Sự kiện & Bình luận

Thanh Hóa với việc triển khai Chương trình truyền thông Dân số

Lê Nga & Ngọc Nam
Đời sống
10:58 | 24/07/2024
Truyền thông luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác Dân số và Phát triển trong tình hình mới.
aa

Thực tế cho thấy, từ khi Chương trình Dân số Việt Nam được khởi xướng và triển khai thực hiện (26/12/1961), công tác truyền thông luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm cùng sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, đã tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong việc triển khai, thực hiện các mục tiêu về Dân số.

Công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục luôn được coi là mũi nhọn và là điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công công tác Dân số và Phát triển. Những thành công này đã góp phần quan trọng góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước. Nghị quyết số 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII nhấn mạnh: “Đổi mới nội dung tuyên truyền, vận động về công tác dân số. Nội dung truyền thông, giáo dục phải chuyển mạnh sang chính sách dân số và phát triển”.

Dược sỹ CKII Bùi Hồng Thủy, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ cung cấp thông tin về công tác dân số và phát triển cho đội ngũ cán bộ dân số xã thuộc huyện miền núi Như Thanh tỉnh Thanh Hóa
Dược sỹ CKII Bùi Hồng Thủy, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ cung cấp thông tin về công tác dân số và phát triển cho đội ngũ cán bộ dân số xã thuộc huyện miền núi Như Thanh tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hóa là một trong những tỉnh đông dân, trong những năm qua, công tác dân số và phát triển luôn được các cấp, các ngành quan tâm. Luôn xác định công tác truyền thông có vai trò quan trọng chuyển đổi hành vi, nâng cao nhận thức của người dân trong việc thực hiện các chính sách, pháp lệnh dân số nhằm thực hiện tốt chính sách dân số. Thực hiện Quyết định số 537/QĐ-TTg, ngày 17/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình truyền thông Dân số đến năm 2030; Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) đã tham mưu cho Sở Y tế, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 155/KH-UBND, ngày 17/7/2020 về việc thực hiện Chương trình truyền thông Dân số đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Mục tiêu của Chương trình truyền thông là nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận, chuyển đổi hành vi và ủng hộ tích cực của toàn xã hội trong việc giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bổ, chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với phát triển kinh tế - xã hội góp phần phát triển bền vững. Chương trình được triển khai từ năm 2021 đến năm 2030 tại 27 huyện, thị, thành phố, với đối tượng tác động là cấp ủy Đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành, đoàn thể; Trưởng các thôn, bản; Các chức sắc tôn giáo; trí thức, những người có uy tín trong cộng đồng; Người cao tuổi; Nam, nữ, các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ; Trẻ em vị thành niên, thanh niên; Nhóm dân số đặc thù (dân di cư, biên giới, hải đảo, đồng bào theo đạo, đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi, người lao động tại các khu chế xuất khu công nghiệp tập trung…).; Cán bộ cung cấp dịch vụ (sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, chất lượng dân số, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi); Phóng viên các cơ quan báo chí, cán bộ truyền thông và cán bộ làm công tác văn hóa, thông tin cơ sở.

Để đạt hiệu quả của Chương trình truyền thông, những năm qua; Chi cục DS-KHHGĐ Thanh Hóa đã thực hiện việc đổi mới công tác truyền thông, vận động đa dạng và phù hợp với từng địa phương bám sát theo 06 mục tiêu của Nghị quyết 21-NQ/TW.

Tập trung tuyên truyền phù hợp từng địa phương và các nhóm đối tượng. Đối với địa phương có mức sinh cao, tiếp tục thực hiện truyền thông vận động không kết hôn và sinh con quá sớm, không sinh quá dày và sinh ít con. Đối với địa phương đã đạt mức sinh thay thế, tuyên truyền, vận động về lợi ích của việc sinh đủ hai con. Truyền thông về thực trạng, nguyên nhân, hệ lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh và các giải pháp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh trên phạm vi tỉnh và ở mỗi địa phương. Tuyên truyền vận động về cơ hội, thách thức và thích ứng với già hóa dân số, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người cao tuổi. Tuyên truyền về lợi ích và tầm quan trọng của việc tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn cho nam/nữ thanh niên; thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh, vận động người dân tự nguyện tham gia. Tập trung truyền thông vận động về cơ hội và thách thức của cơ cấu dân số vàng. Tiếp tục giảm sinh phấn đấu duy trì và đạt mức sinh thay thế nhằm phát huy tối đa lợi thế cơ cấu dân số vàng. Tuyên truyền và cung cấp thông tin, số liệu, nội dung lồng ghép các biến số về dân số trong phát triển tới các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội để nâng cao nhận thức, hiểu biết về lợi ích và hiệu quả của lồng ghép các yếu tố dân số vào chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.

Đẩy mạnh các đợt truyền thông cao điểm nhân các sự kiện ngành Dân số như Ngày Dân số thế giới (11/7), Ngày Quốc tế Người cao tuổi (01/10), Ngày Quốc tế trẻ em gái (11/10), Ngày Dân số Việt Nam (26/12), Tháng hành động Quốc gia về Dân số (tháng 12)... Các hoạt động truyền thông được đa dạng dưới nhiều hình thức như: Tổ chức hội nghị, tọa đàm, treo băng zôn tuyên truyền dọc các tuyến đường đông người qua lại, tuyên truyền trên báo, sản xuất phóng sự.

