Văn hóa nghệ thuật

Nhiều hoạt động, kỷ niệm 25 năm Mỹ Sơn được vinh danh Di sản văn hóa thế giới

Bùi Quyên
Kiến trúc
09:54 | 16/11/2024
Baovannghe.vn - Chương trình kỷ niệm 25 năm Khu di tích Mỹ Sơn được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới sẽ diễn ra vào ngày 3.12 tại Khu đền tháp Mỹ Sơn.
aa

Chuỗi hoạt động sẽ diễn ra trong khuôn khổ sự kiện bao gồm: Hội thảo chủ để “Khu đền tháp Mỹ Sơn và các di sản văn hóa thế giới ở miền Trung: Trữ lượng và viễn cảnh” diễn ra vào ngày 29.11, do Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ chủ trì.

Ngày 22.11 sẽ tổ chức giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm những người làm công tác bảo tồn tại 2 di sản Khu đền tháp Mỹ Sơn và Đô thị cổ Hội An.

Xuất bản và ra mắt tập thông tin Di sản Văn hóa Mỹ Sơn chủ đề “Di sản Văn hóa Mỹ Sơn 25 năm nhìn lại”, giới thiệu về quá trình Mỹ Sơn được công nhận DSVHTG, quá trình ra đời Ban quản lý, giá trị lịch sử nghệ thuật, văn hóa Mỹ Sơn, công tác bảo tồn và phát huy,…

Trước đó, UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản gửi Bộ VHTTDL về việc đề nghị thẩm định nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích quốc gia đặc biệt Khu đền tháp Mỹ Sơn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nhiều hoạt động, kỷ niệm 25 năm Mỹ Sơn được vinh danh Di sản văn hóa thế giới
Chương trình kỷ niệm 25 năm Khu đền tháp Mỹ Sơn được UNESCO công nhận DSVHTG sẽ diễn ra vào ngày 3.12

Cụ thể, tại văn bản gửi Bộ, tỉnh Quảng Nam cho biết, việc tu bổ đền tháp sẽ định hướng bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích tại khu vực bảo vệ nguyên vẹn, ng­hiêm ngặt và lâu dài tất cả các dấu vết còn sót lại; các khu vực cần tôn tạo, chỉnh trang các công trình dịch vụ, công cộng, cảnh quan không gian và hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ công tác phát huy giá trị khu di tích, trên cơ sở phù hợp với đặc trưng và các giá trị di tích, cảnh quan môi trường thiên nhiên khu vực. Phát huy bền vững giá trị di tích đã được UNESCO công nhận gắn với các đặc điểm địa hình cảnh quan và giá trị của di tích, với tư cách là tài nguyên du lịch. Đồng thời, bổ sung các công trình dịch vụ du lịch mới, chuyển đổi mô hình trồng cây trồng đáp ứng những yếu tố và nhu cầu mới phát sinh trong giai đoạn lập quy hoạch.

Nâng cao trách nhiệm và sự tham gia của cộng đồng; Xây dựng cơ chế khuyến khích đầu tư phát triển bền vững; cần đề xuất một số cơ chế khuyến khích hình thức đầu tư xã hội hóa, cơ chế ưu đãi đối với các dự án đầu tư ưu tiên, nhằm hoàn thiện từng bước trong việc bảo vệ các đặc trưng và giá trị di tích theo từng giai đoạn. Một số nội dung chính của nhiệm vụ lập quy hoạch di tích như: Xác định yêu cầu nghiên cứu, khảo sát, đánh giá hiện trạng di tích, theo đó nghiên cứu, khảo cổ, khảo sát di tích. Khảo sát, đánh giá hệ thống các di tích khảo cổ, lịch sử, văn hóa trong phạm vi lập quy hoạch. Thực trạng bảo tồn và quản lý di tích như cơ chế và chính sách quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích; nguồn nhân lực bảo vệ và quản lý di tích; sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Khảo cổ khu vực di tích chưa phát lộ hoặc mất dấu vết cần phát lộ và khảo cổ học. Khảo sát, điều tra, sưu tầm tài liệu, tổng hợp các dữ liệu, số liệu về di tích,…

Song song với đề nghị được tiến hành thẩm định bảo quản khu di tích, hoạt động kỷ niệm 25 năm Khu đền tháp Mỹ Sơn được UNESCO công nhận DSVHTG cũng sẽ là một kênh quan trọng, hướng đến mục đích đánh giá công tác bảo tồn và phát huy giá trị Khu Đền tháp Mỹ Sơn từ khi được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới (DSVHTG). Qua đó, rút ra những bài học kinh nghiệm và định hướng lâu dài nhằm bảo vệ bền vững DSVH Mỹ Sơn góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội của huyện. Tăng cường công tác quảng bá, thúc đẩy sự liên kết, hợp tác trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Mỹ Sơn; thông qua các hoạt động kỷ niệm góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng vì sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa trong thời kỳ hội nhập.

Đồng thời cũng là dịp tri ân, tôn vinh các tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo tồn và phát triển DSVH Mỹ Sơn bền vững.

Tags:

Mời quý vị đón đọc báo Văn nghệ số 50/2024

Mời quý vị đón đọc báo Văn nghệ số 50/2024

Baovannghe.vn - Báo Văn nghệ số 50/2024 ra ngày 14/12/2024 có các nội dung sau đây:
Thơ Lê Vĩnh Thái và những cuộc đi hoang

Thơ Lê Vĩnh Thái và những cuộc đi hoang

Baovannghe.vn - Lê Vĩnh Thái luôn mang tâm thế là một thầy giáo nghèo vùng ngoại ô của Huế. Sự vất vả, lam lũ, khung cảnh nông thôn chính vì thế luôn là không gian nghệ thuật nổi bật trong thơ anh.
Ngôn ngữ mỹ thuật trong tranh Trương Đình Hào

Ngôn ngữ mỹ thuật trong tranh Trương Đình Hào

Baovannghe.vn - Trong tranh của Trương Đình Hào, ta thường bắt gặp nón quai thao, một cặp nam nữ đang hát quan họ, các con vật và vật dụng thường ngày… Thoạt nhìn, rất dễ để xem tranh Hào dưới góc nhìn văn hoá, di sản: các tác phẩm ghi lại các hoạt động bình dị hằng ngày của đời sống nông thôn ở miền Bắc Việt Nam giai đoạn trước Đổi mới.
Trông đám đông hỏi lấy một người: Phỏng vấn một cái cây ở sân 51 Trần Hưng Đạo

Trông đám đông hỏi lấy một người: Phỏng vấn một cái cây ở sân 51 Trần Hưng Đạo

Trong đáBaovannghe.vn - 51 Trần Hưng Đạo - Hà Nội là trụ sở của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Tòa nhà bình dị này mang một ý nghĩa rất lớn.
Ở trong tôi - Thơ Kim Chuông

Ở trong tôi - Thơ Kim Chuông

Baovannghe.vn- Tôi gặp mùa thu trên mặt sông đầy/ nhịp cầu giống chiếc đòn gánh lớn