Chuyên đề

Người con dâu xứ Quảng

Văn học địa phương
09:57 | 14/11/2022
Có thể nói là nhân duyên, tôi có duyên với vùng đất và con người xứ Quảng (xưa là Quảng Nam –Đà Nẵng), bởi sau chiến tranh, năm 1996, tôi đã tìm được phần mộ anh trai tôi, hy sinh tại nghĩa trang xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng, đưa về quê mẹ sau 29 năm anh trai tôi yên nghỉ ở nghĩa trang này. Năm 2020, tôi kết thúc 7 năm tham gia việc đi tìm và bổ sung thông tin cho liệt sĩ Nguyễn Văn Xuân (quê ở Vĩnh Tường), hiện an nghỉ tại nghĩa trang xã Tam Ngọc, TP Tam Kỳ…
aa

Có thể nói là nhân duyên, tôi có duyên với vùng đất và con người xứ Quảng (xưa là Quảng Nam –Đà Nẵng), bởi sau chiến tranh, năm 1996, tôi đã tìm được phần mộ anh trai tôi, hy sinh tại nghĩa trang xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng, đưa về quê mẹ sau 29 năm anh trai tôi yên nghỉ ở nghĩa trang này. Năm 2020, tôi kết thúc 7 năm tham gia việc đi tìm và bổ sung thông tin cho liệt sĩ Nguyễn Văn Xuân (quê ở Vĩnh Tường), hiện an nghỉ tại nghĩa trang xã Tam Ngọc, TP Tam Kỳ… Tôi còn có nhân duyên với nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu danh tiếng, được ông phổ 3 bài thơ Mùa mưa Tây Nguyên; Chợ Chờ và Về với sông Hàn. Đặc biệt bài thơ Về với Sông Hàn của tôi, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc năm 2011, đã vang lên trên sông Hàn, rạng sáng ngày 10/7/2015, ngày gia đình tiễn biệt người nhạc sĩ tài danh, thả “tro cốt” ông trên dòng sông quê mẹ.

Tôi còn có nhân duyên với nữ sĩ Hồ Xuân Hương “Bà Chúa thơ nôm”, “Danh nhân văn hóa” người con dâu xứ Quảng.

Vì sao tôi lại nói tới “Bà Chúa thơ nôm”, “Danh nhân văn hóa” - Hồ Xuân Hương? Hóa ra tôi là kẻ hậu thế, có nhân duyên với nữ sĩ họ Hồ, người đã qua đời đúng 200 năm trước. Nhân duyên mùa xuân năm 2019 tôi về Vĩnh Tường viết bài Để thương nhau đến tận bây giờ, đây là vùng đất nổi danh ai cũng biết câu chuyện tình của Xuân Hương với ông Phủ Vĩnh Tường, để lại bài thơ Khóc ông Phủ Vĩnh Tường năm 1822. Không ngờ năm 2019 cũng là 200 năm ngày ông Trần Phúc Hiển - người chồng thứ 2 của nữ sĩ qua đời. Câu thơ của tôi “Để thương nhau đến tận bây giờ” hóa ra đó là lời của Xuân Hương nói với chồng mình ngày đó…

Từ nhân duyên này, tôi đã nghiên cứu và xuất bản cuốn sách Giải mã bí ẩn nữ sĩ Hồ Xuân Hương, nhà xuất bản Hồng Đức cấp giấy phép. Sách được phát hành tháng 10/2021, góp phần giải mã, làm sáng tỏ được 9 góc khuất về thân thế Hồ Xuân Hương vốn trước đây là mờ mờ, tỏ tỏ, như có, như không.

