổ vỡ và khủng hoảng, nhìn từ một gia đình tứ nữ

Đổ vỡ và khủng hoảng, nhìn từ một gia đình tứ nữ

Baovannghe.vn - Thành công nhất của Phạm Thị Bích Thủy trong Gia đình có bốn chị em gái là: viết như một can dự tích cực vào cuộc sống. Viết không phải là đi tìm câu trả lời, mà là liên tục tra vấn cái thế giới đầy những đổ vỡ và khủng hoảng này...