Văn hóa nghệ thuật

Ngẫm về xu thế văn hóa đọc

Nguyễn Thị Thu Hà
Sách
18:01 | 16/07/2024
Có thể nói văn hóa đọc bao hàm những ứng xử tác động tới sản phẩm sách: từ ý thức đọc cho tới hành động mua, cách đọc, không gian, môi trường để đọc đến các lễ hội, sự kiện về sách… Trong những năm trở lại đây, thường thấy người ta nói một câu quen thuộc: Văn hóa đọc xuống cấp!
aa

1/Thật sự là cần phải xem nó xuống cấp ở chỗ nào? Hay chỉ vì các tác giả tặng sách ít người đọc, ít người quan tâm tới việc bỏ tiền ra mua sách để mang về đọc, hoặc số lượng thẻ thư viện ở các địa phương đang ngày một giảm…?

Ngẫm về xu thế văn hóa đọc
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh ký tặng bạn đọc nhỏ trong một sự kiện về sách. Ảnh: HOÀNG HOA

Đi tìm hướng mới cho sách - đầu ra cho sản phẩm sách thì có nhiều nguyên nhân được đưa ra về sự sụt giảm mua sách, tích sách trong nhà. Cuối cùng mọi sự bàn luận đều vẫn nhận lại sự im lặng của những cuốn sách nằm nguyên trên giá. Sự ế ẩm của sách, sự khó khăn của các nhà xuất bản, sự buồn nản của những tác giả viết… và sự im lặng của giới độc giả.

Đặt trong hoàn cảnh sự im lặng của cuộc đối thoại với văn hóa đọc thì cần xét đến nhiều điều kiện. Phải tìm được cái gì là then chốt, cái gì là đang đóng đinh sự im lặng đó, cái gì giữ chân cho sự đọc bị chậm lại…

Chúng tôi thuộc thế hệ 7X, khi tôi khoảng 10 tuổi, lúc đó vào những năm 80-90, nhà ai có tivi là sang nhất phố. Những đứa trẻ được điểm tốt sẽ được bố mẹ thưởng cho cuối tuần đi mua truyện đọc. Mượn sách là phong trào. Sách ở đây chủ yếu là văn học, văn hóa, thường thức đời sống, còn sách chính trị, sách kỹ thuật- khoa học, chuyên ngành thì ở trong thư viện vì đó là sách quý hiếm; báo chí lúc đó cũng chỉ có vài chục đầu báo, việc trao đổi thông tin rất hạn chế… Việc đọc thể hiện khao khát thông tin, khao khát được trang bị thêm kiến thức mới. Khi có cuốn sách đúng với sở trường của mình thì đọc ở đâu không quan trọng, đọc trộm trong lớp học, đọc dưới gốc cây, đọc dưới ánh sáng đèn dầu, đọc trong nhà vệ sinh… Sách in bằng giấy đen xì. Đọc xong và nhớ nội dung ngay. Phải chăng đó là thời kỳ hoàng kim về văn hóa đọc? Nhiều người thế hệ đi trước vẫn đang hoài niệm về một thời thanh xuân đó.

2/ Chuyển qua giai đoạn khi internet phát triển và thông tin được truyền tải trên các tín hiệu sóng, và phổ biến hơn cảnh ế ẩm sách trên giá bán. Sách ngày càng được in ấn đẹp về hình thức. Không nói tới các hiện tượng mua sách khi cuốn sách gây bão bằng cả những hiệu ứng tiêu cực và tích cực bởi quảng bá truyền thông. Một sự thật, đọc sách là cách để tiếp cận, tìm hiểu thông tin. Vậy thì cuốn sách mà người ta đọc phải trả lời được nhu cầu cho người đọc. Một chiếc điện thoại thông minh tích hợp trên đó nhiều tính năng như truyền tin báo chí điện tử, thông tin cập nhật hằng giờ thì việc ngồi nhẩn nha đọc sách, tra cứu như xưa đang “chiếm đoạt” thời gian của người ở độ tuổi lao động được xem như một sự đương nhiên.

