Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) dự kiến sẽ được Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Đây là dự thảo luật quan trọng không chỉ đối với ngành Di sản, mà còn là của toàn xã hội trước thực trạng, di sản được làm mới tràn lan.
Đặc biệt, những quy định về tu bổ, tôn tạo di sản, các di tích, hiện nay trong quy định của luật đang được quy định ở các Điều 34, 35, 36... Đồng thời, tại điều 18 quy định về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ bị mai một, thất truyền vẫn còn chưa rõ về khái niệm thậm chí chung chung, định tính. Đơn cử như khả năng tồn tại, thực hành và trao truyền trong cộng đồng chủ thể đang bị ngăn cản hoặc đe dọa, khó có khả năng phục hồi và có thể bị biến mất; thứ hai là suy giảm số lượng nghệ nhân, người thực hành và thế hệ kế cận; thứ ba là suy giảm biến đổi điều kiện và hình thức thực hành; thứ tư là thu hẹp hoặc biến mất không gian văn hóa liên quan môi trường thực hành di sản văn hóa phi vật thể... Do đó, cần nghiên cứu quy định các tiêu chí cụ thể và được quy định ở trong luật.
Chùa Cầu, Thành phố Hội An |
Hiện, việc trùng tu, tôn tạo di tích vẫn còn thiếu chuyên nghiệp. Đội ngũ người làm công tác trùng tu thiếu và đôi khi hiểu biết về di sản còn hạn chế, dẫn đến nhiều di sản, di tích hàng trăm hàng nghìn năm tuổi, sau quá trình trùng tu, tôn tại trở thành 1 tuổi. Do đó, việc sửa luật phải làm sao hướng đến việc phải bảo đảm làm sao di tích vừa giữ nguyên được giá trị kiến trúc, giá trị thẩm mỹ, tăng độ bền, khả năng chống đỡ lại được với tác động của môi trường
Trên thực tế, dù đã có hành lang pháp lý tương đối đầy đủ nhưng luật là trên giấy, còn thực tiễn trong thời gian qua việc trùng tu, tu bổ, tôn tạo di tích cũng như làm mới lại các di tích cũng vẫn là vấn đề nóng gây xôn xao trong dư luận.
Gần đây nhất là câu chuyện của Chùa Cầu, Hội An. Trong khi chính quyền, nhà khoa học khẳng định quá trình trùng tu, tôn tại di tích đảm bảo nguyên mẫu, và tổ chức khen thưởng cho đơn vị thực hện dự án...tuy nhiên MXH và đây đó trên các trang báo mạng, tin không chính thức vẫn còn không ít phê phán, thậm chí chỉ trích hết sức cực đoan về màu sơn, kết cấu, vật liệu sử dụng trùng tu... Họ cho rằng thành phố Hội An, các đơn vị chịu trách nhiệm trong quá trình trùng tu đã xóa sổ Chùa Cầu, xóa đi một giá trị vô giá, chất chứa trong đó niềm tin, hi vọng của người dân nơi đây. |
Đặc biệt, trong khoảng thời gian từ 10 năm trở lại đây, có những chùa đang rất cổ kính, đang rất đẹp nhưng khi sau khi tu bổ, tôn tạo, mất một khoản tiền nhưng lại trở thành như một ngôi chùa mới rất hiện đại. Nên, nếu chỉ yêu cầu quá trình trùng tu, tôn tạo di tích chỉ đảm bảo giá trị lịch sử thì cũng chưa được đầy đủ, cần phải tuân thủ những nguyên tắc trong giữ gìn những bản sắc, kiến trúc... Bởi vì, có những di tích không thể nào tìm kiếm lại được hình dáng kiến trúc đấy nữa.
Theo số liệu của ngành Văn hóa, cả nước hiện có khoảng 40.000 di tích đang được rà soát để có phương án bảo tồn, phát triển. Gần 3.600 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia và quốc gia đặc biệt, 8 di sản thế giới và nhiều di sản cấp tỉnh, thành. Theo Bộ trưởng Văn hóa Thể thao & Du lịch Nguyễn Văn Hùng, nhiệm kỳ Quốc hội trước, đã bố trí nguồn kinh phí khoảng 245 tỉ đồng phục vụ bảo tồn, trùng tu di tích cả nước.
Thực tế, số tiền này được phân bổ cho khoảng 400 di tích (mỗi di tích bình quân 600 triệu), là không nhiều nếu như không muốn nói là quá ít và không đủ để bảo dưỡng các di sản hiện có. Hiện, các địa phương đề xuất Ngành tham mưu Chính phủ tăng nguồn kinh phí, nhưng nguồn lực trung ương hiện chưa thể cân đối để tăng chi cho lĩnh vực di sản. Đã đến lúc, di sản cần tự vận động, có những hướng đi mới để tạo ra nguồn thu, từ đó tái đầu tu vào quá trình tu bổ, tôn tạo, tiếp tục trở thành một phần của đời sống văn hóa.
Quỳnh Hoa | Báo Văn Nghệ
----------
Bài viết cùng chuyên mục: