MPOX - Đậu mùa khỉ đang gia tăng nhanh tại Châu Phi và một số quốc gia trên thế giới với những biến chủng nguy hiểm, dễ lây hơn ở cả người lớn và trẻ em với tỷ lệ tử vong cao. Trước diễn biến phức tạp của MPOX Bộ Y tế Việt Nam nhận định, dịch hoàn toàn có thể xâm nhập vào Việt Nam với sự nguy hiểm cao hơn trong thời gian tới.
Ghi nhận tại Việt Nam, MPOX - Đậu mùa khỉ đã xâm nhập vào lãnh thổ nước ta từ tháng 9/2022. Trường hợp mắc MPOX đầu tiên thuộc nhánh Clade I. Từ đó đến nay, cả nước ghi nhận 202 ca bệnh với 8 trường hợp tử vong tại 18 tỉnh, thành phố. Riêng từ đầu năm 2024 đến nay, ghi nhận 67 trường hợp mắc bệnh, 2 tử vong. Tại khu vực phía Nam, trong 2 năm 2023-2024 ghi nhận 200 trường hợp (8 tử vong), trong đó nhiều nhất là: TP Hồ Chí Minh (156 ca), Long An (8 ca)... |
Đặc biệt, trước cảnh báo mới đây của WHO về tốc độ lây lan và mức độ nguyên hiểm MPOX càng khiến người dân lo lắng hơn và nghĩ đến một loại vi-rút khác có khả năng gây chết người với tỷ lệ tử vong thậm chí còn cao hơn Covid-19.
Đậu mùa khỉ ghi nhận ở trẻ em dưới 5 tuổi. Ảnh Internet |
Để người dân có thể yên tâm và tự nâng cao ý thức trách nhiệm trong phòng chống bệnh dịch, ngành y tế Việt Nam đã có kế hoạch ứng phó với dịch bệnh, bao gồm: Tăng cường giám sát với việc tiếp tục theo dõi chặt chẽ, phân tích tình hình dịch bệnh, kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp nghi ngờ; nâng cao năng lực xét nghiệm bảo đảm nhanh chóng và chính xác để xác định các ca bệnh sớm; chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện y tế, thuốc men và dụng cụ y tế cần thiết để điều trị cho bệnh nhân và cập nhật thông tin và hướng dẫn cho cộng đồng các biện pháp phòng ngừa, nâng cao ý thức phòng bệnh trong cộng đồng; tăng cường đào tạo và nâng cao năng lực cho nhân viên y tế về MPOX.
Hiện nay, Clade I- chủng gây ra các tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn trong lịch sử đang bùng phát ở châu Phi gây ra hơn 17.400 ca nhiễm và 500 ca tử vong, thực tế có thể cao hơn nhiều do khả năng phát hiện và báo cáo có thể chưa đầy đủ. Số liệu chính thức của WHO cho thấy có gần 8.000 trường hợp trong năm nay chủ yếu ở Cộng hòa Dân chủ Congo, trong đó có 384 trường hợp tử vong (chiếm 4,9% số ca mắc), gần một nửa trong số này là trẻ em dưới 15 tuổi, trong đó có những trường hợp mắc ở trẻ em dưới 5 tuổi. |
Hiện thách thức lớn nhất liên quan đến phòng chống bệnh đậu mùa khỉ tại Việt Nam hiện nay chính là hệ thống y tế đang gặp nhiều cản trở và thách thức liên quan đến bảo đảm hậu cần, trang thiết bị và thuốc bao gồm cả xét nghiệm. Chưa kể thế giới cũng như Việt Nam chưa thực sự tiếp cận được Vắc-xin đặc trị MPOX, nên việc cập nhật thông tin chính thức về dịch bệnh từ các cơ quan y tế; thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có các dấu hiệu nghi ngờ cũng như tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch được Bộ Y tế khuyến cáo cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc và hiệu quả nhất có thể.
Cũng theo thông tin của Bộ Y tế, Việt Nam đã ghi nhận các ca bệnh đậu mùa khỉ trong thời gian gần đây với xu hướng tăng dần. Tuy nhiên, tổng số ca bệnh vẫn còn ở mức thấp và chủ yếu là nhập cảnh từ nước ngoài, được cách ly, điều trị kịp thời. Chưa có các ổ dịch thứ phát tại cộng đồng nào được phát hiện mà chỉ dừng ở một số trường hợp tản phát.
Do vậy, Bộ Y tế khuyến cáo, cộng đồng và cá nhân tiếp tục tuân thủ các hướng dẫn của ngành y tế trong giám sát phòng chống, phòng ngừa lây nhiễm và điều trị bệnh đậu mùa khỉ đã được Bộ Y tế Việt Nam ban hành trước đây nhằm chủ động trong công tác chuẩn bị và sẵn sàng ứng phó không để tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, ngành Y tế Việt Nam đang phải căng mình trước nhiều dịnh bệnh đang vào mùa cao điểm như : Sốt xuất huyết, đậu mùa, tay chân miệng...
Việt Hùng | Báo Văn Nghệ
----------
Bài viết cùng chuyên mục: