Chuyên đề

Trần Tiến: người sáng lập thể ký tự thuật trong văn xuôi Việt Nam

Tư liệu
09:21 | 26/11/2016
Trần Tến người làng Điền Trì, tỉnh Hải Dương. Ông sinh giờ Dần ngày 18/11/năm Kỷ Sửu (1709), tên tự là Khiêm Đường, cũng có tên tự khác là Hậu Phủ, tên hiệu là Cát Xuyên, là con Tiến sĩ, Tham tụng Lễ bộ thượng thư - Diệu Quận Công Trần Cảnh, nhà nông học đầu tiên của Việt Nam. Ông đỗ tiến sĩ năm Mậu Thìn (1748), làm quan Công bộ Hữu Thị lang, Phó đô Ngự sử, tước Sách Huân Bá, là nhà sử học và nhà văn lớn ở thời Lê, tác giả các bộ sách: Đăng khoa lục sưu giảng (sử) Cát Xuyên thi tập (thơ) Cát Xuyên tiệp bút (ký) Niên phả lục (ký) Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi (ký, biên khảo)…
aa

Trần Tiến người làng Điền Trì, tỉnh Hải Dương. Ông sinh giờ Dần ngày 18/11/năm Kỷ Sửu (1709), tên tự là Khiêm Đường, cũng có tên tự khác là Hậu Phủ, tên hiệu là Cát Xuyên, là con Tiến sĩ, Tham tụng Lễ bộ thượng thư - Diệu Quận Công Trần Cảnh, nhà nông học đầu tiên của Việt Nam. Ông đỗ tiến sĩ năm Mậu Thìn (1748), làm quan Công bộ Hữu Thị lang, Phó đô Ngự sử, tước Sách Huân Bá, là nhà sử học và nhà văn lớn ở thời Lê, tác giả các bộ sách: Đăng khoa lục sưu giảng (sử) Cát Xuyên thi tập (thơ) Cát Xuyên tiệp bút (ký) Niên phả lục (ký) Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi (ký, biên khảo)…

Văn học trung đại Việt Nam, mở đầu từ năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, mở ra kỷ nguyên độc lập và phát triển của nhà nước Phong kiến Việt Nam 920 năm, đến năm 1858 thì bị người Pháp xâm lược. Thành tựu rực rỡ nhất của văn học thời kỳ này là thơ, có nhiều thi phẩm kiệt xuất từ thời Lý, Trần. Nhưng thể ký trong văn xuôi Việt Nam, phải đến năm 1755 mới xuất hiện, với tập ký đầu tiên là Công dư tiệp ký của Vũ Phương Đề. 9 năm sau (1764), tập kí thứ 2 mới ra đời, là Niên phả lục của Trần Tiến. PGS - TS Nguyễn Đăng Na đánh giá: đây là “bộ sách có giá trị lớn, nó đánh dấu một mốc quan trọng trên con đường phát triển văn xuôi tự sự Việt Nam, đặc biệt về thể ký…” Với thành tựu quan trọng đó, Trần Tiến đã “mở ra cho mình một lối viết riêng, không giống bất cứ một ai trước đó, đồng thời đặt nền móng cho những người đi sau noi theo, như Lê Hữu Trác, Phạm Đình Hổ…” (Lời giới thiệu Niên phả lục, Nxb Văn học, 2003).


Mười hai ngày đêm B52

Mười hai ngày đêm B52

Baovannghe.vn - Chúng tôi có một chuyến đi Quảng Ninh, anh Vũ Tú Nam, Phó Tổng biên tập báo Văn nghệ, Phan Thanh Nam, Hoài An, Võ Huy Tâm và tôi. Lái xe của báo Văn nghệ lúc đó là anh Châu, bí danh ở phường là Châu tùn tin, vì anh có một bà vợ rất tháo vát, đảm đang, nhưng rất béo.
Kiến trúc Việt: Dấu ấn 50 năm - một hành trình sáng tạo

Kiến trúc Việt: Dấu ấn 50 năm - một hành trình sáng tạo

Baovannghe.vn - Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), Hội Kiến trúc sư Việt Nam đã vinh danh tác giả của 50 công trình kiến trúc tiêu biểu của 34 tỉnh, thành phía Nam.
Bộ VHTT&DL: Sớm xây dựng 2 Đề án và Chiến lược chuyển đổi số báo chí

Bộ VHTT&DL: Sớm xây dựng 2 Đề án và Chiến lược chuyển đổi số báo chí

Baovannghe.vn - Trong quý II/2025 Bộ VHTT&DL cho biết, sẽ lập hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2015/NĐ-CP ngày 7/9/2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại; tiếp tục xây dựng 2 Đề án và Chiến lược chuyển đổi số báo chí trong năm 2025.
"30 tháng 4 năm 1975" - một tượng đài chiến thắng, một tượng đài thơ

"30 tháng 4 năm 1975" - một tượng đài chiến thắng, một tượng đài thơ

Baovannghe.vn - Chiến thắng 30 tháng 4 năm 1975 làm bùng nổ mọi nguồn cảm hứng, mọi tâm tư tình cảm, mọi dồn nén cảm xúc, mọi khát vọng, mọi trông ngóng, chờ đợi. Nó như một hiện tượng động đất cực lớn tạo nên những cơn địa chấn, sóng thần, giông bão cho văn học nói chung, thơ ca nói riêng.
Bản tin Văn nghệ ngày 28/4/2025

Bản tin Văn nghệ ngày 28/4/2025

Baovannghe.vn - Khai trương Trung tâm Báo chí phục vụ Đại lễ Kỷ niệm 30/4; Chiếu phim 3D Mapping "Câu chuyện Đà Nẵng" tại mặt tiền Bảo tàng Đà Nẵng; “Hành trình từ Đất đến Gốm” là những tin chính trong Bản tin Văn nghệ ngày 28/4.