Diễn đàn lý luận

“Tư liệu Hán Nôm: sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu và khai thác” những vấn đề đặt ra

Nguyệt Anh
Lý luận phê bình 16:00 | 08/05/2025
Baovannghe.vn - Ngày 7/5, Viện Thông tin Khoa học xã hội (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Tư liệu Hán Nôm: sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu và khai thác”. Hội thảo có sự tham gia của nhiều học giả, các nhà nghiên cứu đến từ các viện nghiên cứu trong nước và quốc tế.
aa

Với mong muốn đưa Kho tư liệu Hán Nôm vào đời sống, phục vụ hoạt động nghiên cứu trong lĩnh vực KHXH và nhân văn, mở rộng khả năng kết nối các cơ sở dữ liệu về tư liệu Hán Nôm đang lưu giữ ở nhiều nơi trên thế giới, nâng cao khả năng khai thác, quảng bá tư liệu Hán Nôm, Viện trưởng 4 cơ quan là Viện Thông tin KHXH, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Triết học thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam và Viện Nghiên cứu Văn Triết Trung Quốc (thuộc Viện Nghiên cứu Trung ương Đài Loan (Trung Quốc)) đã thống nhất chủ trương tổ chức chuỗi hội thảo quốc tế thường niên về tư liệu Hán Nôm luân phiên giữa 4 cơ quan, ưu tiên Viện Thông tin KHXH đăng cai tổ chức hội thảo đầu tiên để chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Viện Thông tin KHXH (8/5/1975 - 8/5/2025).

“Tư liệu Hán Nôm: sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu và khai thác” những vấn đề đặt ra
Đại biểu tham dự hội thảo

Xuất phát từ thực tiễn, nhận thức về tư liệu Hán Nôm còn khá mờ nhạt, thậm chí mang tính chuyên ngành, việc tổ chức hội thảo là một bước quan trọng để cung cấp cái nhìn toàn cảnh và đánh giá tầm quan trọng về lịch sử của kho tư liệu quý hiếm nhưng còn hạn chế về số lượng các nhà nghiên cứu có khả năng khai thác sâu nhằm làm rõ hơn giá trị của tư liệu cổ, đồng thời đưa ra những sáng kiến bảo quản, khai thác như một kênh đem lại giá trị kinh tế trong lộ trình phát triển công nghiệp văn hóa.

Đã có gần 40 bài viết của các nhà nghiên cứu, học giả, chuyên gia ở Việt Nam và quốc tế đến từ nhiều viện nghiên cứu, trường đại học có uy tín ở các quốc gia trên thế giới và các vùng, miền khác nhau ở Việt Nam và được chia theo các phiên gồm: Phiên toàn thể, Phiên “Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm Nho giáo và lịch sử - địa lý” và Phiên “Sưu tầm, bảo quản, và khai thác tư liệu Hán Nôm” tổ chức song song vào buổi sáng. Đồng thời, phiên “Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm Phật giáo và Đạo giáo” và Phiên "Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm văn học, tục lệ, thần tích - thần sắc và văn bia” tổ chức song song vào buổi chiều để tối đa hóa cơ hội cho các nhà nghiên cứu trình bày tham luận và trao đổi, thảo luận tại hội thảo.

Theo ThS. Nguyễn Thị Minh Trung, Viện Thông tin KHXH Việt Nam, cho biết, trong nhiều năm qua, Viện đã có nhiều dự án hợp tác quốc tế trong bảo quản, khai thác kho tư liệu Hán Nôm. Bà Trung cũng cho biết, một số dự án hợp tác quốc tế trong hoạt động bảo quản và khai thác các kho tư liệu cổ quý hiếm được thực hiện giữa Viện và các tổ chức, trường đại học ngoài nước trong hai thập niên qua như Dự án VALEASE (Pháp) số hóa tài liệu tiếng Pháp; Dự án Đánh giá và bảo tồn di sản tư liệu Hán Nôm của EFEO (Đại học Temple, Mỹ); Chương trình hợp tác trao đổi dữ liệu với Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Đại học Kyoto (Nhật Bản); Dự án Thư viện ảnh số hợp tác với EFEO Paris (Pháp)... đã góp phần hiệu quả trong bảo quản, phát huy giá trị các tư liệu cổ... Từ những dự án hợp tác, bà Trung đã đưa ra cách thức phát triển hoạt động hợp tác quốc tế, tìm kiếm các nguồn tài trợ trong tương lai để thực hiện công tác bảo quản và quảng bá giá trị các kho tư liệu cổ quý hiếm, trong đó có Kho tư liệu Hán Nôm của Viện.

