Dự tọa đàm có ông Phạm Quang Nghị nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội; nhà thơ Hữu Thỉnh, nguyên Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; ông Đào Bá Đoàn, Tổng giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam; bà Nguyễn Thị Mai Duyên, Giám đốc Công ty in Thanh Bình; Ông Ngô Quang Thân, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần in sách giáo khoa, cùng nhiều đại biểu, nhà văn, nhà thơ tham dự.
![]() |
Đại biểu tham dự tọa đàm. Ảnh PV |
Tại báo cáo đề dẫn tọa đàm, nhà thơ Lê Tuấn Lộc đã đưa ra những nội dung quan trọng để đại biểu tập trung làm rõ như:
1. Đánh giá tình hình kết nối giữa các Nhà văn Nhà xuất bản và Nhà in hiện nay (Các mối liên kết, các cách làm các sáng tạo...)
2. Ai, tổ chức nào, kênh nào là bà đỡ cho các nhà văn để tác phẩm đến được với bạn đọc nhanh nhất.
3. Thực trạng bản thảo các nhà văn gửi đến các NXB
4. Những khó khăn của các nhà văn nhà thơ và các nhà khoa học khi muốn xuất bản tác phẩm của mình (lúng túng khi tìm tổ chức hỗ trợ, khó khăn quảng bá tác phẩm của mình). Đề nghị của nhà văn với NXB và nhà in hỗ trợ gì...).
5. Các giải pháp kết nối nhà văn, nhà xuất bản và nhà in.
6. Các nguồn tài chính để hỗ trợ việc xuất bản hiện nay.
7. Các phát biểu khác liên quan như những công việc sau xuất bản: Quảng bá, lan tỏa, bản quyền vv....
Tọa đàm đã nhận được 10 tham luận của các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu về chủ đề liên kết giữa nhà văn, nhà xuất bản và nhà in
Tại tham luận "Viết sách, in sách, bán sách và mua sách" nhà thơ Vũ Quần Phương đã nêu lên thực trạng của sách Văn học nói chung, Thơ nói riêng. Theo nhà thơ, việc in Thơ thời bao cấp khó lắm. Khó về phép tắc đã đành. Khó cả về kỹ nghệ in lạc hậu, tồn công, tốn sức, tốn tiền. Bây giờ rất nhẹ nhàng cơ sở in nhiều, tha hồ chọn nơi vừa ý. Công in không đắt. Kỹ nghệ in tiên tiên, cuốn sách ra đời rất vừa ý. Bia thật bìa giả, tờ chính, tờ lót, cách đóng sách, cách vào bìa đều có những cải tiền ý nghĩa. Khách hàng thật sự làm chủ sản phẩm của mình, kể cả những yêu cầu kỳ quái (!)
Bán thơ: Việc này bây giờ chỉ thuộc về tác giả sách và chủ cửa hàng bán sách. họ thực hiện theo hoa hồng thỏa thuận. Với những tác giả đã quen biết, thường tác giả được lĩnh 50% tiền bán sách nhuận bút, tiền giấy, công in và các phụ phí khác. Người bán được 50% cho việc bán sách.
Cách tính này thường là tác giả không có nhuận bút. 50% giá bán chỉ đủ trả nhà in. Còn toàn bộ sách tác giả lấy đề biếu, thì tác giả phải trả tiền.
Thực tế hiện nay sách thơ bán không chạy. Hiệu sách khai thác nhiều về sách phục vụ kinh doanh, sách khoa học bảo vệ sức khỏe, sách tâm lý dạy ứng xử. Sách văn chương hiện nay, mất độc giả lớn nhất mà các tài năng văn chương vãn xuất hiện đều đặn. Chúng ta nên tìm nguyên nhân hiện tượng này. Mua thơ: Hiện nay ít người mua thơ Nhưng nếu muốn mua thì lại, không biết mua ở đâu. Nghe những lời khuyên nào để có cuốn sách hay. Trước đây người ta chọn sách qua các thao tác: - Chọn nhà xuất bản. Sách văn chương thường tìm từ nhà xuất bản Văn học, rồi nhà xuất bản Hội nhà văn. Hiện nay các nhà xuất bản không còn có nhiệm vụ đặc hiệu, trừ nhà xuất bản Chính trị Quốc gia được dùng ngân sách. Chất lượng thơ ra thị trường phải có tiêu chí. Sách kém chất lượng chỉ được in số lượng ít. Qua số lượng người mua cũng biết được thứ hạng chất lượng của cuốn sách - Nghe dư luận giới phê bình... Dựa vào tên tuổi các nhà văn đã thành danh... Việc này đang thiếu sự bền vững.
