"Trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng có tầm quan trọng quốc tế” là cụm từ được tổ chức Y tế thế giới phát đi trên phạm vi toàn cầu trước những biến thể mới của bệnh Đậu mùa khỉ.
Đậu mùa khỉ trở thành sát thủ giết chết một số người dễ bị tổn thương nhất trên thế giới |
Ghi nhận từ các nhà khoa học, đậu mùa khỉ là một vấn đề sức khỏe rất đáng lo ngại, thậm chí vô cùng nguy hiểm có thể ngang hàng với Covid-19, bởi nó có thể trở thành sát thủ giết chết một số người dễ bị tổn thương nhất trên thế giới.
Đậu mùa khỉ có nhiều dấu hiệu và triệu chứng khác nhau. Ở một số người, chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ, nhưng với một số người khác bệnh có triệu chứng nặng hơn và cần được chăm sóc tại cơ sở y tế. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh nặng hoặc biến chứng bao gồm phụ nữ mang thai, trẻ em và người bị suy giảm miễn dịch. Triệu chứng điển hình về đậu mùa khỉ bao gồm sốt, đau đầu giật, đau cơ, đau lưng, suy nhược cơ thể, tăng bạch huyết. |
Hiện Đậu mùa khi đang là căn bệnh có sự lây lan theo những cách mới hoặc bất thường cần các quốc gia trên thế giới tăng cường thúc đẩy sự hợp tác và tài trợ quốc tế để giải quyết và ứng phó với các đợt bùng phát.
Hai năm trước, WHO đã tuyên bố đậu mùa khỉ là trường hợp khẩn cấp khi một dạng bệnh bắt đầu lây lan trên toàn cầu, chủ yếu ở những người đàn ông quan hệ tình dục đồng giới. Đợt bùng phát đó đã được kiểm soát sau khi hành vi được thay đổi và thực hành tình dục an toàn, cùng với vaccine, giúp những người có nguy cơ tự bảo vệ mình ở nhiều quốc gia.
Nhưng đậu mùa khỉ đã là vấn đề sức khỏe cộng đồng ở một số vùng của Châu Phi trong nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên, người ta chú ý nhiều hơn và thực sự lo ngại trước sự lây lan từ trường hợp đầu tiên ở người tại Congo vào năm 1970 và đã bùng phát kể từ đó. Đợt bùng phát hiện tại ở Congo đã chứng kiến 27.000 ca mắc và hơn 1.100 ca tử vong kể từ tháng 1/2023, chủ yếu là ở trẻ em.
Trước đó, Tổng Giám đốc WHO đã quyết định triệu tập cuộc họp khẩn để ứng phó với sự lây lan của dịch bệnh này và khẳng định nguy cơ căn bệnh lây lan toàn cầu là gần như không tránh khỏi.
Thống kê từ 15 quốc gia thành viên Liên minh châu Phi cho thấy, số ca mắc và tử vong do đậu mùa khỉ trong 7 tháng đầu năm nay đã tăng lần lượt 160% và 19% so với cùng kỳ năm 2023. |
Với những cảnh báo khẩn của WHO, các nhà khoa học hy vọng rằng, các tuyên bố tình trạng khẩn cấp sẽ đẩy nhanh nỗ lực đưa thêm các công cụ y tế và tài trợ đến Congo để giúp chính quyền nơi đây giải quyết dịch bệnh. Cần có sự giám sát tốt hơn để nghiên cứu virus và giúp ngăn chặn sự lây lan.
Tuy nhiên, theo Giám đốc tình trạng khẩn cấp của WHO, tiến sĩ Michael Ryan, thì “chưa có một USD tài trợ nào được đầu tư”.
Vì vậy, tính đến thời điểm hiện tại, dù Đậu mùa khỉ là một căn bệnh do virus hiếm gặp, và vô cùng nguy hiểm khi lây truyền qua dịch cơ thể, các giọt hô hấp và các vật liệu bị ô nhiễm khác. Nhưng những giải pháp để ngăn chặn dường như vẫn còn là bài toán bỏ ngỏ. Sự thờ ơ của một số quốc gia, các công ty, tổ chức nghiên cứu, hãng dược phẩm ...đang đẩy các nước kém phát triển và những người dân yếu thế đối mặt với nguy hiểm. Điều này cho thấy sự bất bình đẳng trong chăm sóc y tế vẫn còn nhiều điều phải bàn.
Vũ Anh | Báo Văn Nghệ
--------
Bài viết cùng chuyên mục: