Văn hóa nghệ thuật

Ra mắt sách "Văn Cao mùa chữ, mùa người"

Sách
08:44 | 16/11/2023
"Văn Cao mùa chữ, mùa người" là cuốn phê bình đầu tiên về sự nghiệp thơ của cố nhạc sĩ Văn Cao. Cuốn sách gồm 21 bài tiểu luận, nghiên cứu do 21 tác giả thực hiện, tập trung vào hành trình thơ của Văn Cao, phát hành dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhạc sĩ.
aa

"Văn Cao mùa chữ, mùa người" là cuốn phê bình đầu tiên về sự nghiệp thơ của cố nhạc sĩ Văn Cao. Sách do Ban Văn học nghệ thuật - VOV6 (Đài Tiếng nói Việt Nam) tổ chức biên soạn, Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành.

Cuốn sách gồm 21 bài tiểu luận, nghiên cứu do 21 tác giả thực hiện, tập trung vào hành trình thơ của Văn Cao, phát hành dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhạc sĩ.

Chào mừng sự kiện ra mắt, một hội thảo về cuốn sách đã được thực hiện. Tại hội thảo, nhà báo Trần Nhật Minh - trưởng ban VOV6 - cho biết, ông muốn lựa chọn góc độ thơ ca, lĩnh vực ít được biết đến hơn của Văn Cao cho cuốn sách. Từ đó giúp công chúng có cái nhìn trọn vẹn về thơ ông và quá trình Văn Cao viết những tác phẩm này suốt chiều dài lịch sử đất nước.

Sinh thời, cố nhạc sĩ Văn Cao viết khoảng 60 bài, nói về cuộc đời, con người xung quanh ông, cũng như ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước. Dù sáng tác không nhiều, ông đóng góp quan trọng vào tiến trình phát triển của thơ ca Việt Nam. Giai đoạn đất nước chịu nhiều biến động như nạn đói, cuộc kháng chiến chống Pháp ở thủ đô, ngòi bút của Văn Cao có sự chuyển đổi. Ông ghi lại nỗi đau của người dân trong cảnh đói nghèo với Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc, hay khắc họa hình ảnh Hà Nội oằn mình chống chọi quân thù trong Ngoại ô mùa đông 46.

Văn Cao góp phần định hình thể loại trường ca, tiếp nối những phác thảo bước đầu của Xuân Diệu trong Ngọn Quốc kỳNgày hội non sông (1945). Năm 1956, ông viết Những người trên cửa biển, được xem là một trong số trường ca đầu tiên của văn học Việt Nam hiện đại. Nghiên cứu của ông Ngô Văn Giá cho biết đây là tác phẩm gần như cuối cùng của Văn Cao mang tinh thần sử thi.

Cuối năm 1956, sự việc Nhân văn - Giai phẩm khiến ông sống khép mình, gần như đứng ngoài mọi sinh hoạt văn nghệ, theo tham luận Văn Cao, một đường thơ của nhà phê bình Phùng Gia Thế. "Thơ ông thời kỳ này như hạt mầm nảy ra từ cay đắng, và theo lẽ thường, sẽ là những hạt mầm quý giá và thành thực nhất", Phùng Gia Thế nhận định.

Thơ Văn Cao chủ yếu là thể tự do, hiện đại trong cấu tứ, hình ảnh, từ ngữ. Sau năm 1975, ông hướng đến sự cô đọng và tối giản trong ngôn ngữ, gợi nhiều suy tưởng triết học.

Ngoài những bài tiểu luận, nghiên cứu, cuốn sách còn có phụ bản thơ về Văn Cao của các tác giả Thanh Thảo, Nguyễn Thụy Kha, Hồng Thanh Quang, Đỗ Bạch Mai, Trần Mai Hưởng. Phía cuối tác phẩm giới thiệu một số bìa và minh họa sách, tiểu thuyết mà ông từng thực hiện.

Thảo Vy ( tổng hợp)


Quà tặng của chiến tranh - Truyện ngắn của Hoài Hương

Quà tặng của chiến tranh - Truyện ngắn của Hoài Hương

Baovannghe.vn - Chiến dịch thần tốc như một cơn lốc không ngày không đêm, đơn vị vừa đánh vừa hành quân gần như xuyên dọc theo Quốc lộ 13 hướng về Sài Gòn mỗi ngày một gần thêm.
Lĩnh vực báo chí cần có những ưu đãi về thuế

Lĩnh vực báo chí cần có những ưu đãi về thuế

Baovannghe.vn - Quốc hội tiếp tục chương trình làm việc ngày 22/11 với phiên thảo luận tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Trôi giữa hương sen nghịch mùa - Truyện ngắn của Đinh Thành Trung

Trôi giữa hương sen nghịch mùa - Truyện ngắn của Đinh Thành Trung

Baovannghe.vn - Mây đen tan. Nắng nhẹ. Hương sen còn sót hòa cùng hương bùn đánh dạt mùi khói xe, đưa nụ cười của hai người đàn ông lấp đầy mi mắt đang nhìn về phía mặt trời.
Nhà thơ Anh Ngọc bình thơ "Thề non nước"

Nhà thơ Anh Ngọc bình thơ "Thề non nước"

Baovannghe.vn - Bài thơ Thề non nước không chỉ là lời tự tình đằm thắm của một tâm hồn thủy chung, tin cậy mà còn cất giấu trong mình một bức tranh thiên nhiên tráng lệ và quyến rũ mê hồn vì một vẻ đẹp như sinh ra bởi con người và cũng chỉ dành để cho con người.
Nhà văn Nguyễn Chí Trung

Nhà văn Nguyễn Chí Trung

Baovannghe.vn - Nhà văn Nguyễn Chí Trung trưởng thành từ thiếu sinh quân. Đi lính từ bé và làm cán bộ đại đội từ trẻ - ngày nền nông nghiệp của ta xứng danh với cái tên “nghèo nàn và lạc hậu” thì ông hòa nhập vào lớp thanh niên “vượt lên hàng đầu, vượt là vượt như tên bay”...