Theo nhà thơ Lê Thị Mai, trước thực tế, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 mạng di động 5G phủ sóng 99% dân số và sẵn sàng triển khai thử nghiệm mạng 6G. Từ thành tựu này, người dân qua các thiết bị điện thoại, điện tử đã được hưởng thụ thỏa mãn về tin tức, đáp ứng mọi nhu cầu kiến thức cần thiết về kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, xã hội, y tế, thể thao, giải trí và cả thương mại... trong đó nhu cầu thưởng thức văn chương cũng khá nhiều và thu hút một lực lượng người đọc đông đảo. Tuy nhiên, hình thức đọc ấy là đọc trên trang mạng chứ không phải đọc trên trang sách giấy.
Cho nên việc đọc sách giấy với tất cả lĩnh vực kiến thức, ở Việt Nam còn quá ít, càng ngày càng ít. Theo một khảo sát được công bố, Việt Nam chỉ có 30% số người đọc sách giấy thường xuyên, 44% thỉnh thoảng đọc sách và 26% không đọc sách. Còn theo Viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trưởng, trả lời câu hỏi sử dụng thời gian rảnh để làm gì; 41% bạn trẻ trả lời là lên mạng, 20 % xem phim; 16,7 % nghe nhạc, và 15% là đọc sách. Việc đọc sách quá khiêm tốn đặt ra vấn đề, Nhà văn (người viết nói chung) phải sáng tạo đích thực và nghiêm túc. Cuốn sách viết ra phải có ý nghĩa nhiều tới đời sống của công chúng, phải góp phần làm thay đổi lối sống con người, thay đổi bộ mặt xã hội hướng tới chân thiện mỹ, chống cái ác và cái xấu xa. Góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn. Đồng thời người viết cũng phải có tài năng về nghệ thuật để thu hút người đọc. Đặt ra mối quan hệ giữa người viết- nhà xuất bản- nhà in, nhà văn Lê Thị Mai cho rằng, cần có sự thay đổi trong quan niệm, thẩm định và chiến lược xuất bản.
Để tác phẩm đến được với độc giả, Nhà xuất bản giữ vai trò nâng đỡ cuốn sách ra đời cần có tính kỷ luật, đội ngũ biên tập vững tay nghề đề không bỏ sót tác phẩm hay; nhà in cần nghiêm túc trong kiểm duyệt tác phẩm, chịu trách nhiệm đến cùng với nội dung tác phẩm...
Làm rõ hơn mối quan hệ giữa ba nhà: Nhà văn- Nhà xuất bản- Nhà in, tại các tham luận của nhà thơ Bằng Việt; Vũ Nho; Nguyên Hùng; Nguyễn Ngọc Thiện... đã khẳng định đây là mối quan hệ tương hỗ và cực kỳ quan trọng để tác phẩm đến được với bạn đọc, từ đó góp phần nâng cao văn hóa đọc.
![]() |
Gian trưng bày những tác phẩm văn học tại Tọa đàm |
Hiện, văn hóa đọc ở Việt Nam đang có nhiều tiềm năng phát triển, nhưng vẫn cần sự chung tay của toàn xã hội để khuyến khích thói quen đọc sách và xây dựng một cộng đồng yêu sách mạnh mẽ hơn. Thị trường in và phát hành sách văn học tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, nhưng cũng mở ra những cơ hội mới. Do đó, sự chuyển dịch trong thị hiếu độc giả, xu hướng tự xuất bản và nỗ lực quốc tế hóa sách Việt được xem là những yếu tố quan trọng định hình bức tranh toàn cảnh của ngành xuất bản văn học nước nhà hiện nay. Đây cũng chính là thông điệp tọa đàm Nâng cao hiệu quả liên kết giữa nhà văn, nhà xuất bản và nhà in khẳng định và hướng tới.