Những hoạt động trên của Chương trình truyền thông dân số đã dần nâng cao nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền và người dân về công tác dân số, góp phần vào kết quả chung của công tác dân số. Theo báo cáo của Chi cục DS-KHHGĐ, năm 2023 dân số trung bình của tỉnh là 3.783.500 người; mức giảm sinh 0,1‰/năm; tỷ suất tăng dân số tự nhiên 9,7 ‰; tỷ số giới tính khi sinh là 113,5 bé trai/100 bé gái; tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại 68%; tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh 67%; tỷ lệ trẻ mới sinh được sàng lọc sơ sinh 22,3%.

Năm 2024, Chi cục tiếp tục triển khai các hoạt động của Chương trình truyền thông. Kết quả trong 6 tháng đầu năm 2024, tại cấp tỉnh, Chi cục DS-KHHGĐ đã ký hợp đồng với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Hội liên hiệp Phụ nữ, Tỉnh đoàn tổ chức 03 cuộc Hội nghị cung cấp thông tin về Dân số và phát triển, các văn bản chính sách liên quan đến dân số cho 240 người là lãnh đạo chính quyền, đoàn thể, cán bộ ban, ngành, đoàn thể, Ban chỉ đạo công tác Dân số, người thực hiện nhiệm vụ làm công tác dân số. Sản xuất 01 phóng sự, viết 06 bài tuyên truyền về công tác dân số trong tình hình mới trên báo trung ương và địa phương. Tổ chức 01 lớp tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực Truyền thông dân số cho đội ngũ cộng tác viên Dân số yếu và mới thay năm 2024: Cung cấp thông tin mới về công tác dân số và phát triển trong tình hình mới, các văn bản chính sách hiện hành liên quan đến công tác dân số; kỹ năng truyền thông về dân số và phát triển; Sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên; chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình trước hôn nhân... cho 89 đối tượng là cộng tác viên DS-KHHGĐ của 27 huyện, thị, thành phố.

Tại các đơn vị tuyến huyện, xã đã triển khai kế hoạch công tác dân số năm 2024 theo đúng kế hoạch. Đã viết 337 bài phát thanh tuyên truyền về dân số và phát triển; tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Mỗi cặp vợ chồng nên có 02 con”; vận động sinh ít con ở vùng, đối tượng có mức sinh cao; vận động sinh đủ 2 con ở những nơi mức sinh thấp; duy trì kết quả ở những nơi đã đạt mức sinh; thực hành về bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh; chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên, tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi… trên loa truyền thanh của các xã, với 1.109 buổi phát thanh tại địa bàn 558 xã của 27 huyện thị xã, thành phố.

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Bá Thắng, Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Thanh Hóa cho biết “Xác định truyền thông đóng một vai trò quan trọng trong công tác Dân số và Phát triển, thời gian tới, Chi cục sẽ tiếp tục phối hợp với Trung tâm Y tế các huyện, thị, thành phố triển khai các hoạt động; tập trung vào 4 vấn đề trọng tâm công tác dân số và phát triển là quy mô, cơ cấu, chất lượng và phân bổ dân cư. Tăng cường hơn nữa sự quan tâm, lãnh chỉ đạo của các cấp ủy, Đảng chính quyền, sự phối hợp các ban, ngành, đoàn thể. Đa dạng các hình thức truyền thông để phù hợp nhóm đối tượng và địa phương”./.

“Dân số vàng” và cơ hội “cất cánh” Thanh Hóa triển khai chương trình truyền thông dân số đến năm 2030 Tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ dân số - KHHGĐ cho vị thành niên và thanh niên Sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh góp phần nâng cao chất lượng dân số Huyện Thọ Xuân đẩy mạnh truyền thông, góp phần nâng cao chất lượng dân số
Báo Văn nghệ số 30/2024
Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Baovannghe.vn - Đọc truyện: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Baovannghe.vn - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Trong số các nhà văn nữ Việt Nam đương đại, nhà văn Vũ Thanh Lịch, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình, là cây bút văn xuôi có nội lực sung mãn. Chị là tác giả của nhiều truyện ngắn hay, ghi dấu trong lòng bạn đọc mà “Nhà Thánh” - giải nhất Cuộc thi truyện ngắn Lửa mới 2018-2019 do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức là một minh chứng tiêu biểu.
Mùa thu. Truyện ngắn của Như Bình

Mùa thu. Truyện ngắn của Như Bình

Baovannghe.vn - Bà ngoại chỉ nói: "Đừng thúc ép gì nhiều. Phải tội. Đời người bạc, phận mỏng, biết sao được số trời. Mày làm thế không sợ chuốc khổ cho con bé".
Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ Bão số 4  trên khu vực trung Lào

Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ Bão số 4 trên khu vực trung Lào

Baovannghe.vn - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão - cơn bão số 4 năm 2024.