Khi nghiên cứu, chúng tôi lấy căn cứ từ những bài thơ nữ sĩ để lại, để xác định nhân cách của nhà thơ, soi chiếu với gia phả họ Hồ, và những cứ liệu văn học sử để lại. Năm nàng thơ 13 tuổi thì cha qua đời (1786). Từ đó, cùng với thầy tử vi nổi tiếng Hoàng Văn Khôi, chúng tôi đã lập lá số tử vi, xác định được nữ sĩ sinh ngày 13/7 năm Quý Tỵ 1773, mất ngày 14/8 năm Nhâm Ngọ 1822, tuổi mệnh 49, loại bỏ những giả thiết nữ sĩ sinh năm1735; 1770, 1772 và 1815 của một số nhà nghiên cứu trước đây đưa ra.

Năm 2020, hồ sơ nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã nộp cho tổ chức UNESCO, đề nghị vinh danh “Danh nhân văn hóa” đã lấy năm sinh của nàng thơ năm 1772, còn năm sinh chính thức của nữ sĩ là năm 1773. Điều đặc biệt là cuốn sách Giải mã bí ẩn nữ sĩ Hồ Xuân Hương phát hành được đúng 49 ngày, thì chiều ngày 23/11/2021, UNESCO đã thông qua nghị quyết vinh danh “Danh nhân văn hóa” cho nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

Trong khi nghiên cứu về nữ sĩ, chúng tôi đã loại giả thiết tri phủ Vĩnh Tường năm 1862 - Phạm Viết Ngạn, là chồng thứ 2 của nữ sĩ (theo Bách khoa toàn thư mở) vì khi ông này làm tri phủ Vĩnh Tường, thì nữ sĩ đã qua đời từ 40 năm trước. Từ những góc khuất của cuộc đời nữ sĩ trong hôn nhân, chúng tôi đã giải mã người chồng thứ 2 của nữ sĩ, chính là ông Trần Phúc Hiển - nguyên tri phủ Tam Đái - mảnh đất tiền thân của Phủ Vĩnh Tường (được Vua Minh Mạng cho đổi tên phủ này năm 1822).

Phần mộ được cho là của nữ sĩ Hồ Xuân Hương tại phường An Sơn, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.

Theo Đại Nam thực lục Chính biên (quyển 22, trang 565 nhà xuất bản Giáo dục năm 2007), thì ông Trần Phúc Hiển là người đằng Trong, có cha là tướng Trần Phúc Nhàn, tử trận, khi giúp chúa Nguyễn Ánh đánh vào thành Phú Xuân năm 1801. Tháng 7 năm Quý Hợi 1803, Vua Gia Long đền công cho Phúc Nhàn, ban cho con trai là Phúc Hiển chức Hàn Lâm thị thư, sau đó được thăng tri phủ Tam Đái vào năm 1810. Điều này đúng với tập hán văn chép tay Dương Hạo đỉnh tập quốc sử dĩ biên của Thám hoa Phan Thúc Trực, soạn năm 1862, số hiệu A-1045, hiện lưu giữ tại Viễn Đông Bác cổ, nêu rõ: “Tham hiệp có người vợ bé là Xuân Hương giỏi về văn chương và chính trị. Bấy giờ nổi tiếng là thi nữ. Quan Tham hiệp thường sai nàng vào việc quan. Viên Án thủ Dung vốn sợ và rất ghét nàng”. Như vậy Xuân Hương chính là vợ của ông Trần Phúc Hiển.

Nhân duyên đã giúp tôi tìm ra quê hương của ông Trần Phúc Hiển ở làng Tam Kỳ cổ trên ngã ba sông Tam Kỳ, qua bài thơ Thu nguyệt hữu ức Mai Sơn phủ của nữ sĩ, in trong tập thơ Lưu Hương ký, có câu thơ chỉ dẫn quê chồng: “Ngọn nước Tam Kỳ chảy lại đâu”? Có lẽ tôi gặp được cái duyên để giải mã bí ẩn này sau khi kết nối được thông tin Mai Sơn Phủ chính là Trần Phúc Hiển.

