Sau 6 tháng phát động, BTC cuộc thi đã nhận được 517 bài dự thi đạt giải cao tại Vòng sơ khảo từ 60 tỉnh/thành, Hội Người mù Việt Nam, các trường đại học/học viện thuộc Bộ Quốc phòng và 43 trường cao đẳng, đại học/học viện trên cả nước tham gia Vòng chung kết.
BTC trao giải cho các thí sinh đoạt giải tại cuộc thi. |
Vòng sơ khảo cuộc thi đã thu hút 1.686.865 học sinh, sinh viên từ gần 9.200 cơ sở giáo dục tham gia. Một số tỉnh/thành và đơn vị đã triển khai cuộc thi sớm, có số lượng bài dự thi đông và đạt chất lượng như: Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng, Hà Tĩnh. |
Ghi nhận từ Hội đồng chấm Chung khảo, nhiều bài dự thi được chuẩn bị công phu, đảm bảo chất lượng cả về nội dung và kỹ thuật trình bày, có tác dụng giáo dục lớn và có hiệu ứng tốt đối với người xem; nhiều ý tưởng hay, độc đáo, mới lạ đã được đề xuất để khuyến khích học sinh, sinh viên và mọi người đọc sách; nhiều câu chuyện cảm động, cuốn sách hay đã được chia sẻ. Các em đã thể hiện niềm say mê và dành nhiều tâm huyết để thực hiện bài dự thi. Một số video dự thi đã sử dụng thêm ngôn ngữ ký hiệu, phụ đề tiếng Anh làm tăng khả năng lan tỏa các chia sẻ và thông điệp khuyến khích mọi người cùng đọc sách.
Sau hai vòng chấm công tâm, Ban tổ chức Cuộc thi tiến hành trao các giải tập thể; 4 giải Danh hiệu Đại sứ văn hóa đọc tiêu biểu, 8 giải Nhất, 16 giải Nhì, 32 giải Ba, 64 giải Khuyến khích và giải Chuyên đề cho các bài thi xuất sắc nhất.
Phát biểu tại lễ trao giải, Thứ trưởng, Bộ VH,TT& DL Trịnh Thụy Thủy đề nghị các cơ quan liên quan tiếp tục nâng cao chất lượng cuộc thi, đổi mới về hình thức và nội dung; mở rộng đối tượng tham dự cuộc thi góp phần xây dựng phong trào đọc ngày càng rộng rãi, thiết thực. Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đề nghị các đại sứ văn hóa đọc tiêu biểu và các cá nhân đạt giải thưởng cần nâng cao chất lượng, hình ảnh, trách nhiệm của mình, tiếp tục phát huy khả năng, truyền cảm hứng, niềm đam mê đọc sách trong cộng đồng. Bởi, Phát triển văn hóa đọc là việc luôn cần thực hiện với sự kiên trì trong một thời gian dài. Cốt yếu là cần xuất phát từ sự nhiệt huyết, thực tâm, có tầm, tôn trọng sở thích lành mạnh của cá nhân, lợi ích của tổ chức vì mục đích chung chấn hưng văn hóa đọc.
----------
Bài viết cùng chuyên mục