Diễn đàn lý luận

Triết lý Giáo dục trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Hồng Phúc
Lý luận phê bình 11:00 | 13/05/2025
Baovannghe.vn - Hội thảo khoa học quốc gia “Bác Hồ với giáo dục, giáo dục với Bác Hồ”do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, giao cho Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức sáng 12/5
aa

Dự hội thảo có ông Nguyễn Trọng Nghĩa – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương; Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cùng các chuyên gia, nhà khoa học.

Triết lý Giáo dục trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Hội thảo khoa học quốc gia “Bác Hồ với giáo dục, giáo dục với Bác Hồ”do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, giao cho Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức sáng 12/5

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Trọng Nghĩa khẳng định, hệ thống tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo, phương pháp, phong cách giáo dục hiện đại mà đậm đà giá trị truyền thống của Người, thực sự là nền tảng, kim chỉ nam định hướng, dẫn dắt tiến trình xây dựng, phát triển nền giáo dục, văn hóa, đất nước và con người Việt Nam.

Đó là triết lý “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Đó là tầm nhìn “Một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em. ”Đó là phương châm: “Nếu không chịu khó học thì không tiến bộ được. Không tiến bộ là thoái bộ”; “Muốn biết thì phải thi đua học. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm.” Đó là phương pháp “Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân.” Đó là mục đích: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, phụng sự giai cấp và nhân dân, phụng sự Tổ quốc và nhân loại.”

Theo Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, trong chặng đường 80 năm kể từ ngày thành lập nước, nhất là gần 40 năm thực hiện công cuộc Đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn nhận thức sâu sắc, kiên định quán triệt và thực hiện tư tưởng, phương pháp, phong cách Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo, với chủ trương xuyên suốt coi “giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước.”

Nền giáo dục và đào tạo Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong sự nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần tạo nên những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của đất nước.

Triết lý Giáo dục trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Ông Nguyễn Trọng Nghĩa – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phát biểu tại hội thảo. Ảnh GDTĐ

Với ý nghĩa quan trọng của hội thảo, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đề nghị, tập trung thảo luận một số nội dung trọng tâm:

Thứ nhất, phân tích, luận giải và làm sâu sắc hơn ý nghĩa, giá trị trường tồn của tư tưởng, phương pháp, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo, phát triển toàn diện con người, giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên.

Thứ hai, đúc rút những bài học quý từ tư tưởng, phương pháp, phong cách của Bác về giáo dục và đào tạo để lan tỏa, vận dụng vào công tác quản lý, dạy và học. Qua đó, nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam về đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thẩm mỹ, thể lực, kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp.

Đồng thời, phát huy tinh thần tự học, học tập suốt đời để mỗi cán bộ, đảng viên và người dân, nhất là thế hệ trẻ dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám hy sinh vì lợi ích chung.

Thứ ba, hiến kế, đề xuất các giải pháp nhằm khơi thông những điểm nghẽn, giải quyết những vấn đề then chốt nhất trong giáo dục và đào tạo, để tư vấn, tham mưu Bộ Chính trị ban hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả nghị quyết về đột phá phát triển giáo dục và đào tạo, tạo nên cuộc cách mạng về phát triển giáo dục và đào tạo, đưa đất nước vững vàng bước vào kỷ nguyên mới.

Trước đó, phát biểu đề dẫn hội thảo, GS.TS Hoàng Anh Tuấn – Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) nhấn mạnh, Hội thảo nhằm khẳng định và làm sâu sắc hơn giá trị tư tưởng, sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giáo dục Việt Nam.

Đây là dịp để ôn lại, nghiên cứu và trao đổi về những nội dung cốt lõi trong bức thư Bác Hồ gửi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo cách đây 80 năm, đồng thời nhấn mạnh vai trò quan trọng của giáo dục trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Thông qua Hội thảo, các nhà khoa học, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và học sinh, sinh viên tiếp tục nhận thức sâu sắc hơn về tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo; Từ đó vận dụng vào thực tiễn công tác dạy và học, góp phần đẩy mạnh thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Kết luận 91-KL/TW của Bộ Chính trị ngày 12/8/2024 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Tham luận tại hội thảo, Giáo sư, Tiến sỹ Phùng Hữu Phú, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn: Tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh mang tầm nhìn vượt thời đại, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đất nước và dự báo tương lai. Đặc biệt, những vấn đề cốt lõi của tư duy giáo dục hiện đại đang được bàn thảo hôm nay, về bản chất được thể hiện trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục cách đây hơn nửa thế kỷ, với cách biểu đạt giản dị, rất Việt Nam và vô cùng sâu sắc.