Tìm được dấu tích quê hương ông Trần Phúc Hiển ở làng cổ Tam Kỳ, bên ngã ba sông Tam Kỳ, ngày 31/12/2020, tôi đã về quê hương ông, theo dấu tích phần mộ “Giày thầy Lánh”, chôn cất tại bãi Sơn, làng Hương Trà Tây, thuộc phường Hòa Hương, Tp. Tam Kỳ. Ngôi mộ Giày thầy Lánh, tên thờ cúng là Nguyễn Đức Thêm - Nguyễn Đức Lánh, hay là Thầy Thím, có cháu con dòng họ Nguyễn Đức ở làng Diêm Điềm cổ, nay là thôn Bản Long, xã Tam Tiến, huyện Núi Thành, thờ cúng. Được biết dòng họ Nguyễn Đức Thêm ở đây còn có gia phả, do ông Nguyễn Văn Khuê lưu giữ. Liên quan đến huyền thoại về thầy Nguyễn Đức Lánh, sinh năm 1800 tại thôn Bản Long, con cháu kính gọi là Hậu Tổ đức Thầy. Vậy Tổ đức Thầy là ai? Năm 1803, ông Trần Phúc Hiển đã được vua Gia Long ban chức Hàn Lâm Thị Thư, còn thầy Lánh - thầy Thím sinh năm 1800, chỉ bằng tuổi con ông Phúc Hiển. Nếu thầy Lánh là Hậu tổ đức Thầy, thì Tổ đức thầy phải là người cùng thế hệ với ông Trần Phúc Hiển?

Còn mộ chôn chiếc Giày của thầy Lánh, hay chôn người thật? Theo nghiên cứu của chúng tôi, ngôi mộ này chôn người thật. Nhưng để yên ổn cho người nằm dưới mộ tránh những bất tắc, người ta đã xây dựng nên câu chuyện về chiếc giày thầy Lánh đánh rơi, để hướng dư luận đây là ngôi mộ chôn chiếc giày. Mặt khác vào thời điểm năm 1819, theo Đại Nam thực lục Chính biên, quyển 57, trang 969, nhà xuất bản Giáo dục năm 2007, thì ông Trần Phúc Hiển cũng chính là quan Tham Hiệp - Yên Quảng, bị Gia Long kết án tử hình, còn vùng Quảng Nam không có người anh hùng nông dân nào là tội phạm của triều đình. Phải chăng ngôi mộ Giày thầy Lánh chính là mộ ông Trần Phúc Hiển tội phạm của triều đình phải thay tên đổi họ?

Hiện ở làng Tam Tân, xã Tân Hải, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận, có đình và dinh thờ thầy Thím và tế thu vào ngày 14-16 tháng 9 âm lịch. Theo nghiên cứu của chúng tôi, có điều trùng hợp lý thú, ngày 16/9 âm lịch là ngày thứ 61 sau tiết lập thu năm 1819, ông Trần Phúc Hiển phải thi hành án tử. Còn một điều lý thú khác, ngôi mộ ông Nguyễn Đức Lánh nằm phía trước phần đất lăng mộ tổ họ Trần, tiền hiền mở đất làng Tam Kỳ cổ? Nếu ông là người họ Nguyễn, tại sao phần mộ ông không nằm trên phần đất lăng mộ của tổ tiên họ Nguyễn, tiền hiền mở đất ở Tam Kỳ?