Ngẫm về xu thế văn hóa đọc
Trong thời đại số hóa, vẫn cần nhiều cách làm sáng tạo để thu hút bạn đọc sách theo lối truyền thống - Ảnh: TN

Như vậy văn hóa đọc không phải xuống cấp mà đang chuyển dạng để đọc thì đúng hơn. Trẻ em ở tuổi thiếu niên vẫn mua truyện của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh để đọc; lứa tuổi đang yêu vẫn tìm những cuốn sách dạy cách chinh phục trái tim đối tượng để mua, người trồng hoa, trồng cây cảnh vẫn tìm mua những cuốn sách kỹ thuật trồng cây… Nhưng khi đã lướt ngón tay trên điện thoại hỏi trong google là có câu trả lời về vấn đề họ cần tìm hiểu thì họ không cần dành thời gian ra hiệu sách mua sách để về mở ra đọc.

Có lẽ văn hóa đọc ở đây vẫn là sự tiếp nạp thông tin, kiến thức theo nhu cầu của mỗi người. Chúng ta đang tổ chức nhiều hoạt động tích cực để tôn vinh sách, tôn vinh tác giả, cũng như mong vẽ lại cảnh “thần tiên” thơ mộng trong vườn đọc sách để thay đổi tính ì của người đọc, kích thích họ đọc. Nhưng người đọc thời nay khi cầm một tờ báo, cũng đang có hiện tượng chỉ tìm những thông tin cần thiết để đọc chứ không còn đọc hết các thông tin trên tờ báo đó. Và báo giấy đang sụt giảm về số lượng in, chuyển dần sang hình thức trang báo điện tử. Khi có trang báo điện tử rồi thì thông tin trên báo giấy được rút ngắn chuyển lên trang điện tử, nghiễm nhiên người đọc vẫn tiếp cận được thông tin và chẳng phải chạy đi đâu mua cả. Tiền thuê bao nhà mạng sẽ tự động trừ vào tài khoản hằng tháng.

Việc phát triển sách điện tử, báo chí điện tử đang là xu thế của thời đại. Cuộc sống như một vòng tròn xoắn ốc, càng lên cao càng thu hẹp lại. Nhưng rồi vòng tròn văn hóa lại được giãn nở theo nhu cầu riêng của thời đại. Văn hóa đọc nhìn ở một góc độ nào đó, vẫn đang theo định luật Bảo toàn năng lượng.

Theo Nguyễn Thị Thu Hà - Báo Thời Nay

Ngẫm về xu thế văn hóa đọc và sự tiếp nạp thông tin, kiến thức Phát triển văn hóa đọc, xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời Một cách chấn hưng văn hóa đọc ở nông thôn Ban hành Quy chế Giải thưởng Phát triển văn hóa đọc Đà Nẵng tôn vinh văn hóa đọc và hướng tới kỷ niệm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
nhandan.vn
Thời tiết ngày 20/9: Thanh Hóa - Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn diện rộng

Thời tiết ngày 20/9: Thanh Hóa - Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn diện rộng

Baovannghe.vn - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ đêm 19/9 - 20/9, mưa lớn xảy ra tại khu vực từ Thanh Hóa - Quảng Trị
Báo Văn nghệ nhận Tặng thưởng của Ban Bí thư về hoạt động tuyên truyền lý luận, phê bình VHNT năm 2023

Báo Văn nghệ nhận Tặng thưởng của Ban Bí thư về hoạt động tuyên truyền lý luận, phê bình VHNT năm 2023

Baovannghe.vn - Tối ngày 19.9.2024 Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức lễ trao Tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình VHNT năm 2023, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội)
Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Baovannghe.vn - Đọc truyện: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Baovannghe.vn - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Trong số các nhà văn nữ Việt Nam đương đại, nhà văn Vũ Thanh Lịch, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình, là cây bút văn xuôi có nội lực sung mãn. Chị là tác giả của nhiều truyện ngắn hay, ghi dấu trong lòng bạn đọc mà “Nhà Thánh” - giải nhất Cuộc thi truyện ngắn Lửa mới 2018-2019 do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức là một minh chứng tiêu biểu.