Giáo sư, Tiến sỹ Phùng Hữu Phú cho rằng, trước hết, cần hướng giáo dục, đào tạo phục vụ trực tiếp, hiệu quả yêu cầu phát triển tăng tốc, bứt phá của đất nước trong kỷ nguyên mới. Ngoài ra, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có phẩm chất, năng lực, thật sự là chủ thể kiến tạo kỷ nguyên mới. Cùng với đó, đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa, quốc tế hóa giáo dục, đào tạo; đưa giáo dục Việt Nam trở thành nền giáo dục tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, có những đóng góp nổi bật vào hệ giá trị giáo dục toàn cầu.

Tại hội thảo, phát biểu ghi nhận những ý kiến đóng góp qua tham luận của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, các tham luận thể hiện tâm huyết, trí tuệ, khoa học của các đại biểu; ngành Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục thấm nhuần, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục toàn diện, tinh thần tự học, học tập suốt đời.

Bộ trưởng nhìn nhận, những vấn đề đặt ra đối với ngành Giáo dục trong thời gian tới cũng được nhận thức sâu sắc hơn, trong đó cần tiếp tục nhận thức và triển khai hiệu quả một số nhiệm vụ:

Thứ nhất, tiếp tục nghiên cứu, làm sáng rõ thêm di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục.

Thứ hai, làm theo, thực hiện và phát huy tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh trong việc xây dựng xã hội học tập và việc học tập suốt đời, thúc đẩy tinh thần tự học.

Thứ ba, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nhất là giáo dục đạo đức, lối sống, lý tưởng cách mạng, xây dựng thế hệ công dân mới phát triển toàn diện cả đức - trí - thể - mỹ.

Thứ tư, tiếp tục chăm lo, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, xem đây là nhân tố quyết định sự thành công của công cuộc đổi mới. Xây dựng đội ngũ nhà giáo cần mẫu mực, theo tinh thần “mỗi thầy cô giáo phải là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo”, với tinh thần và phẩm chất dấn thân và hy sinh, dù khó khăn tới đâu cũng phải ra sức thi đua dạy tốt, học tốt.

Được biết, sau hội thảo, trong thời gian tới, ngành giáo dục tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo: Thành tựu, bài học kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra đối với ngành Giáo dục qua 80 năm hình thành và phát triển gắn với quá trình đổi mới của đất nước. Đồng thời, đề xuất giải pháp đột phá trong vận dụng, phát triển sáng tạo nội dung, giá trị tư tưởng, triết lý của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục đào tạo gắn với việc tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam.

Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Baovannghe.vn - Từ 7h sáng ngày 24/5, Lễ viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.
Một cuộc - Thơ Đỗ Thượng Thế

Một cuộc - Thơ Đỗ Thượng Thế

Baovannghe.vn- Đôi khi bộ cánh của ngày/ xếp xó/ cười cười/ mơ mớ
Cây đa đầu xóm. Tản văn của Mai Phương

Cây đa đầu xóm. Tản văn của Mai Phương

Baovannghe.vn - Mỗi lúc, sau những chuyến đi công tác trở về nhà, tôi lại thèm ngả mình trên cái võng mắc dưới gốc đa ấy. Tụi nhỏ cứ bảo mẹ thật cổ lỗ, ước gì chẳng ước lại ước nằm gốc đa.
Chẳng còn gì để tiếc nuối - Thơ Châu Hoài Thanh

Chẳng còn gì để tiếc nuối - Thơ Châu Hoài Thanh

Baovannghe.vn- Cánh cửa sổ mở ra chiếc gương soi trên bàn trang điểm/ tiếng chim vẽ giấc mơ líu lo
Nguyễn Nhuận Hồng Phương: Cây bút tiểu thuyết bền bỉ, vững vàng

Nguyễn Nhuận Hồng Phương: Cây bút tiểu thuyết bền bỉ, vững vàng

Baovannghe.vn -Nói về văn xuôi đương đại tỉnh Vĩnh Phúc, tôi nhớ ngay đến “tứ đại văn nhân” gồm các tên tuổi: Ngô Văn Phú, Hà Đình Cẩn, Xuân Mai và Nguyễn Nhuận Hồng Phương. Cái duyên văn chương cho tôi cơ may được gặp cả bốn nhà văn của vùng đất cổ trung du này, thành bạn cầm bút của bốn người.