Khi chúng tôi đang đi tìm dấu tích phần mộ ông Trần Phúc Hiển, thì gặp ông Nguyễn Văn Phúc, hậu duệ đời thứ 7 của cụ Nguyễn Đức Thêm, nhưng con ông Phúc lại mang tên Nguyễn Trần Vĩnh Hiển, vì sao lại có họ Trần đứng sau họ Nguyễn? Sau khi thắp hương ở nhà thờ cổ họ Nguyễn Đức, tôi đã tìm được 2 ngôi mộ cổ vô thừa nhận ở phường An Sơn. Điều thú vị là trước khi tôi vào Tam Kỳ, tìm dấu tích phần mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương thì tử vi của người, cũng đọc ra hài cốt của người, được chôn cất lần đầu ở nghĩa địa phủ Tây Hồ, 20 năm sau, cuối năm 1842, đã được di về quê chồng. Những thông tin qua nghiên cứu chúng tôi thu nhận được, dấu tích mộ Hồ Xuân Hương, chính là ngôi mộ cổ có minh bia ghi rõ năm xây dựng 1850 ở địa phương có chữ Sơn. Khi vào thực địa, chúng tôi đã đối chứng thông tin, đúng là ngôi mộ cổ có minh bia xây năm 1850 và mộ hiện ở phường An Sơn (có chữ Sơn) như thông tin tiên đoán từ Hà Nội. Ngôi mộ này có chữ Huỳnh Hoàn Nhân (nghĩa tiếng Hán, Huỳnh là hồ - chằm; Hoàn là hoàn trả lại; Nhân là người). Dịch nghĩa đây là người họ Hồ.

Sau cuốn Giải mã bí ẩn nữ sĩ Hồ Xuân Hương năm 2021, tháng 10 năm này, nhà xuất bản Văn học đã xuất bản cuốn tiểu thuyết lịch sử Hồ Xuân Hương tiếng vọng của tôi. Tác phẩm này công bố nhiều thông tin, tư liệu mới về nữ sĩ Hồ Xuân Hương, trong đó có mối tình với ông Mai Sơn phủ - Trần Phúc Hiển và vụ án oan của quan Tham hiệp Yên Quảng - chồng nữ sĩ. Hiện chúng tôi đang tiếp tục nghiên cứu làm rõ dấu tích phần mộ của ông Trần Phúc Hiển và nữ sĩ Hồ Xuân Hương, Danh nhân văn hóa, người con dâu xứ Quảng, đã làm rạng danh cho quê hương Việt Nam, trong đó có quê hương chồng.

Phần mộ nơi đang lưu giữ hài cốt của ông Trần Phúc Hiển và nữ sĩ Hồ Xuân Hương, nếu được giải mã, sẽ trở thành điểm du lịch kết nối văn hóa lịch sử và thế giới tâm linh về cội nguồn, là niềm tự hào của quê hương xứ Quảng.

Nghiêm Thị Hằng

Nguồn Văn nghệ số 46/2022


Chàm. Truyện ngắn dự thi của Tống Ngọc Hân

Chàm. Truyện ngắn dự thi của Tống Ngọc Hân

Baovannghe.vn - Gần đây, người ta lấy thuốc hậu sản cho phụ nữ rất nhiều. Ngoạn thấy bố gọi chứng trầm cảm sau sinh là hậu sản. Bố nói, tất cả những căn bệnh của phụ nữ sau sinh đều nguy hiểm đối với không chỉ người mẹ, đứa con mà còn đối với cả cuộc hôn nhân.
Đá chín - Truyện ngắn dự thi của Phan Đình Minh

Đá chín - Truyện ngắn dự thi của Phan Đình Minh

Baovannghe.vn - Định mệnh không phải thứ Thượng đế trao sẵn mà tiềm ẩn từ khối óc và bàn tay chăm chỉ. Điều công chính, rành rọt là Rũng Xầu muốn tận hưởng đủ đầy thành quả giấc mơ Đá chín một cách hiện hữu thì gã phải trung thực trên mọi chặng đường đời có vay có trả.
Bộ GD&ĐT công bố Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025

Bộ GD&ĐT công bố Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025

Baovannghe.vn- Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non.
Bản tin Văn nghệ ngày 24/11/2024

Bản tin Văn nghệ ngày 24/11/2024

Baovannghe.vn - Di sản Tư liệu của UNESCO “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế”
Dốc mây. Truyện ngắn của Lê Hà Ngân

Dốc mây. Truyện ngắn của Lê Hà Ngân

Baovannghe.vn - Nghe con trai khuyên nhủ bà thấy yên tâm ngồi dậy ăn cơm cùng thằng con. Thằng bé buồn buồn gắp thức ăn cho mẹ, nhưng lại quay đi gạt nước mắt