Văn hóa nghệ thuật

Tiếp nhận tác phẩm hội họa của vua Hàm Nghi

Cao Anh
Mỹ thuật
21:31 | 12/11/2024
Baovannghe.vn - Sáng 12/11, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, đã diễn ra buổi giao lưu Giới thiệu sự nghiệp nghệ thuật của vua Hàm Nghi; Ra mắt sách Hàm Nghi: Hoàng đế lưu vong - Họa sĩ ở Alger của Tiến sĩ Amandine Dabat; và sau đó là Lễ tiếp nhận tác phẩm hội họa Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers) do vua Hàm Nghi sáng tác.
aa

Bức tranh sơn dầu Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers) được Tiến sĩ Lịch sử nghệ thuật Amandine Dabat - hậu duệ đời thứ năm của vua Hàm Nghi trao tặng Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, với mong muốn công chúng Việt Nam và du khách quốc tế có cơ hội chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật của vị hoàng đế bị lưu đày, người nghệ sĩ ở Algiers ngay tại chính quê hương ông.

Tiếp nhận tác phẩm hội họa của vua Hàm Nghi
Bức tranh "Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)" tại Phòng 9 trên hệ thống trưng bày thường xuyên của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam - Ảnh: BTMTVN

Bức tranh được vua Hàm Nghi sáng tác năm 1908, thể hiện quang cảnh đồng quê gần nhà ông ở Algiers. Đây là một trong những tác phẩm mang tính biểu tượng nhất của ông, thể hiện phong cảnh hoàng hôn dưới góc nhìn ngược sáng, với phong cách chấm họa ảnh hưởng từ các họa sĩ Pháp cuối thế kỷ 19. Năm 1926, bức tranh được triển lãm tại phòng trưng bày Mantelet-Colette Weil ở Paris, với tựa đề Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers) và ký tên Tử Xuân.

Việc tiếp nhận và trưng bày bức tranh thể hiện thái độ trân trọng và ghi nhận nghĩa cử của gia đình vua Hàm Nghi hồi hương tác phẩm hội họa của nhà vua yêu nước, đồng thời tôn vinh những tấm lòng hảo tâm hiến tặng tác phẩm nghệ thuật cho Bảo tàng. Tác phẩm không chỉ bổ sung, làm giàu thêm cho bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, mà còn là nguồn tư liệu quý giá cho những nhà nghiên cứu lịch sử mỹ thuật cận - hiện đại Việt Nam cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.

Dưới đây là một số hình ảnh tại sự kiện:

Tiếp nhận tác phẩm hội họa của vua Hàm Nghi
Tiến sĩ Nguyễn Anh Minh - Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phát biểu tại buổi giao lưu Giới thiệu sự nghiệp và ra mắt sách về Vua Hàm Nghi - Ảnh: BTMTVN
Tiếp nhận tác phẩm hội họa của vua Hàm Nghi
Tiến sĩ Amandine Dabat trình bày tại buổi giao lưu - Ảnh: BTMTVN
Tiếp nhận tác phẩm hội họa của vua Hàm Nghi
Quang cảnh buổi giao lưu - Ảnh: BTMTVN
Tiếp nhận tác phẩm hội họa của Vua Hàm Nghi
Tiến sĩ Nguyễn Anh Minh phát biểu khai mạc Lễ tiếp nhận tác phẩm - Ảnh: BTMTVN
Tiếp nhận tác phẩm hội họa của Vua Hàm Nghi
Tiến sĩ Amandine Dabat phát biểu tại sự kiện - Ảnh: BTMTVN
Tiếp nhận tác phẩm hội họa của Vua Hàm Nghi
Tiến sĩ Amandine Dabat trao bức thư hiến tặng tác phẩm "Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)" và Giấy chứng nhận tác phẩm gốc cho Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam - Ảnh: BTMTVN
Tiếp nhận tác phẩm hội họa của vua Hàm Nghi
Ông Hoàng Đạo Cương - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao tặng Kỷ niệm Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho Tiến sĩ Amandine Dabat - Ảnh: BTMTVN
Tiếp nhận tác phẩm hội họa của vua Hàm Nghi
Tiến sĩ Nguyễn Anh Minh trao Giấy chứng nhận tác phẩm của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cho Tiến sĩ Amandine Dabat - Ảnh: BTMTVN
Tiếp nhận tác phẩm hội họa của vua Hàm Nghi
Các đại biểu thực hiện nghi thức ra mắt bức tranh "Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)" tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam - Ảnh: BTMTVN
Tiếp nhận tác phẩm hội họa của vua Hàm Nghi
Tiến sĩ Amandin Dabat thuyết minh về bức tranh - Ảnh: BTMTVN

Vua Hàm Nghi (1871-1944) tên húy là Nguyễn Phúc Minh, tự hiệu Ưng Lịch, lên ngôi năm 1884, là hoàng đế thứ tám của vương triều Nguyễn. Sau khi kinh thành Huế thất thủ năm 1885, vua Hàm Nghi rời khỏi kinh thành và ban Chiếu Cần Vương, kêu gọi hào kiệt, sĩ phu và nhân dân yêu nước đứng lên giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Năm 1888, vua bị thực dân Pháp bắt; đưa đi lưu đày ở Algiers (thủ đô Algeria) năm 1889. Ông sống tại một biệt thư trên khu đồi El Biar, cách Algiers khoảng 12km, vẫn giữ theo phong tục nước nhà cho đến khi qua đời tháng 1 năm 1944.

Trong thời gian bị lưu đày, nhà vua theo học hội họa và điêu khắc, theo đuổi trường phái Ấn tượng và Hậu Ấn tượng. Trước khi tạ thế, ông đã để lại một gia tài đồ sộ về nghệ thuật bao gồm 91 bức tranh và các tác phẩm điêu khắc khác. Nhiều tác phẩm của ông được giới nghệ thuật biết đến qua các cuộc đấu giá và triển lãm tại Pháp.

Cao Anh | Báo Văn nghệ

Xây dựng hành lang pháp lý thúc đẩy Văn học phát triển bền vững

Xây dựng hành lang pháp lý thúc đẩy Văn học phát triển bền vững

Baovannghe.vn - Ngày 4/4, Bộ VHTT&DL đã tổ chức Hội thảo Lấy ý kiến Nghị định quy định về khuyến khích phát triển văn học. Hội thảo do Thứ trưởng Tạ Quang Đông chủ trì.
Đàn bà. Truyện ngắn của Hoàng Ngọc Điệp

Đàn bà. Truyện ngắn của Hoàng Ngọc Điệp

Baovannghe.vn - Cuối thu. Hậu ra Hà Nội, ngược xe đò lên thị trấn Yên để thắp nhang cho Hiến - chồng cũ của chị vừa qua đời vì tai biến mạch máu não.
Đọc truyện: Dì Cẩm - Truyện ngắn của Giai Ý

Đọc truyện: Dì Cẩm - Truyện ngắn của Giai Ý

Baovannghe.vn - Giọng đọc: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Chính phủ: Phân cấp, phân quyền, xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo về Văn hóa, nghệ thuật

Chính phủ: Phân cấp, phân quyền, xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo về Văn hóa, nghệ thuật

Baovannghe.vn - Chiều 4/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về Kế hoạch triển khai và dự thảo báo cáo khả thi Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035.
Thanh Hóa long trọng kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng

Thanh Hóa long trọng kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng

Baovannghe.vn - Tối 3/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng (ngày 3 và ngày 4/4/1965 – ngày 3 và ngày 4/4/2025).