Đứng ở góc độ nghiên cứu, TS Nguyễn Tô Lan, Viện Triết học cho biết, Viện Thông tin KHXH thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam được giao quản lý một hệ thống các loại hình tài liệu Hán Nôm bao gồm thần tích - thần sắc, hương ước, sắc phong và sách Hán Nôm. Trong đó, sưu tập sách Hán Nôm được hình thành từ hai nguồn chính là thừa tiếp phần còn lại của Học viện Viễn Đông Bác cổ Pháp sau khi chuyển giao phần lớn cho Viện Nghiên cứu Hán Nôm và sách do Giáo sư Nguyễn Sĩ Lâm biếu tặng sau này. Tổng có khoảng 3.500 cuốn tư liệu từ cả hai nguồn. Qua đối chiếu các nghiên cứu phân tích loại trừ các sách không thuộc phạm vi sách Hán Nôm như sách Trung Quốc, Nhật Bản và các tài liệu khác không phải là sách trong bộ sưu tập này, bà Lan cho biết, với sưu tập sách Hán Nôm khác hiện được lưu trữ tại các đơn vị công lập Việt Nam hiện nay như tại các viện nghiên cứu khác tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam (ngoại trừ Viện Nghiên cứu Hán Nôm), các trường đại học, các trung tâm lưu trữ quốc gia, bảo tàng tỉnh... để đưa ra nhận định về khía cạnh lưu trữ và quản lý tư liệu giữa Viện Thông tin KHXH và các đơn vị này nên có thể thấy kho tư liệu vô cùng đa dạng.

Trước những nghiên cứu, phân tích dựa trên những cách tiếp cận khác nhau và những số liệu khoa học được cung cấp tại hội thảo của các nhà khoa học, đã góp phần tạo nên bức tranh đa màu sắc về giá trị của kho tư liệu Hán Nôm đang được lưu giữ tại Thư viện KHXH và các nơi khác ở Việt Nam cũng như trên thế giới mang giá trị lịch sử, văn học và tri thức độc đáo. Việc bảo quản, phát huy giá trị của di sản này cần được quan tâm và được đánh giá đúng nhằm gia tăng những giá trị của tư liệu quý trong đời sống văn hóa hiện nay. Đặc biệt là trong thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm năm 2045. Trong đó, thúc đẩy công nghiệp văn hóa ở tầm cao mới là nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu của ngành VHTT&DL.

Kho tư liệu Hán Nôm đang lưu giữ tại Thư viện KHXH có giá trị cao về độ phong phú của chủng loại tư liệu, là một bộ sưu tập thư tịch cổ với đa phần các văn bản có niên đại gần 100 năm, là bộ sưu tập tư liệu Hán Nôm lớn ở Việt Nam trong đó chứa đựng những tài liệu ở nơi khác không có (giá trị độc bản), có giá trị bổ sung, đối chiếu, so sánh với những tài liệu tương ứng tại các nơi lưu trữ khác.

Trước đó, năm 1980, sau khi Viện Nghiên cứu Hán Nôm được thành lập, phần lớn các sách Hán Nôm (khoảng hơn 16.000 quyển) đã được Viện Thông tin KHXH bàn giao cho Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

Đến thời điểm hiện tại tài liệu Hán Nôm còn lại tại Thư viện KHXH hiện nay gồm 7.029 đơn vị tài liệu chủ yếu là các loại tài liệu thần tích thần sắc, hương ước, thống kê thần sắc và một số tài liệu Hán Nôm chưa đăng ký, trong đó, kho Thần sắc Hán Nôm và kho Hương ước Hán Nôm là những kho tư liệu có lượng độc giả tra cứu nhiều nhất của Thư viện, chiếm 50% lượng độc giả đến thư viện hàng năm.

Ban Chỉ đạo Triển lãm thành tựu KT-XH chính thức có Quy chế hoạt động

Ban Chỉ đạo Triển lãm thành tựu KT-XH chính thức có Quy chế hoạt động

Baovannghe.vn - Quyết định số 65/QĐ-BCĐ ngày 22/5/2025 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo “Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh (02/9/1945 - 02/9/2025)” đã được Phó Thủ tướng Mai Văn Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo ký ban hành.
Nhà hát Chèo Việt Nam: Công diễn hai vở chèo cổ

Nhà hát Chèo Việt Nam: Công diễn hai vở chèo cổ

Baovannghe.vn - Nhà hát Chèo Việt Nam sẽ công diễn vở “Trương Viên” và “Súy Vân” vào tối 28/5 và 28/6 tại Rạp Kim Mã (71 Kim Mã, Hà Nội).
Khai mạc Festival Nhiếp ảnh quốc tế Việt Nam lần thứ 3 năm 2025

Khai mạc Festival Nhiếp ảnh quốc tế Việt Nam lần thứ 3 năm 2025

Baovannghe.vn - Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm phối hợp cùng Sở VHTT TP Huế đã Khai mạc Chương trình giao lưu, sáng tác Festival Nhiếp ảnh quốc tế Việt Nam lần thứ 3 năm 2025.
Triển lãm tranh màu nước "Bóng xưa sắc hoa"

Triển lãm tranh màu nước "Bóng xưa sắc hoa"

Baovannghe.vn - Chiều 23/5, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm Bóng xưa sắc hoa, giới thiệu các tác phẩm màu nước của GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính.
“Cello Fundamento 8”: Kỷ niệm 75 năm quan hệ hữu nghị Việt Nam - Rumani

“Cello Fundamento 8”: Kỷ niệm 75 năm quan hệ hữu nghị Việt Nam - Rumani

Baovannghe.vn - Tối 23/5 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân đã dự chương trình nghệ thuật Cello Fundamento 8 nhân kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Rumani (1950 - 2025) do Đại sứ quán Rumani tại Việt Nam phối hợp với Bộ VHTTDL tổ chức.